Các dấu hiệu của bệnh bướu tuyến giáp (bướu cổ) thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác. Khi có biểu hiện rõ nét, người mắc nhận ra thì bệnh đã chuyển biến nặng. Theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn về bệnh bướu cổ.
Các dấu hiệu của bệnh bướu tuyến giáp (bướu cổ) thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác. Khi có biểu hiện rõ nét, người mắc nhận ra thì bệnh đã chuyển biến nặng. Theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn về bệnh bướu cổ.
Bướu tuyến giáp hay còn gọi là bướu cổ hoặc bướu giáp là tình trạng phì đại bất thường của tuyến giáp - cơ quan nội tiết giống hình con bướm nằm ở đáy cổ ngay dưới yết hầu. Bướu thường không gây đau đớn nhưng ở kích thước lớn có thể gây khó chịu cho người bệnh mỗi khi nuốt và thở. Một số trường hợp đặc biệt là bướu giáp chìm (bướu cổ nhưng ở trong lồng ngực sau xương ức và ở dưới lưỡi).
Bướu tuyến giáp đang trở thành bệnh khá phổ biến trong những năm gần đây ở Việt Nam
Bệnh bướu cổ ít biểu hiện rõ ràng khiến nhiều người bỏ qua và không phải ai bị bướu tuyến giáp đều có xuất hiện triệu chứng. Dấu hiệu rõ ràng nhất mà hầu hết những bệnh nhân bị bướu tuyến giáp thường gặp là cổ phồng to. Một số biểu hiện khác của bệnh như là:
Có 3 loại bướu tuyến giáp đó là: Bướu cổ đơn thuần (lành tính), ác tính, rối loạn tuyến giáp (cường giáp, suy giáp).
Khoảng 80% bướu cổ là bướu cổ đơn thuần (hay thường gọi là bướu cổ lành tính). Đây là tình trạng bình giáp (không thay đổi hormone tuyến giáp), tuyến giáp chỉ có triệu chứng sưng to mà nguyên nhân không phải bị ung thư hay viêm nhiễm và cũng không có dấu hiệu tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp.
Trường hợp bệnh nhân bướu cổ lành tính nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh khá cao. Ban đầu, người bệnh bị bướu cổ lành tính sẽ thấy khối u di chuyển lên xuống mỗi khi nuốt. Nếu để bướu phát triển đến mức khó thở, khó nuốt và lồi ra ngoài ảnh hưởng tới thẩm mỹ, nặng hơn thì thêm triệu chứng phù mặt, lồng ngực căng phồng. Đối với bệnh nhân này thì có thể bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bướu.
Loại bướu ác tính hay còn gọi là ung thư giáp, thường gặp ở người trung niên thuộc nhóm bệnh nhân có bướu cổ đơn nhân. Biểu hiện ban đầu của ung thư giáp cũng chỉ sưng tuyến giáp. Đến khi bệnh nhân có triệu chứng khàn tiếng là bệnh đã ở giai đoạn muộn và không thể hồi phục được. Bên cạnh đó kèm theo một số trường hợp như: vùng da cổ bị thâm, sạm màu, nuốt khó và đau, sờ thấy hạch. Ung thư giáp có 2 dạng là giáp dạng nhú và giáp dạng nang, bệnh nhân mắc loại K này có thể xạ trị bằng iốt phóng xạ.
Nhận biết tuyến giáp bình thường và tuyến giáp bị sưng
Đối với bướu cường giáp là một loại bướu độc nhưng không ác tính, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng do cường giáp gây nên và chỉ số xét nghiệm chức năng tuyến giáp thay đổi. Loại điển hình của bướu cường giáp hay gặp là bệnh nhân bị lồi mắt, run tay, sợ nóng, ra nhiều mồ hôi ở tay, chân, mệt mỏi, dễ tiêu chảy, loại nặng nhất là basedow.
Người bệnh rất dễ mắc biến chứng nội tiết đa cơ quan nếu điều trị bệnh không kịp thời. Dù mắc loại bướu cổ nào, người bệnh cũng nên đi sớm nhất có thể để sàng lọc và điều trị kịp thời, không nên dùng vật để chọc, chích hay tác động vào vùng cổ bị sưng, nếu không sẽ khiến tuyến giáp bị viêm nhiễm, lâu ngày sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Thiếu hụt một lượng iốt nhất định là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bướu tuyến giáp. Cơ thể sẽ tự sản sinh hormone để bù đắp khi tuyến giáp không nhận được đầy đủ iốt thông qua việc ăn uống. Lúc này tuyến giáp sẽ phình to và xảy ra tình trạng bướu cổ. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác, có thể kể đến như:
Bệnh nhân mắc bệnh Hashimoto dễ bị bướu cổ
Bác sĩ có thể kiểm tra thể chất để phát hiện bệnh nhân có nguy cơ bị bướu cổ bằng cách nhìn cổ người bệnh khi nuốt nước bọt.
Một số phương pháp chuyên sâu để chẩn đoán bướu tuyến giáp như:
Siêu âm là phương pháp giúp chẩn đoán bướu cổ chính xác
Để có phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân bướu tuyến giáp, bác sĩ sẽ dựa vào kích thước của bướu, dấu hiệu, triệu chứng và nguyên nhân cơ bản. Hiện nay bướu cổ được điều trị bằng các phương pháp như sau:
Bệnh bướu tuyến giáp thường diễn biến âm thầm, theo thời gian sẽ gây biến chứng khó lường. Do đó việc phòng ngừa bệnh bướu tuyến giáp và tránh bị tái phát là rất cần thiết. Một số cách phòng ngừa bướu tuyến giáp đạt hiệu quả như là:
Chế độ ăn đủ iốt rất quan trọng trong việc phòng bệnh bướu cổ
Bướu tuyến giáp kiêng ăn gì luôn là thắc mắc của không chỉ người bị bướu cổ mà còn của gia đình họ. Người bị bướu cổ nên hạn chế ăn những loại thực phẩm ảnh hưởng đến tuyến giáp như: các loại rau cải, súp lơ,... bởi những rau này khi chưa nấu chín chứa nhiều goitrogens (yếu tố kích thích bướu phát triển). Bạn vẫn có thể ăn những loại rau này với lượng vừa phải, vì goitrogens bất hoạt khi nấu chín. Một số thực phẩm người mắc bướu cổ cần cắt giảm để giảm các triệu chứng cũng như phòng bệnh tái phát gồm: sữa và các chế phẩm từ đậu nành, chất kích thích, đồ ăn chứa goitrogenic, loại quả chứa sắc tố (nho, lê, cam,...) và nội tạng động vật.
Trên đây là những thông tin về bướu tuyến giáp. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang triển khai đa dạng gói khám sức khỏe định kỳ giúp bạn tầm soát bệnh lý, trong đó có bệnh bướu tuyến giáp. Nếu cần được tư vấn rõ hơn và đăng ký khám, quý khách có thể liên hệ Tổng đài 1900 1806.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.