Dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua

Chế Thị Thùy Linh

28-08-2020

goole news
16

Khi thai kỳ bước vào tuần thứ 37 trở lên bạn hãy sẵn sàng để chờ đón kỳ chuyển dạ sinh con. Dưới đây là những dấu hiệu chuyển dạ thực sự mà mẹ bầu cần nhớ để chuẩn bị tâm lý tốt nhất khi đón con yêu cũng như kịp thời thông báo cho người thân hỗ trợ đưa đi sinh cho kịp thời và an toàn.

Quá trình chuyển dạ được diễn ra như thế nào?

Vào những tuần cuối của thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi cả về cơ học lẫn sinh học để sẵn sàng cho việc chào đón thiên thần, còn gọi là chuyển dạ. Sự kết hợp của các cơn gò tử cung và mở cổ tử cung làm cho thai nhi và phần phụ của thai gồm bánh nhau, màng ối và dây rốn được đưa ra ngoài bằng đường âm đạo của người mẹ.

Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ sẽ giúp mẹ bầu chủ động về tâm lýNhận biết dấu hiệu chuyển dạ sẽ giúp mẹ bầu chủ động về tâm lý

Các dấu hiệu của chuyển dạ sẽ bắt đầu nhiều vào khoảng tuần 38- 42 của thai kỳ (nhưng chủ yếu là tuần 40). Do đó, vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý đến những biểu hiện của cơ thể để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn và gặp con.

Quá trình chuyển dạ của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào lực co bóp của cơn gò, tiểu khung chậu của mẹ và ngôi thai, kích thước thai nhi. Với những mẹ sinh con lần đầu thì cổ tử cung mở chậm hơn, tầng sinh môn rắn chắc hơn người sinh con lần 2 trở lên. 

Nếu sinh con so thì thời gian chuyển dạ sẽ trong 16- 24 giờ trong khi đó mẹ sinh con rạ chỉ mất khoảng 8- 12 giờ. Nếu thời gian chuyển dạ trên 24 giờ thì được gọi là chuyển dạ kéo dài.

  1. Giai đoạn 1: Xóa mở cổ tử cung

Xóa và mở cổ tử cung cho thấy quá trình chuyển dạ đang diễn ra mạnh mẽ, được tính từ lúc thực sự chuyển dạ đến khi cổ tử cung mở trọn. Khi cổ tử cung mở ở mức cao nhất nó sẽ tự động rút ngắn lại để thai nhi có thể di chuyển xuống âm đạo. Thời gian diễn ra trung bình là khoảng 15h trong đó thời kỳ tiềm thời là 8h và 7h còn lại là thời kỳ hoạt động.

Trừ trường hợp mẹ mổ lấy thai thì thời gian chuyển dạ sẽ được rút ngắn lại, còn không thì mẹ sẽ trải qua các thì chuyển dạ như sau:

  • Thì 1: Chuyển dạ sớm- lúc này cổ tử cung giãn mở khoảng 3cm, các cơn co tử cung kéo dài từ 30- 45 giây và sẽ diễn ra trong 20 phút hoặc sớm hơn.
  • Thì 2: Chuyển dạ tích cực- ở thì này tử cung mở được khoảng 7cm, các cơn co tử cung từ 40- 60 giây chỉ trong vòng 3- 4 phút.
  • Thì 3: Chuyển dạ chuyển tiếp- tử cung mở trọn 10cm, các cơn co tử cung từ 60- 90 giây và cách nhau từ 2- 3 phút.
  1. Giai đoạn 2: Giai đoạn sổ thai

Đây là giai đoạn em bé được sinh ra và bạn sẽ gặp con lần đầu tiên bên ngoài tử cung. Ở giai đoạn chuyển dạ này em bé sẽ đi vào âm đạo (ống đẻ) cùng với áp suất của buồng tử cung tăng lên trong mỗi cơn gò và cơn rặn của bạn em bé sẽ ra ngoài. Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 30 phút và nhiều nhất là 60 phút.

Hai yếu tố quan trọng trong giai đoạn này chính là sức mạnh của cơn gò và sự co bóp của các cơ thành bụng. Chính vì thế mà bạn cần tập co bóp cơ bụng để chủ động hơn, giúp giai đoạn chuyển ra suôn sẻ.

  1. Giai đoạn 3: Giai đoạn sổ nhau

Sổ nhau thai là giai đoạn cuối cùng trong quá trình chuyển dạSổ nhau thai là giai đoạn cuối cùng trong quá trình chuyển dạ

Giai đoạn bắt đầu từ khi em bé được sinh ra và kết thúc khi bánh nhau được sổ ra ngoài cùng với màng nhau và tử cung của bạn trống rỗng nên sẽ co lại ngay sau sinh.

Thời gian diễn ra quá trình này khoảng 15- 30 phút. Các cơn co thắt lúc này mẹ vẫn còn nhận thất nhưng yếu đi nhiều so với lúc đầu. 

Đến giai đoạn này bác sĩ và y tá sẽ đỡ lấy thiên thần của bạn, lau khô người và đặt lên bụng mẹ để da kề da. Mẹ chờ một chút để bác sĩ hoàn thành các bước chuyên môn như lấy bánh nhau và màng nhau ra để kiểm tra sự toàn vẹn, khâu tầng sinh môn,... và nghỉ ngơi cùng con yêu nhé.

Các dấu hiệu chuyển dạ dễ nhận biết

Dấu hiệu chuyển dạ sớm (Tiền chuyển dạ)

  • Bụng bầu tụt xuống, sa bụng: một vài tuần trước khi chào đời, em bé sẽ dịch chuyển dần xuống phía dưới trong khung xương chậu để sẵn sàng cho việc ra ngoài. Đầu em bé chèn ép bàng quang bạn nên sẽ thấy nặng nề và đi lại khó khăn hơn, nhưng ngược lại sẽ không bị khó thở và chứng ợ nóng cũng giảm đáng kể. Đây là những dấu hiệu sắp sinh con so vì sinh lần 2 trở lên dấu hiệu này mơ hồ, không rõ ràng.

Bụng bầu tụt xuống hay sa bụng là dấu hiệu nhận biết chuyển dạBụng bầu tụt xuống hay sa bụng là dấu hiệu nhận biết chuyển dạ

  • Ngừng tăng cân hoặc bị giảm cân: đây là biểu hiện bình thường, không ảnh hưởng đến cân nặng của con nên mẹ không cần lo lắng. Nguyên nhân là do lượng nước ối của bạn giảm xuống để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn.
  • Tiêu chảy nhẹ: do các cơ trong tử cung đang giãn gian chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Và cũng vô tình nó làm cho toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi trong đó có vùng trực tràng, dẫn tới bạn đi tiêu phân lỏng. Do đó nếu không ăn uống gì lạ, mất vệ sinh thì đâu có thể là dấu hiệu sắp sinh nên mẹ chuẩn bị sẵn tâm lý nhé.
  • Bị chuột rút, đau lưng nhiều hơn: nếu mẹ bị đau lưng, hai bên khớp háng gần như triệu chứng thường gặp trước và trong kỳ kinh nguyệt cùng với các cơn chuột rút thì là dấu hiệu bạn sắp chuyển dạ, lý do là bởi các cơ xương khớp ở vùng chậu và tử cung đang bị kéo căng để e bé chào đời.

Bị chuột rút, đau lưng cũng là dấu hiệu gần sinhBị chuột rút, đau lưng cũng là dấu hiệu gần sinh

  • Đại tiện, tiểu tiện nhiều hơn: thai nhi tụt xuống đè lên bàng quang nên kích thích bàng quang phía trước khiến mẹ luôn mót tiểu. Đồng thời nó cũng kích thích trực tràng phía sau làm mẹ cảm giác buồn đi đại tiện nhiều hơn bình thường.
  • Cơ thể trong trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ: đi tiểu nhiều lần, nhất là trong buổi đêm lại thêm cơ thể nặng nề, khó chịu khiến sản phụ thấy mệt mỏi và buồn ngủ, ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Cổ tử cung bắt đầu mở, xóa và ra dịch màu nâu, dấu hiệu này thường là xuất hiện vài ngày hoặc một vài tuần trước khi chuyển dạ thật sự.

Dấu hiệu chuyển dạ điển hình (Sắp sinh)

Chuyển dạ thực sự là biểu hiện rằng mẹ sắp sinh, dấu hiệu chuyển dạ tuần 38, 39, 40 thường là giống nhau như sau

Dấu hiệu sắp sinh trong vài giờDấu hiệu sắp sinh trong vài giờ

  • Những cơn đau bụng sẽ xuất hiện tăng dần theo thời gian, dịch nhầy màu hồng bung ra, sau mỗi cơn co tử cung bạn sẽ cảm thấy sự thúc xuống của ngôi thai; có thể bị rỉ ối hoặc vỡ ối.
  • Sưng nề vùng kín: cuối thai kỳ, mạch máu nuôi dưỡng tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ sẽ giãn rộng để máu vận chuyển đến khu vực này được nhiều hơn để âm đạo giãn nở tốt giúp thai nhi ra ngoài dễ dàng dẫn tới sự sưng nề.
  • Ra máu báo sắp sinh- dịch nhầy màu hồng: bạn có thể thấy một ít chất nhầy màu hồng nhạt hoặc máu ở quần con.
  • Cổ tử cung thay đổi: khi chuẩn bị sinh, đầu thai nhi sẽ dịch chuyển xuống, cổ tử cung sẽ trở nên ngắn lại rồi hé mở. Nhờ vậy mà bác sĩ xác định được mẹ sẵn sàng vào phòng sinh chưa hay vẫn cần theo dõi thêm. Do đó, đây được coi là biểu hiện sắp sinh điển hình.
  • Thở dồn dập, ngắt quãng: những cơn đau thắt vùng bụng khi chuyển dạ làm bà bầu tim đập nhanh, thở dồn dập hoặc thở yếu. Dấu hiệu này cho thấy mẹ sắp sinh trong 1- 2 giờ tới hoặc có thể là sinh ngay.
  • Vỡ ối: đây chính là một trong những dấu hiệu điển hình nhất của chuyển dạ. Do đó, khi thấy có dấu hiệu này mẹ nên vào bệnh viện ngay.

Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu kèm theo hiện tượng đi tiểu nhiều, đầu em bé trồi xuống dưới thì có nghĩa là mẹ sắp sinh nên hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Trường hợp thai đã 40 tuần vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé, nếu quá 41 tuần chưa chuyển dạ mới đáng lo. Cùng với đó thì mẹ có thể áp dụng mẹo giúp chuyển dạ sớm như tăng cường vận động và ăn uống, thực phẩm kích thích sinh nở như dứa, đồ ăn cay, vừng đen, rau lang… massage ngực 5 phút mỗi ngày,...

Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào

Đau bụng chuyển dạ là đau ở vị trí bụng dưới, vị trí tử cung. Ban đầu cơn đau chỉ nhẹ sau đó ngày càng tăng, đau lan ra cả lưng và gây căng cơ ở vùng xương chậu. Mỗi khi cơn co thắt xảy ra, phần bụng sẽ trở nên cứng hơn và nó sẽ mềm mại hơn vào giữa các cơn co thắt.

Đau bụng chuyển dạ xuất hiện ở bụng dưới, khu vực tử cungĐau bụng chuyển dạ xuất hiện ở bụng dưới, khu vực tử cung

Cơn đau chuyển dạ thật thường đều đặn, trùng bình khoảng 1 phút, xảy ra thường xuyên dù sản phụ có thay đổi vị trí hay lúc nghỉ ngơi.

Cảm giác buồn đi đại tiện nhiều có phải sắp sinh

Câu trả lời là: Có thể! Trước khi sinh, có rất nhiều thai phụ bị tiêu chảy. Nguyên nhân là do cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn. Cụ thể là thay đổi về nội tiết tố.

Lượng hormone prostaglandins gia tăng để tư cung co thắt dễ dàng khi sinh nhưng nó lại ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra lượng hormone estrogen progesterone và gonadotropin cũng có sự thay đổi cũng khiến mẹ bầu bị đi ngoài, cùng với triệu chứng như nôn và buồn nôn.

Buồn đi đại tiện nhiều cũng là triệu chứng sắp sinhBuồn đi đại tiện nhiều cũng là triệu chứng sắp sinh

Ngoài ra thì cũng có thể là do mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa do ăn thực phẩm bẩn, thực phẩm chưa nấu chín,... hội chứng ruột kích thích hoặc bị nhiễm khuẩn Crohn.

Nếu không phải những nguyên nhân trên thì đây là hiện tượng sắp sinh. Thông thường, sau 1- 2 tuần bị đi ngoài nhiều mẹ bầu sẽ chuyển dạ, thời gian này sẽ khác nhau ở mỗi người do cơ địa khác nhau.

Khi đi ngoài, mẹ bầu hãy chú ý đến những dấu hiệu sắp sinh khác như máu báo và cơ co- hai dấu hiệu rõ ràng nhất báo hiệu quá trình chuyển dạ sắp diễn ra. Khi đó bạn hãy đến bệnh viện sớm để thăm khám và chuẩn bị chào đón bé yêu.

Cơn gò chuyển dạ bao lâu thì sinh

Những cơn gò chuyển dạ xuất hiện sau 37 tuần thai được gọi là chuyển dạ đủ tháng, nó là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh với các đặc điểm chung như đau vùng bụng dưới và theo từng cơn (10 phút/lần), cường độ đau ngày càng mạnh và tần suất dày hơn, ra nhầy âm đạo màu hồng hoặc ra ối, vỡ ối.

Nó thường xuất hiện trước ngày dự kiến sinh khoảng 2 tuần.

Dấu hiệu chuyển dạ cần nhập viện gấp

Khi xuất hiện một trong những dấu hiệu sinh dưới đây thì bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Có dấu hiệu của việc sinh non như: các cơn gò xuất hiện trước tuần 37 của thai kỳ, âm đạo chảy máu, tiết dịch bất thường, đau bụng và vùng xương chậu hoặc đau lưng.

Các dấu hiệu sắp sinh cần nhập viện gấpCác dấu hiệu sắp sinh cần nhập viện gấp

  • Ri nước ối hoặc vỡ ối: hãy gọi ngay cho bác sĩ sản khoa nếu nước ối có màu vàng nâu hoặc xanh lục vì đây là dấu hiệu của phân su- phân thải đầu tiên trong đời của trẻ sơ sinh, nó sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nếu hít hay nuốt phải trong khi sinh.
  • Chảy máu hoặc ra dịch âm đạo có lẫn máu tươi: không phải màu nâu hay hồng nhạt mà là máu tươi cùng với biểu hiện bụng rất đau và đau liên tục hoặc bị sốt. 
  • Cảm nhận thấy em bé trong bụng hoạt động ít hơn thường ngày.
  • Thấy hoa mắt, chóng mắt, đau đầu hoặc cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng vì đây đều là triệu chứng của tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ.

Mang thai và sinh con là điều hạnh phúc nhất của mỗi người làm cha, làm mẹ. Bất kể ai cũng mong con được được phát triển toàn diện và chào đời an toàn, khỏe mạnh. Và để làm được điều đó, mẹ hãy khám thai thường xuyên, tiêm phòng đầy đủ, làm các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Có rất nhiều mẹ bầu vì chủ quan, vì quên lịch khám thai hay những mốc thời gian quan trọng để làm xét nghiệm sàng lọc. Hiểu được điều đó nên Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã xây dựng các gói thai sản với nhiều quyền lợi cho mẹ và bé như khám sản khoa với bác sĩ đầu ngành, khám lâm sàng các bệnh lý liên quan đến thai sản, siêu âm 2D, 4D, theo dõi tiêm thai, tiêm phòng uốn ván, xét nghiệm huyết học, sinh hóa, xét nghiệm miễn dịch, huyết thanh,.... giúp các mẹ bầu có một hành trình mang thai và sinh nở trọn vẹn, đầy hạnh phúc

Mua dịch vụ thai sản trọn gói tại Phương Đông, mẹ bầu sẽ được nhắc lịch khám thai đều đặn trước lịch hẹn, được tư vấn chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và đặc biệt là đi sinh nhàn tênh như đi nghỉ dưỡng vì mọi vật dụng, đồ dùng cho mẹ và bé đã được chuẩn bị sẵn sàng.

Được áp dụng đồng thời bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh giúp tiết kiệm chi phí cho bố mẹ. 

Trên đây là toàn bộ những dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua. Nếu thấy những dấu hiệu cho cuộc chuyển dạ mà mẹ vẫn còn bối rối chưa biết nên làm gì thì hãy nhấc máy lên và gọi tới số Hotline 1900 1806 để các chuyên gia khoa sản bệnh viện tư vấn, hướng dẫn trực tuyến.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

13,606

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám