Hiểu về tế bào gốc
Tế bào gốc là những tế bào chưa có vai trò cụ thể và có khả năng trở thành hầu hết mọi loại tế bào cần thiết. Trong điều kiện thích hợp, các loại tế bào gốc có thể tái tạo các mô bị tổn thương hoặc gặp vấn đề hư hỏng.
(Các loại tế bào gốc có thể tái tạo mô bị tổn thương hoặc hư hỏng)
Phát hiện tế bào gốc được ví như chìa khóa mở ra tương lai cho y học hiện đại, vì chúng hỗ trợ giải thích cách thức hoạt động của một số chức năng trong cơ thể hoặc khi gặp trục trặc. Hơn hết, ứng dụng quan trọng của tế bào gốc là điều trị bệnh như ung thư máu, suy tim, đột quỵ, viêm khớp dạng thấp, bệnh Alzheimer, Parkinson, tự kỷ,...
Các loại tế bào gốc theo nguồn
Có mấy loại tế bào gốc? Việc phân loại tế bào không cứng nhắc mà linh hoạt, phản ánh chính xác tính chất năng động của nghiên cứu tế bào gốc đang diễn ra. Trong nội dung này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ phân biệt các loại tế bào gốc theo nguồn.
Tế bào gốc phôi
Tế bào gốc phôi (Embryonic Stem Cells - ESCs) được hình thành sau khi thụ tinh đến giai đoạn nguyên bào phôi, hợp tử đã phân chia thành 4 - 8 tế bào. Phôi hay phôi nang chứa một khối tế bào bên trong có khả năng tạo ra tất cả các mô chuyên biệt, hình thành nên cơ thể con người.
(Tế bào gốc phôi có thể hình thành nên cơ thể con người)
Hiện nay, tế bào gốc phôi có nguồn gốc từ phôi được thụ tinh trong ống nghiệm, hiến tặng cho mục đích nghiên cứu và có sự đồng ý rõ ràng. Dẫu vậy, việc sử dụng tế bào gốc phôi vẫn vấp phải các vấn đề về đạo đức và nguy cơ tạo ra u quái, u tế bào gốc.
Tế bào gốc trưởng thành
Tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cells - ASCs) là các tế bào chưa biệt hóa, được tìm thấy trong các mô biệt hóa cụ thể của cơ thể. Chúng có khả năng tạo ra các tế bào mới, bổ sung các mô chết hoặc bị hư hỏng.
Các loại tế bào gốc trưởng thành bao gồm:
- Tế bào gốc tạo máu.
- Tế bào gốc trung mô.
- Tế bào gốc thần kinh.
- Tế bào gốc biểu mô.
- Tế bào gốc da.
ASC thường cư trú trong hầu hết các mô của cơ thể, hoạt động xuyên suốt cuộc đời con người. Một số bộ phận chứa tế bào gốc như dây rốn, nhau thai, tủy xương, cơ, não, mô mỡ, da, ruột,...
Tế bào gốc đa năng cảm ứng
Tế bào gốc đa năng cảm ứng (Induced Pluripotent Stem Cells - iPSCs) là tế bào gốc được tạo ra trong phòng thí nghiệm, có khả năng phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào. Những nhà khoa học tạo ra iPSCs bằng cách đưa các gen phôi vào tế bào soma, khiến nó trở lại trạng thái “giống như tế bào gốc”.
(Tế bào gốc đa năng cảm ứng được tạo ra trong phòng thí nghiệm)
Năm 2012, các nhà khoa học tạo ra iPSCs đã nhận được giải Nobel về lĩnh vực y sinh. Tuy nhiên, phương pháp tái lập trình di truyền này vẫn còn mới, cần tiếp tục nghiên cứu trước khi đưa vào sử dụng trong các liệu pháp lâm sàng.
Xem thêm: Chi phí lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn: Yếu tố ảnh hưởng - Điều kiện lưu trữ
Các loại tế bào gốc theo tiềm năng biệt hóa
Việc phân loại tế bào gốc không cứng nhắc mà linh hoạt, phản ánh tính chất năng động của hoạt động nghiên cứu đang diễn ra. Theo đó, có thể xác định tế bào gốc theo tiềm năng biệt hóa như sau:
Tế bào gốc toàn năng
Tế bào gốc toàn năng (Totipotent Stem Cells) là loại tế bào gốc linh hoạt và mạnh mẽ nhất, có khả năng biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào cần thiết cho sự phát triển hoàn chỉnh. Những tế bào này chỉ hiện diện trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi thai, đặt nền móng cho sự hình thành cơ thể.
(Tế bào gốc toàn năng đặt nền móng cho sự hình thành cơ thể)
Các loại tế bào gốc toàn năng hoạt động trong quá trình phân chia tế bào ban đầu sau khi thụ tinh, trước giai đoạn phôi nang. Ngoài ra, tế bào gốc toàn năng chỉ có thể tìm thấy ở gốc phôi, không có trong cơ thể.
Tế bào gốc vạn năng
Tế bào gốc vạn năng (Pluripotent Stem Cells) là các tế bào được tách ra từ nút phôi, có khả năng biệt hóa thành bất kỳ loại tế bào nào của cơ thể. Tuy nhiên, khác với tế bào gốc toàn năng, PSC không thể hình thành nên cơ thể hoàn chỉnh.
Tế bào gốc đa năng
Tế bào gốc đa năng (Multipotent Stem Cells) gồm tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic Stem Cells - HSCs) và tế bào gốc trung mô (Mesenchymal Stem Cells - MSCs). So với tế bào gốc toàn năng và tế bào gốc vạn năng, tế bào gốc đa năng có tiềm năng biệt hóa thấp hơn.
Ví dụ tế bào gốc trung mô không thể biệt hóa thành mọi loại tế bào trong cơ thể, chỉ tạo ra tế bào xương, sụn hoặc mỡ. Còn tế bào gốc tạo máu có khả năng hình thành nên tế bào máu hoặc tế bào miễn dịch.
Tế bào gốc đa năng giới hạn
Tế bào gốc đa năng giới hạn (Oligopotent Stem Cells) có khả năng biệt hóa thấp hơn các loại tế bào gốc nêu trên, chỉ trở thành một số tế bào nhất định. Ví dụ, tế bào gốc máu dòng lympho có thể trở thành tế bào bạch cầu lympho B, bạch cầu lympho T.
Tế bào gốc đơn năng
Tế bào gốc đơn năng (Unipotent Stem Cells) có tiềm năng thấp nhất, chỉ có thể biệt hóa được thành một loại tế bào duy nhất. Loại tế bào này thường là các tế bào tiền thân, đơn thuần tạo ra một loại tế bào chức năng.
Lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Lưu trữ tế bào gốc tại Ngân hàng Tế bào gốc - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, cơ sở được trang bị các trang thiết bị hiện đại như máy xử lý tế bào gốc tự động, hệ thống lưu trữ bằng nitơ lỏng (-196 độ C). Nhờ vậy số lượng tế bào gốc thu thập được tối ưu, song vẫn đảm bảo chất lượng để sử dụng về sau.
(Lưu trữ tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)
Hơn hết, bệnh viện chúng tôi quy tụ các bác sĩ, chuyên viên, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, từng xử lý hàng nghìn ca tế bào gốc. Cam kết dịch vụ lưu trữ uy tín, đạt chuẩn Việt Nam và quốc tế với mức chi phí hợp lí.
Ngân hàng mô hiện đại tại Phương Đông
Khách hàng liên hệ hotline 1900 1806, Đặt lịch hẹn hoặc trực tiếp đến số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội để được tư vấn chuyên sâu về dịch vụ lưu trữ các loại tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Kết lại, các loại tế bào gốc phổ biến hiện nay được phân loại dựa theo nguồn hoặc theo tiềm năng biệt hóa. Mỗi loại sẽ có chức năng hoạt động khác nhau, đáp ứng nhu cầu hình thành hoặc sửa chữa tự nhiên của cơ thể, đồng thời phục vụ những nghiên cứu, thử nghiệm y học.