Cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm: Những điều cha mẹ nên biết

Bích Ngọc

08-10-2024

goole news
16

Trong quá trình mang thai, có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu khó giữ được thai. Đặc biệt, đối với thai được thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) càng có nguy cơ sảy thai cao hơn so với mang thai tự nhiên nên mẹ cần thận trọng. Vậy làm thế nào để thai nhi khỏe mạnh sau khi thực hiện IVF? Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ chia sẻ cho mẹ cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm qua bài viết sau. 

Nguyên nhân khó giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm

Khác với mang thai tự nhiên, thụ tinh trong ống nghiệm thường có khả năng giữ thai thấp hơn bình thường. Có một số nguyên nhân gây sảy thai khi mẹ mang thai IVF. 

Có bệnh lý tiềm ẩn

Phụ nữ thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm thường có bệnh lý tiềm ẩn. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến mẹ dễ bị sảy thai hơn so với những trường hợp mang thai tự nhiên. 

Mẹ mắc bệnh lý tiềm ẩn có thể tăng nguy cơ khó giữ thaiMẹ mắc bệnh lý tiềm ẩn có thể tăng nguy cơ khó giữ thai

Tuổi tác

Có khá nhiều phụ nữ cần sự hỗ trợ sinh sản bằng thụ tinh trong ống nghiệm khi đã qua độ tuổi sinh sản lý tưởng. Do đó, độ tuổi lớn gây khó khăn trong việc giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm, tăng nguy cơ sảy thai. 

Mẹ bầu ở độ tuổi 35- 45 có nguy cơ sảy thai khoảng 20-35% và sẽ tăng lên 50% khi qua độ tuổi 45.

Kích thích buồng trứng

Theo nghiên cứu, phụ nữ sau khi thực hiện thủ thuật kích thích buồng trứng được áp dụng trong các biện pháp hỗ trợ sinh sản làm giảm khả năng giữ thai sau khi thụ tinh. Tuy nhiên, đây là thủ thuật bắt buộc nên không thể tránh khỏi nguy cơ của chúng gây ra. 

Lối sống không khoa học

Những thói quen không khoa học, lành mạnh như sử dụng nhiều thức uống chứa cồn, caffeine quá nhiều có thể tăng nguy cơ sảy thai sau thụ tinh trong ống nghiệm. Hơn nữa, nếu mẹ bầu có suy nghĩ tiêu cực, quá lo lắng, luôn căng thẳng,... có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thai sau khi thụ tinh. 

Lối sống ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của phụ nữ trong quá trình mang thaiLối sống ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của phụ nữ trong quá trình mang thai

Cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm

Mặc dù không có phương pháp nào có thể giữ thai sau thực hiện IVF đạt hiệu quả tuyệt đối nhưng vẫn có cách giúp tăng cơ hội giữ thai thành công cho mẹ bầu. Một số cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm mà cha mẹ cần biết để con yêu luôn khỏe mạnh như:

Thận trọng với nguy cơ có thể gặp phải sau khi thực hiện IVF

Sự khác biệt giữa thai IVF và mang thai bình thường là quá trình thụ thai được diễn ra trong phòng thí nghiệm và trong cơ thể tự nhiên. Sau khi chuyển phôi, phôi thai sẽ làm tổ và phát triển bình thường trong cơ thể của mẹ. Hiện nay chưa có bằng chứng nào chứng minh thai nhi IVF và thai nhi tự nhiên có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe hay có sự khác biệt nào. 

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ sảy thai ở phụ nữ mang thai tự nhiên khoảng 20%, đối với phụ nữ mang thai IVF/ICSI trứng tự nhiên khoảng 12,6%. Dựa trên kết quả này cho thấy tỷ lệ giữ hai nhóm đối tượng này gần như tương đương, không có sự chênh lệch lớn. 

Mẹ nên thận trọng với các biểu hiện bất thường xảy ra trong quá trình mang thaiMẹ nên thận trọng với các biểu hiện bất thường xảy ra trong quá trình mang thai

Chính vì vậy, việc chăm sóc và theo dõi thai kỳ đối với mẹ bầu đều quan trọng như nhau. Điều này giúp mẹ phòng tránh và can thiệp kịp thời những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Một số biểu hiện mẹ nên chú ý như: 

  • Đau bụng, xuất hiện những cơn gò. 
  • Âm đạo chảy máu bất thường. 
  • Sốt. 
  • Thai máy ít hoặc nhiều hơn so với bình thường.

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, mẹ bầu nên đến Bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và can thiệp điều trị, tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. 

Khám thai định kỳ 

Cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm hiệu quả là theo dõi và thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Việc này ngăn ngừa các nguy cơ mà mẹ bầu lớn tuổi hoặc có bệnh lý nền phải đối mặt. 

Những mốc khám thai quan trọng mà mẹ cần nhớ để thăm khám bao gồm: 

  • Khám khi thai nhi 6-7 tuần tuổi: Kiểm tra tim thai, số lượng túi thai, xác định các dấu hiệu phát triển bình thường của thai nhi. 
  • Khám khi thai nhi 8-9 tuần tuổi: Kiểm tra tim tai nếu chưa xác định ở lần khám trước, siêu âm ngã âm đạo để đánh giá sự phát triển. 
  • Khám khi thai nhi 11-13 tuần tuổi: Kiểm tra kim thai, sự phát triển của thai nhi, siêu âm độ mờ da gáy, thực hiện các xét nghiệm như Double Test để phát hiện hội chứng Down.
  • Khám khi thai nhi 20-22 tuần tuổi: Siêu âm để xác định các nguy cơ dị tật thai nhi và những bất thường khác ở tim, phổi, thận, hộp sọ, cột sống, các chi,... 
  • Khám khi thai nhi 24-28 tuần tuổi: Kiểm tra tiểu đường thai kỳ,... 
  • Khám khi thai nhi 30-32 tuần tuổi: Xác định tình trạng dây rốn, nước ối, vị trí thai nhi,... Xác định dị tật muộn ở tim, cấu trúc não,... 

Khám thai định kỳ giúp xác định tình trạng và theo dõi sự phát triển của thai nhiKhám thai định kỳ giúp xác định tình trạng và theo dõi sự phát triển của thai nhi

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học 

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ có nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng tăng theo từng giai đoạn để cơ thể đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng mẹ và bé. Do đó, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối là một trong những cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm hiệu quả. 

Theo khuyến cáo của bác sĩ, trong quá trình mang thai, mẹ có chỉ số BMI bình thường nên tăng khoảng 11-15kg. Mức cân nặng có thể thay đổi tùy thuộc theo số lượng thai nhi, với mẹ mang thai đôi, cân nặng sẽ tăng nhiều hơn khoảng 16-25kg. 

Mẹ bầu cần đảm bảo khẩu phần ăn luôn cân bằng các nhóm chất thiết yếu là đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và chất khoáng, chất xơ để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Nhu cầu về dinh dưỡng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. 

Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ một số vi chất và khoáng chất cần thiết trong quá trình mang thai như: 

  • Acid folic: Nên bổ sung tối thiểu khoảng 400mcg acid folic mỗi ngày để ngừa dị tật ống thần kinh và thiếu máu ở mẹ và bé. 
  • Canxi: Cần bổ sung 1000-1500mg canxi/ngày từ viên uống hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều canxi. 
  • Vitamin D: Đây là vitamin cần thiết cho sự phát triển xương, răng của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 60 IU mỗi ngày. 
  • Sắt: Là thành phần quan trọng trong quá trình tạo máu nên mẹ cần bổ sung 60cg/ngày để tăng lượng máu giúp cung cấp đủ nuôi dưỡng thai nhi. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách giữ thai sau thụ tinh nhân tạo hiệu quảXây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách giữ thai sau thụ tinh nhân tạo hiệu quả

Ngoài việc bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo sự phát triển cho thai nhi: 

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường (bánh, kẹo,...), thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng,...
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích như thuốc lá, cần, caffeine,... 
  • Không sử dụng các thực phẩm như rau ngót, mướp đắng, dứa,... vì có nguy cơ sảy thai, sinh non, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. 
  • Không sử dụng thực phẩm chưa qua chế biến vì có nguy cơ ngộ độc, nhiễm khuẩn. 

Xây dựng chế độ sinh hoạt, lối sống lành mạnh

Xây dựng chế độ sinh hoạt và lối sống lành mạnh là một trong những cách giữ thai thụ tinh trong ống nghiệm được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng. Với sự phát triển của thai nhi, chắc chắn mẹ sẽ có nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần. Vì vậy, mẹ cần tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc và tham gia nhiều hoạt động yêu thích để có tinh thần thoải mái, thư giãn. 

Tinh thần thoải mái, lạc quan

Căng thẳng, lo âu là tình trạng của nhiều mẹ bầu, đặc biệt là mẹ bầu IVF. Điều này có thể khiến ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, gây ra các triệu chứng như đau ngực, đau đầu, mệt mỏi, nhịp tim nhanh,... thậm chí tăng nguy cơ sinh non. 

Để tránh căng thẳng, lo âu, mẹ cần sự đồng hành của người thân, bạn bè. Đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh, ăn đủ chất, nghỉ ngơi đầy đủ, tham gia các hoạt động yêu thích,...  Nếu mẹ gặp các vấn đề tâm lý nặng, có thể chia sẻ với bác sĩ tâm lý để giải tỏa căng thẳng, đây chính cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm hiệu quả. 

Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, đối với dịch vụ thai sản, mẹ bầu không chỉ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Phụ sản mà còn được thăm khám với bác sĩ tâm lý để giải tỏa căng thẳng, đặc biệt đối với mẹ bầu mang thai IVF. Lựa chọn gói thai sản tại Phương Đông, mẹ bầu sẽ có một thai kỳ trọn vẹn, hạnh phúc. 

Mẹ bầu quan tâm đến dịch vụ IVF và các dịch vụ thai sản khác có thể liên hệ Hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám. 

Sức khỏe tinh thần cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình mang thai của mẹ bầu IVFSức khỏe tinh thần cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình mang thai của mẹ bầu IVF

Không quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu thai kỳ 

Thai nhi nằm trong tử cung được bảo vệ bởi màng ối và nước ối nên thường không bị ảnh hưởng đến các hoạt động tình dục nhẹ nhàng. Tuy nhiên, mẹ bầu nếu có tiền sử sinh non, sảy thai hoặc có những vấn đề khác nên tránh quan hệ tình dục, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. 

Nếu quan hệ tình dục khi mang thai nên lựa chọn tư thế an toàn, nhẹ nhàng để hạn chế tác động lực mạnh lên vùng bụng. 

Hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại

Ở môi trường sinh hoạt và làm việc ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người chứ không chỉ riêng bà bầu. Mặc dù vậy, các tác động bên ngoài sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi, thậm chí gây dị tật bẩm sinh. 

Lựa chọn bài tập thể dục nhẹ nhàng

Ngoài những trường hợp được chỉ định nghỉ ngơi để giữ thi, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, một số bài tập như yoga, đi bộ, bơi lội,... 

Việc tập thể dục nhẹ nhàng giúp hệ tuần hoàn được cải thiện, kiểm soát cân nặng, giảm các triệu chứng khiến mẹ khó chịu của thai kỳ. Hơn nữa, chúng giúp thai nhi trao đổi chất tốt hơn, phát hiển toàn diện. Ngoài ra, khi vận động giúp cơ thể sản xuất endorphin đem lại cảm giác thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng. 

Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời điểm và cường độ luyện tập để phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nên tránh các môn thể thao nhiều thể lực, dễ chấn thương. Ngưng luyện tập khi cơ thể có dấu hiệu như nhịp tim tăng, chảy máu âm đạo, chóng mặt,... 

Tham gia các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ khỏe mạnh và vui vẻ hơnTham gia các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ khỏe mạnh và vui vẻ hơn

Mẹ bầu gặp các vấn đề trong quá trình mang thai là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là đối với mẹ mang thai IVF. Những nguy cơ gây khó giữ thai luôn khiến mẹ cảm thấy lo lắng trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng mà nên giữ tinh thần thoải mái và thực hiện thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã chia sẻ cho mẹ những cách giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm. Để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu có thể tham khảo bác sĩ chuyên khoa Phụ sản, giúp hành trình tìm con thuận lợi, hạnh phúc.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
265

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám