Cách trị hôi miệng chảy máu chân răng là gì? Áp dụng như thế nào?

Ngọc Anh

12-04-2025

goole news
16

Chảy máu chân răng kèm hôi miệng là biểu hiện phổ biến trên lâm sàng, đang khiến không ít người đau đầu tìm cách khắc phục. Bài viết dưới đây gợi ý các cách trị hôi miệng chảy máu chân răng hiệu quả đơn giản và có thể thực hiện tại nhà như sau:

Tìm hiểu về hôi miệng chảy máu chân răng

Trước khi sốt sắng áp dụng cho con mình các cách trị hôi miệng chảy máu chân răng, bạn nên hiểu rõ về tình trạng hôi miệng chảy máu chân răng, cụ thể như sau:

Hôi miệng chảy máu chân răng là bị bệnh gì?

Hôi miệng kèm theo chảy máu chân răng thường do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến nhất là:

  • Viêm lợi/ Viêm nướu, viêm nha chu: 

Đây là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng và hôi miệng. Khi vi khuẩn tích tụ ở mảng bám răng không được làm sạch, chúng sẽ tấn công mô nướu, gây sưng đỏ, đau nhức và dễ chảy máu khi chải răng hoặc ăn uống.

Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng sinh ra các hợp chất lưu huỳnh gây mùi khó chịu, dẫn đến hôi miệng. Nếu không điều trị sớm, viêm nướu có thể tiến triển thành viêm nha chu, gây tiêu xương ổ răng và nguy cơ mất răng.

Viêm nướu có thể gây ra tụt lợi và hơi thở có mùi khó chịu

Viêm nướu có thể gây ra tụt lợi và hơi thở có mùi khó chịu

Sâu răng xảy ra khi vi khuẩn trong khoang miệng phân hủy thức ăn, tạo ra axit làm mòn men răng và hình thành lỗ sâu. Khi răng bị sâu, thức ăn dễ mắc kẹt trong các hốc răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây hôi miệng. Ngoài ra, nếu sâu răng tiến triển đến tủy răng, có thể gây nhiễm trùng và viêm tủy, khiến răng dễ bị tổn thương, dẫn đến chảy máu và đau nhức.

  • Tiểu đường

Bệnh tiểu đường làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến nướu răng dễ bị viêm nhiễm. Người bị tiểu đường thường có nguy cơ cao mắc viêm nha chu, làm nướu dễ bị tổn thương và chảy máu. Ngoài ra, lượng đường trong nước bọt tăng cao cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh, gây ra hôi miệng.

Tiểu đường cũng là lý do khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu

Tiểu đường cũng là lý do khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu

  • Vệ sinh răng miệng kém

Việc không đánh răng không thường xuyên hoặc không đánh răng sạch sẽ có thể khiến mảng bám tích tụ trên răng và nướu. Theo thời gian, vi khuẩn trong mảng bám sinh sôi, gây viêm lợi, làm nướu sưng đỏ và dễ chảy máu khi chải răng. Bên cạnh đó, vi khuẩn cũng phân hủy protein trong thức ăn thừa, tạo ra mùi hôi khó chịu.

  • Viêm quanh răng

Một trong những lý do khiến chúng ta phải tìm kiếm và áp dụng cách trị hôi miệng chảy máu răng là bệnh lý viêm nhiễm mô quanh chân răng. Đây là bệnh lý khởi nguồn từ vi khuẩn trên mảng bám răng gây viêm nhiễm kéo dài và mùi hôi khó chịu.

Tình trạng viêm các mô xung quanh răng cũng khiến hơi thở của bạn “bốc mùi”

Tình trạng viêm các mô xung quanh răng cũng khiến hơi thở của bạn “bốc mùi”

  • Thiếu canxi và vitamin

Nếu thiếu canxi, men răng trở nên yếu hơn, dễ bị mòn và tổn thương làm người bệnh bị sâu răng, chảy máu chân răng và dễ bị viêm nướu, loét và hôi miệng.

Hôi miệng chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Bạn có thể bị hoại tử hoặc mất răng nếu tình trạng chảy máu răng kèm hôi miệng diễn ra lâu dài. Nếu bạn bị rối loạn nội tiết, vệ sinh kém và thiếu vitamin,...

Cách trị hôi miệng chảy máu chân răng tại nhà

Tình trạng chảy máu chân răng có thể được đẩy lùi nhờ các biện pháp chăm sóc sức khoẻ dưới đây:

Điều trị bằng các biện pháp y tế

Nếu hôi miệng và chảy máu chân răng kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, bạn nên đến nha sĩ để điều trị tận gốc:

  • Cạo vôi răng và làm sạch nướu định kỳ để loại bỏ mảng bám cứng đầu, giúp nướu khỏe mạnh hơn.
  • Điều trị viêm nướu, viêm nha chu bằng cách dùng thuốc kháng sinh hoặc nước súc miệng diệt khuẩn theo chỉ định để kiểm soát vi khuẩn.
  • Nếu sâu răng là nguyên nhân gây chảy máu và hôi miệng, nha sĩ sẽ tiến hành hàn răng hoặc điều trị tủy nếu sâu răng nặng.

Nếu răng của bạn bị sâu khiến hơi thở có mùi thì cách tốt nhất là bạn nên đến Nha sĩ để được các bác sĩ xử lý ổ viêm và trám lại phần răng sâu

Nếu răng của bạn bị sâu khiến hơi thở có mùi thì cách tốt nhất là bạn nên đến Nha sĩ để được các bác sĩ xử lý ổ viêm và trám lại phần răng sâu

Điều trị tại nhà

Ngoài áp dụng các cách trị hôi miệng chảy máu chân răng kể trên, bạn nên áp dụng các cách chăm sóc răng miệng dưới đây để điều trị bệnh triệt để:

  • Đánh răng 2 lần/ngày bằng kem đánh răng chứa fluoride, sử dụng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương nướu.
  • Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước hàng ngày để loại bỏ thức ăn thừa giữa các kẽ răng
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý ngày 2 lần để giảm hôi miệng, chảy máu chân răng
  • Hạn chế đồ ăn ngọt, tinh bột và thức uống có ga để giảm nguy cơ sâu răng và viêm nướu.

Ngoài đánh răng sạch sẽ, bạn nên sử dụng thêm tăm nước hoặc dùng chỉ nha khoa

Ngoài đánh răng sạch sẽ, bạn nên sử dụng thêm tăm nước hoặc dùng chỉ nha khoa

Các biện pháp phòng ngừa hôi miệng do chảy máu chân răng

Bên cạnh tích cực áp dụng các cách trị hôi miệng chảy máu chân răng hiệu quả, bạn cũng có thể áp dụng các cách phòng tránh hôi miệng như sau:

  • Chăm sóc răng miệng hàng ngày, bao gồm dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
  • Thay bàn chải 3 tháng/ lần
  • Duy trì chế dộ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại hoa quả như cam bưởi ổi, dâu tây và rau xanh, táo, cà rốt, sữa, phô mai, hải sản, rau xanh,...
  • Tránh đồ ăn quá ngọt, nước có gas và thức ăn chế biến sẵn, vì chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nướu.
  • Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các vấn đề về răng lợi.

Có thể nói, các cách trị hôi miệng chảy máu chân răng rất đơn giản, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản như dùng chỉ nha khoa và súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng kháng khuẩn, bổ sung thêm nhiều vitamin C, canxi, uống đủ nước và hạn chế đồ ngọt giúp nướu khỏe mạnh hơn. Nếu các biểu hiện này kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

6

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám