Cảnh báo mức độ nguy hiểm của sỏi bùn ở thận

goole news
16

Sỏi bùn ở thận là biểu hiện chính của căn bệnh sỏi mật. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể con người, chính vì vậy chúng ta tuyệt đối không được chủ quan. Việc tìm hiểu rõ "sỏi bùn ở thận" để có những giải pháp ngăn chặn kịp thời là rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc kiến thức về căn bệnh trên.

Tổng quan về tình trạng sỏi bùn ở thận

Sỏi bùn ở thận là bệnh lý tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro

Sỏi bùn ở thận là bệnh lý tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro

Sỏi bùn ở thận hình thành từ các hạt nhỏ do sự lắng đọng của các thành phần trong dịch mật như muối canxi, cholesterol, chất nhầy. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, kích thước của viên sỏi ngày một tăng lên sẽ hình thành sỏi bùn ở thận dạng viên, nghiêm trọng hơn là gây nên viêm túi mật.

Nguyên nhân gây nên tình trạng sỏi bùn ở thận

Các chuyên gia y tế cho biết khi đường ống dẫn mật bị tắc nghẽn khiến cho nhu động túi mật, đường mật bị giảm sẽ dẫn tới hình thành sỏi bùn ở thận. Ngoài ra, một số yếu tố cũng góp phần gây ra sỏi bùn xuất hiện trong thận bao gồm:

  • Đối với phụ nữ mang thai dễ mắc sỏi bùn ở thận bởi do thai nhi phát triển càng lớn sẽ gây áp lực lên túi mật, khiến sự lưu thông đường mật bị giảm, dẫn tới cholesterol được đào thải ra ngoài dịch mật. Tuy nhiên, vì sỏi bùn ở thận được hình thành do việc mang thai nên bệnh lý này sẽ tự mất đi sau khi sinh xong.
  • Quá trình giảm cân nhanh chóng, không khoa học, thực hiện chế độ ăn quá khắt khe cũng là nguyên nhân gây nên sỏi bùn ở thận. Bởi khi cơ thể bị đốt nhiều mỡ, gan sẽ tăng cường sản xuất cholesterol, trong đó có cả cholesterol xấu.
  • Viên sỏi nằm ở ống dẫn mật chủ sẽ gây tắc nghẽn dịch mật cũng khiến sản sinh ra sỏi bùn trong thận.
  • Phụ nữ uống thuốc tránh thai trong thời gian dài hay sử dụng các loại thuốc hạ mỡ máu cũng dễ hình thành nên sỏi bùn.
  • Người có tiền sử phẫu thuật dạ dày cũng có nguy cơ bị sỏi bùn ở thận bởi do dịch mật ứ trệ lâu ngày mà không được xuống ruột non.
  • Do gan bài tiết nhiều cholesterol, vượt quá mức có thể hòa tan của mật thì phần cholesterol dư thừa sẽ lắng đọng và có thể hình thành nên sỏi bùn ở thận.
  • Người mắc các bệnh lý như nhiễm trùng đường mật, xơ gan sẽ kích thích gan sản xuất nhiều bilirubin hơn dẫn tới dư thừa và hình thành nên sỏi ở thận.

Dấu hiệu đặc trưng của sỏi bùn ở thận

Các chuyên gia tiết niệu Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết sỏi bùn ở thận thường phát triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng dẫn tới nhiều người bệnh không nắm được dấu hiệu của bệnh là gì. Từ đó sinh ra tâm lý chủ quan và không điều trị sớm làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Để nhận biết mình có mắc sỏi bùn hay không, người bệnh hãy tham khảo một số dấu hiệu dưới đây:

  • Cảm thấy đau nhói ở vùng sườn phải, đau thành cơn liên tục không thuyên giảm. Đô khi còn kèm theo các cơn đau ở vùng vai phải hoặc sau lưng. Cơn đau xuất hiện nhiều hơn sau khi tiêu thụ nhiều thực phẩm dầu mỡ, chất béo cùng các triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn, nôn ói, ớn lạnh…
  • Ngoài ra, người bị sỏi bùn ở thận thường có dấu hiệu vàng da hoặc vàng mắt, phân màu đất sét trắng, sốt cao hoặc sốt âm ỉ kéo dài, sụt cân.

Người bệnh có thể sụt cân nếu mắc sỏi bùn ở thận

Người bệnh có thể sụt cân nếu mắc sỏi bùn ở thận

Đối tượng dễ mắc sỏi bùn ở thận

Theo các chuyên gia tiết niệu, mọi đối tượng, mọi độ tuổi đều có thể mắc sỏi bùn xuất hiện ở thận. Đặc biệt, những trường hợp dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người mắc bệnh tiểu đường
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người béo phì có quá trình giảm cân quá nhanh, không khoa học
  • Người được nuôi ăn qua đường tĩnh mạch
  • Người sử dụng một số loại thuốc giảm mỡ máu hay thuốc điều trị bệnh dài ngày…

Phụ nữ thừa cân, béo phì dễ mắc sỏi bùn ở trong thận

Phụ nữ thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc sỏi bùn ở trong thận

Biến chứng mà sỏi bùn gây ra

Khi được chẩn đoán có sỏi trong thận, nhiều người bệnh thường đặt ra câu hỏi sỏi bùn ở thận có nguy hiểm không? Mặc dù sỏi bùn có thể tự biến mất ở một số người nhưng không vì thế mà bệnh nhân được chủ quan. Bởi nếu không được điều trị sớm, dứt điểm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể là:

  • Viêm tụy cấp: Phần lớn những trường hợp bị viêm tụy cấp không xác định được nguyên nhân thì có thể là do sỏi bùn ở thận gây nên.
  • Viêm túi mật: Sỏi bùn ở thận ứ đọng lâu ngày gây nhiễm trùng và sưng lên khiến cho túi mật bị viêm. Lúc này, người bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng thường xuyên kèm theo buồn nôn và đầy hơi.
  • Tắc ống dẫn mật: Các viên sỏi bùn ở thận có thể hình thành và phát triển bên trong hoặc gần các ống dẫn mật gây tắc ống dẫn mật, nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn sẽ hình thành các viên sỏi mật hay các vấn đề khác liên quan đến túi mật.
  • Sỏi mật: Sau một thời gian dài nếu không can thiệp điều trị hoặc phẫu thuật, sỏi bùn xuất hiện trong thận có thể phát triển thành sỏi mật. Lúc này người bệnh sẽ có tình trạng đau bụng dữ dội, kéo dài, không thuyên giảm dẫn tới quá trình tiêu hóa chất béo cũng bị ảnh hưởng.

Viêm túi mật là một trong những biến chứng nguy hiểm mà sỏi bùn gây ra

Viêm túi mật là một trong những biến chứng nguy hiểm mà sỏi bùn gây ra

Các phương pháp điều trị sỏi bùn ở thận

Để điều trị sỏi bùn ở thận, các chuyên gia y tế phân ra 2 trường hợp: áp dụng đối với người bệnh ở mức độ nhẹ và người đã xuất hiện biến chứng.

Xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học

Với những người bị sỏi bùn ở thận nhưng không rõ biểu hiện hoặc triệu chứng không rõ ràng thì bác sĩ tư vấn không cần tiếp nhận điều trị bằng thuốc hay can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, bác sĩ vẫn khuyên người bệnh nên làm tan sỏi để tránh những biến chứng xấu về sau. Dưới đây là một số phương pháp giúp làm tan sỏi dễ dàng:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Người mắc sỏi bùn trong thận nên tăng cường vận động, duy trì thể dục thể thao 30 phút - 1 tiếng/ngày để tăng cường đề kháng, sức dẻo dai đồng thời loại bỏ mỡ thừa trong cơ thể.
  • Duy trì sinh hoạt điều độ, có chế độ làm việc - ngủ nghỉ hợp lý, giữ trọng lượng cơ thể cân đối, tránh béo phì, tiểu đường là giải pháp hữu hiệu nhất phòng tránh sỏi bùn ở thận.
  • Có chế độ dinh dưỡng, ăn kiêng hợp lý, không nên ăn nhiều các chất dinh dưỡng chứa nhiều cholesterol như có trong mỡ, nội tạng động vật, thịt đỏ, trứng và sữa. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm chứa chất xơ hòa tan như các loại hạt, ngũ cốc, gạo lứt, đậu bắp, trái bơ…).

Dùng thuốc đặc trị hoặc can thiệp phẫu thuật

Sử dụng thuốc đặc trị làm tan sỏi sẽ được chỉ định với trường hợp người bệnh có sỏi kèm theo biến chứng. Ngoài ra, người bệnh có biến chứng nặng có thể phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ sỏi bùn ở thận.

Phẫu thuật tán sỏi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Phẫu thuật mổ lấy sỏi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Áp dụng biện pháp Đông y hỗ trợ cải thiện sỏi bùn ở thận

Sỏi bùn ở thận có thể được điều trị nhờ các bài thuốc dân gian hiệu quả. Một số loại thảo dược được sử dụng để chữa trị bệnh lý này bao gồm kim tiền thảo, chi tử, uất kim, hoàng bá, sài hồ, nhân trần, diệp hạ châu, chỉ xác.

Những thảo dược này có tác dụng kiềm chế sự phát triển của sỏi bùn, tăng co bóp để tống sỏi bùn ra khỏi thận, giảm các triệu chứng đau đớn mà viên sỏi gây ra và chống tình trạng viêm túi mật.

Các phương pháp phòng ngừa sỏi bùn ở thận

Sỏi bùn xuất hiện trong thận sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn tới chế độ ăn uống, sinh hoạt bị “đảo lộn”. Vì vậy “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, dưới đây là những biện pháp giúp ngăn ngừa mắc sỏi ở thận:

  • Tránh tiêu thụ quá nhiều đồ ăn dầu mỡ: Những loại thức ăn chiên rán, nội tạng động vật thường chứa nhiều cholesterol xấu, gây hại cho gan và làm tăng nguy cơ gây bệnh sỏi bùn ở thận nên bạn cần hạn chế.
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, hoa quả tươi để bổ sung vitamin C, sức đề kháng cho cơ thể và hạn chế sự hấp thu chất béo.
  • Duy trì mức cân nặng phù hợp, tránh tình trạng thừa cân, béo phì vì đây là một trong những nguyên nhân hình thành sỏi bùn ở trong thận.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để kiểm soát cân nặng, tăng độ dẻo dai và sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn nhiều thực phẩm tinh bột tinh chế, đồ ngọt, nước có gas… vì đây là chất góp phần gia tăng chất béo và cholesterol xấu trong gan, dễ dẫn tới hình thành sỏi trong thận.
  • Uống thuốc tẩy giun định kỳ, đảm bảo ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường mật, đường mật khỏe sẽ hạn chế nguy cơ hình thành sỏi bùn ở mật.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh lý sỏi bùn ở thận. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, viêm tụy cấp, tắc ống dẫn mật, sỏi mật. Do đó không nên chủ quan nếu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. Mọi thắc mắc cần được giải đáp hoặc đặt lịch khám hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
8,821

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.BS.CKII

HÀN VĂN BẠ

Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.BS.CKII

HÀN VĂN BẠ

Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám