Sỏi Bùn Túi Mật Là Gì, Có Nguy Hiểm Không?

Đỗ Linh Chi

31-10-2020

goole news
16

Sỏi bùn là 1 trong những loại sỏi ở túi mật và được coi là tiền thân của sỏi mật. Tuy không quá nguy hiểm nhưng sỏi bùn vẫn có thể gây ra 1 số biến chứng vì vậy cần chú ý để phòng tránh và xử lý.

Sỏi bùn là gì?

Sỏi bùn túi mật là 1 trong những loại sỏi thường gặp ở túi mật được hình thành do sự lắng đọng của các thành phần có trong dịch mật như cholesterol, chất nhầy, muối canxi. Thông thường sỏi bùn hầu như không có triệu chứng và có thể tự tan hoặc được đẩy ra ngoài nhờ sự co bóp của túi mật. Do vậy đa số các trường hợp sỏi bùn không quá nguy hiểm tuy nhiên ở 1 số trường hợp sỏi bùn lắng đọng trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng sỏi cholesterol ở túi mật. Do vậy sỏi bùn cũng có thể được coi như là tiền thân của sỏi mật.

sỏi bùn là gì

Nguyên nhân gây ra sỏi bùn túi mật

Nguyên nhân trực tiếp hình thành nên sỏi bùn ở túi mật là do sự lắng đọng các chất có trong dịch mật. 1 số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị sỏi bùn túi mật như sau: 

  • Giảm cân quá nhanh: Việc trọng lượng cơ thể giảm nhanh, không cung cấp đủ năng lượng khiến cơ thể gia tăng đốt mỡ, từ đó gan cũng sản xuất nhiều cholesterol gây nguy cơ bị sỏi bùn túi mật. 
  • Sử dụng thường xuyên 1 số loại thuốc: Các loại thuốc tránh thai, hạ mỡ máu… có thể làm gia tăng nguy cơ bị sỏi bùn túi mật nếu sử dụng trong thời gian dài. 
  • Ảnh hưởng của thai kỳ: Trong quá trình mang thai có thể gây áp lực lên túi mật và dẫn đến nguy cơ có sỏi bùn trong túi mật. 
  • Nuôi ăn bằng tĩnh mạch trong thời gian dài: Do nuôi ăn qua đường tĩnh mạch nên dịch mật ứ đọng,  không được lưu thông lâu dần có thể gây ra tình trạng sỏi bùn.  

Dấu hiệu nhận biết sỏi bùn ở túi mật

Sỏi bùn trong túi mật thường không có nhiều triệu chứng rõ ràng và khó phân biệt. Tuy nhiên khi sỏi bùn tiến triển nặng hơn có thể gây ra 1 số dấu hiệu điển hình như sau: Đau bụng ở mạn sườn phải, đặc biệt là khi ăn nhiều dầu mỡ

  • Chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn
  • Người bệnh có thể bị sốt 
  • Đi đại tiện ra phân có màu giống đất sét

dấu hiệu nhận biết sỏi bùn ở túi mật

Sỏi bùn túi mật tiến triển có thể gây ra 1 số triệu chứng

Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như trên thì cần đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp xử lý phù hợp.

Biến chứng của sỏi bùn túi mật

Sỏi bùn mật hầu hết không gây nguy hiểm và có thể tự mất đi tuy nhiên trong 1 số trường hợp sỏi bùn vẫn có thể gây ra 1 số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

  • Viêm túi mật do sỏi bùn: Tình trạng sỏi bùn trong túi mật mật gây ra tình trạng ứ dịch mật, lâu ngày sẽ dẫn đến viêm, nhiễm trùng gây ra các cơn đau, cảm giác buồn nôn và đầy hơi ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tắc ống dẫn mật: Ngoài ra sỏi bùn cũng có thể gây ra tình trạng tắc ống dẫn mật và nhiễm trùng và nhiều vấn đề khác. 
  • Tiến triển thành sỏi túi mật: Nếu tồn tại quá lâu trong túi mật sỏi bùn có thể tiến triển thành sỏi mật gây nên những cơn đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Điều trị sỏi bùn như thế nào?

Do không phải bệnh lý quá nguy hiểm nên phần lớn các trường hợp sỏi bùn không cần điều trị. Người bệnh chỉ cần lưu ý 1 số vấn đề trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cụ thể như sau: Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều cholesterol, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi. Ngoài ra cũng nên tăng cường vận động, tập thể dục thể thao, uống nhiều nước để cải thiện.

Với các trường hợp sỏi bùn tiến triển gây ra các vấn đề hoặc biến chứng thì bác sĩ có thể cho sử dụng các loại thuốc hoặc chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

cách điều trị sỏi bùn

Người bị sỏi bùn nên kiêng đồ chiên rán nhiều dầu mỡ

Làm thế nào để phòng ngừa sỏi bùn ở túi mật?

Để phòng ngừa nguy cơ bị sỏi bùn túi mật, bạn cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, thực đơn ăn uống lành mạnh như sau:

  • Ăn uống điều độ, tránh bỏ bữa . Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh ít dầu mỡ, nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
  • Tẩy giun sán định kỳ để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường mật, ngăn ngừa khả năng hình thành sỏi bùn trong túi mật.
  • Không thực hiện giảm cân quá nhanh 

Nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc đi khám kiểm tra khi có các dấu hiệu bất thường để được bác sĩ khám, chẩn đoán tình trạng sỏi bùn và đưa ra giải pháp xử lý phù hợp, tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

XEM THÊM: 

Sỏi san hô trong thận và cách xử lý hiệu quả an toàn nhất

Gói Khám sức khỏe định kỳ

Với những kiến thức ở bài viết trên hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sỏi bùn ở túi mật cũng như các biện pháp phòng và điều trị. Nếu muốn được tư vấn hoặc đặt lịch thăm khám hãy liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo hotline 19001806 để được  hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,193

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám