Chăm sóc thai phụ bị tiền sản giật cần lưu ý những gì?

Trần Thị Hương Ngát

20-08-2020

goole news
16

Theo nghiên cứu ở Việt Nam, tỷ lệ tiền sản giật chiếm 5–6% tổng số phụ nữ mang thai. Đây là tai biến sản khoa nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng cho thai nhi và là nguyên nhân khiến sản phụ tử vong. Vì vậy việc chăm sóc thai phụ tiền sản giật cần phải hết sức chú ý.

Triệu chứng của tiền sản giật

Tiền sản giật là biến chứng thai kỳ nghiêm trọng do tăng huyết áp và có các dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác (thường là thận). Bệnh gây ra nhiều biến chứng như: thai chết lưu, đẻ non, đẻ nhẹ con, suy dinh dưỡng, trẻ em chậm phát triển về thể chất lẫn tinh thần…  

Chăm sóc thai phụ tiền sản giật

Thai phụ có thể bị tiền sản giật vào tuần 20 của thai kỳ dù huyết áp ổn định

Thai phụ có thể bị tiền sản giật vào tuần 20 của thai kỳ dù huyết áp ổn định. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi. 

>>> Xem thêm: Cấp cứu thành công sản phụ thai to bị tiền sản giật nặng

Dấu hiệu điển hình

- Cao huyết áp là dấu hiệu hay gặp nhất và sớm nhất của tiền sản giật. Kết quả đo huyết áp có thể lớn hơn hoặc bằng 140/90 milimét thuỷ ngân (mmHg). Đo 2 lần cách nhau ít nhất 6 giờ nhưng không quá bảy ngày.

+ HA tâm thu ≥ 140mmHg, HA tâm trương ≥ 90mmHg (phụ nữ chưa biết HA bình thường)

+ HA tâm thu ≥ 160mmHg, HA tâm trương ≥ 110mmHg (tiền sản giật nặng)

– Thừa protein trong nước tiểu. Protein niệu dương tính khi lượng protein lớn hơn 0,3g/l/24 giờ hoặc trên 0,5g/l/ mẫu nước tiểu ngẫu nhiên.

– Nhức đầu, chóng mặt, giảm thị lực, thay đổi tầm nhìn.

– Đau bụng trên, thường là dưới xương sườn bên phải.

– Buồn nôn hoặc nôn mửa.

– Giảm lượng nước tiểu.

– Tăng cân đột ngột (khoảng 0,9 kg trong một tuần).

– Sưng (phù), đặc biệt là ở mặt và tay. Dấu hiệu này thường nhầm lẫn với chứng phù sinh lý thai kỳ.

Chăm sóc thai phụ tiền sản giật như thế nào?

Cách chăm sóc thai phụ tiền sản giật nhẹ

Dấu hiệu tiền sản giật nhẹ thường khó nhận biết. Phát hiện bệnh thường thông qua đo huyết áp, xét nghiệm albumin trong nước tiểu, thai phụ bị phù.

Nếu thai nhi dưới 36 tuần, sản phụ chỉ cần được chăm sóc đúng cách, không nhất thiết phải nhập viện. Chăm sóc thai phụ tiền sản giật nhẹ cần:

– Để thai phụ được nghỉ ngơi thư giãn tại nhà

– Theo dõi huyết áp thường xuyên, đảm bảo huyết áp không tăng quá cao

– Theo dõi sự hoạt động của thận thông qua lượng nước tiểu

– Kiểm tra sức khỏe của thai nhi bằng cách nghe tim thai, siêu âm…

Chăm sóc thai phụ tiền sản giật

Thai phụ cần siêu âm định kỳ để theo dõi tình trạng thai

- Đối với thai phụ sức khỏe yếu, cần chú ý chăm sóc đặc biệt và uống thuốc theo chỉ định. 

Lưu ý: Những cách trên không thể hoàn toàn ngăn ngừa được bệnh mà chỉ có vai trò kiểm soát bệnh và cải thiện tình trạng của sản phụ.

Cách chăm sóc thai phụ tiền sản giật nặng

Trường hợp này cần nhanh chóng nhập viện. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị thích hợp tùy theo tình trạng bệnh.

Lúc này thai phụ cần nằm nghỉ ngơi tuyệt đối. Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp hàng ngày và siêu âm theo dõi sức khỏe thai nhi. Nếu thai nhi được hơn 36 tuần. có thể bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Nếu mẹ bị tiền sản giật nặng khi thai dưới 24 tuần tuổi thì bắt buộc phải đình chỉ thai kỳ để cứu người mẹ. Khi tiền sản giật có dấu hiệu nặng hơn, mẹ cần được uống thuốc hạ huyết áp để tránh co giật và động kinh.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp xin liên hệ đến hotline 19001806 để được tư vấn miễn phí. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,098

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám