Các phương pháp điều trị tiền sản giật ở thai phụ

Trần Thị Hương Ngát

18-06-2024

goole news
16

Tiền sản giật ở thai phụ là bệnh lý rất nguy hiểm thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nắm rõ các dấu hiệu tiền sản giật sẽ giúp mẹ phát hiện, điều trị bệnh kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

 Những biến chứng do tiền sản giật ở thai phụ gây nên

Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bệnh làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân, thai chậm phát triển trong tử cung, thậm chí là chết lưu trong tử cung. Đặc biệt, tiền sản giật có thể dẫn đến tình trạng sản giật. Khi đó mẹ bầu bị co giật, mất ý thức, có thể hôn mê nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. 

Tiền sản giật ở thai phụ là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau sinh, bao gồm tai biến mạch máu não, tổn thương thận nghiêm trọng, bệnh thận mạn tính, phù võng mạc, chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, suy gan, suy tim cấp, phù phổi cấp...

Tiền sản giật nặng có thể tiến triển thành hội chứng HELLP – tan huyết, tăng các men gan và giảm tiểu cầu. Hội chứng này có thể đe dọa tính mạng cho cả mẹ và con.

Tiền sản giật ở thai phụ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và béTiền sản giật ở thai phụ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Các phương pháp điều trị tiền sản giật ở thai phụ

Tiền sản giật là căn bệnh nguy hiểm do có thể diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn và diễn biến đột ngột. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như phù hai chân, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, tăng cân nhanh, đau vùng thượng vị, tăng huyết áp, nước tiểu sậm màu, thì mẹ bầu cần đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám, xét nghiệm, phát hiện và điều trị tiền sản giật sớm.

Điều trị tiền sản giật nhẹ

Nếu thai phụ có đủ khả năng tự theo dõi tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ càng. Sản phụ có thể được về nhà nghỉ ngơi, tái khám mỗi tuần 1 lần. Mẹ bầu ở nhà cần theo dõi huyết áp hai lần/ngày (sáng, chiều) và ghi chú lại các thông số đo được ứng với các mốc thời gian. Theo dõi hàng tuần, nếu nặng lên phải nhập viện và điều trị tích cực. Nếu thai đã đủ tháng nên chấm dứt thai kỳ ở tuyến chuyên khoa. Uống đủ nước (2-3 lít mỗi ngày), ăn tăng đạm và ăn nhạt.

Mẹ bầu bị tiền sản giật nhẹ có thể về nhà tự theo dõi dưới sự hướng dẫn của bác sĩMẹ bầu bị tiền sản giật nhẹ có thể về nhà tự theo dõi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ

Xử lý tiền sản giật nặng 

Nếu là tiền sản giật nặng phải nhập viện và theo dõi huyết áp và được điều trị tích cực. Theo dõi huyết áp 4 lần/ ngày, cân nặng và protein niệu hàng ngày. Xét nghiệm đếm tiểu cầu, Hct, siêu âm và theo dõi tim thai liên tục.

Thai phụ bị tiền sản giật thường được khuyến khích sinh mổ hơn sinh thường. Bởi nguy cơ sinh non thiếu tháng và khó khăn trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, khi thai nhi đã phát triển tới tuần thứ 35 và 36, cổ tử cung người mẹ đã mềm thì vẫn có cơ hội sinh thường. Bác sĩ sẽ trao đổi kỹ và theo dõi sát mẹ bầu trong suốt quá trình chuyển dạ.

Phương pháp điều trị nội khoa

Khi mẹ bị tiền sản giật, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc giúp điều trị bệnh như: 

  • Thuốc an thần dạng tiêm hoặc uống
  • Sử dụng Magnesium Sulfate để chống co giật
  • Thuốc hạ huyết áp khi mẹ có huyết áp cao (160/110mmHg)
  • Thuốc lợi tiểu khi mẹ có nguy cơ phù phổi cấp hoặc thiểu niệu. 

Sử dụng thuốc giúp hạn chế nguy cơ xảy ra tiền sản giậtSử dụng thuốc giúp hạn chế nguy cơ xảy ra tiền sản giật

Điều trị tiền sản giật bằng phương pháp sản khoa và ngoại khoa

Nếu mẹ mẹ điều trị tiền sản giật nhưng không đáp ứng với các phương pháp điều trị hoặc xảy ra sản giật thì bác sĩ sẽ chỉ định đình chỉ thai với mọi độ tuổi thai. Khi mẹ ổn định trong khoảng 24-48 giờ sẽ tiến hành chủ động chấm dứt thai kỳ. 

Có thể thực hiện mổ lấy thai khi có chỉ định hoặc nhanh chóng chấm dứt thai kỳ để đảm bảo an toàn cho mẹ. 

Bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai khi: 

  • Huyết áp tăng cao nhưng không đáp ứng điều trị sau 24 giờ. 
  • Mẹ bị suy thận khi không đáp ứng điều trị lợi tiểu. 
  • Phù phổi cấp
  • Tiểu cầu giảm, bị rối loạn đông máu. 
  • Chức năng gan bị rối loạn, tụ máu bao gan, rách bao gna. 
  • Sản giật ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. 
  • Bong nhau, thiếu ối
  • Suy thai

Những lưu ý khi điều trị tiền sản giật

Khi điều trị tiền sản giật, cần phải lưu ý những điều sau để đảm bảo mẹ sớm khỏe mạnh: 

  • Mẹ nên nằm nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, thoáng mát. 
  • Mẹ nên nằm nghiêng về phía bên trái. 
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều đạm, nhiều rau quả tươi. Hạn chế ăn đồ ăn nhiều muối. 
  • Theo dõi cơn gò tử cung, tình trạng đau bụng. 
  • Chú ý đến sinh hiệu, lượng nước và nước tiểu thường xuyên. 
  • Theo dõi các triệu chứng của tiền sản giật nặng như: Đau đầu, đau tức ngực, khó thở, buồn nôn, nôn,... 
  • Thông báo với bác sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường trong cơ thể. 

Nằm nghiêng về bên trái sẽ giảm nguy cơ mắc bệnhNằm nghiêng về bên trái sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh

Bạn có thể quan tâm: 

>>> Cấp cứu thành công sản phụ thai to bị tiền sản giật nặng

Nếu mẹ có những dấu hiệu trên hoặc thuộc đối tượng có nguy cơ cao bị mắc tiền sản giật, hãy gọi ngay đến hotline 19001806 của Bệnh viện da khoa Phương Đông hoặc để lại thông tin tại đặt lịch khám để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,630

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám