Cách phòng tránh tiền sản giật giúp mẹ bầu có 1 thai kỳ an toàn

Hương Thắm

18-08-2020

goole news
16

Ở phụ nữ mang thai, triệu chứng tiền sản giật là tai biến sản khoa rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nặng nề cho cả thai phụ và thai nhi.

Tiền sản giật là gì?

Trả lời cho câu hỏi “tiền sản giật là gì”, chuyên gia Sản khoa cho biết, tiền sản giật hay nhiễm độc thai nghén là tình trạng rối loạn nguy hiểm thường gặp đối với thai phụ sau tuần thứ 20. Một số biểu hiện thường thấy của triệu chứng này như: cao huyết áp, mức protein trong nước tiểu gia tăng…

Tiền sản giật là tình trạng rối loạn nguy hiểm thường gặp đối với mẹ bầu sau tuần thứ 20

Tiền sản giật là tình trạng rối loạn vô cùng nguy hiểm trong thai kỳ

Cho đến hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra tiền sản giật ở phụ nữ mang thai. Một vài giả thuyết đưa ra rằng, tình trạng nhiễm độc thai nghén xảy ra có thể là do sự mất cân bằng prostaglandin, một chất giúp duy trì hoạt động co bóp của các cơ trơn, đóng vai trò quan trọng trong sự vận động co lại của mạch máu trong quá trình mang thai và giúp cơ thể mẹ bầu thư giãn. 

Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi trong khi sinh nở như sinh con thiếu cân, tăng nguy cơ sinh non… Đặc biệt, tiền sản giật có thể dẫn đến tình trạng sản giật, một biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của thai phụ. Sản giật là trường hợp mẹ bầu bị co giật, mất ý thức, có thể hôn mê, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. 

Ngoài ra, tiền sản giật khi mang thai còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau sinh như bệnh thận mạn tính, tổn thương thận nghiêm trọng, tai biến mạch máu não...

Chính vì vậy, khi bước vào những giai đoạn cuối của thai kỳ, càng gần lúc lâm bồn thì mẹ bầu cần phải đặc biệt chú ý các dấu hiệu bất thường và có lịch biểu khám thai hợp lý tại cơ sở y tế uy tín. Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra huyết áp ngay tại nhà để sớm phát hiện các triệu chứng để cấp cứu và điều trị tiền sản giật kịp thời, giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc. 

Nguyên nhân gây ra tiền sản giật

Hiện chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra tiền sản giật

Hiện chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra tiền sản giật

Như đã đề cập ở trên, hiện chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân tiền sản giật. Tuy nhiên, một vài yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ của triệu chứng này ở mẹ bầu:

  • Thai phụ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh lở ngoài da hoặc bị một số chứng rối loạn như máu khó đông.
  • Trong gia đình có bà, mẹ, chị em ruột… bị tiền sản giật
  • Bị thừa cân, béo phì trong quá trình mang thai
  • Thai phụ bị thiếu máu cục bộ tử cung - nhau thai
  • Mẹ bầu gặp phản xạ trong căng tử cung trong thai to, đa thai

Các chuyên gia cũng cho biết thêm phụ nữ mang thai có nguy cơ tiền sản giật cao hơn nữa nếu như kết hợp các yếu tố sau: 

  • Mang đa thai đa ối
  • Phụ nữ có thai dưới 18 tuổi, trên 35 tuổi hoặc mẹ hút thuốc lá
  • Có bầu vào mùa lạnh ẩm
  • Mẹ bầu chửa trứng sẽ có khả năng bị tiền sản giật và thường biểu hiện sớm
  • Phụ nữ mang thai bị đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp mạn tính
  • Ở lần mang thai trước đã có tiền sử bị tiền sản giật, sản giật

Một số cách phòng tránh tiền sản giật

Mặc dù đến nay nguyên nhân chính xác gây ra tiền sản giật khi mang thai vẫn chưa được tìm ra nhưng một số nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng, việc sử dụng thuốc Aspirin ở liều thấp và bổ sung đủ canxi trong thai kỳ có thể hạn chế được nguy cơ tiền sản giật. Ngoài ra, để hạn chế và phòng ngừa tiền sản giật, mẹ bầu nên thực hiện thêm các biện pháp dưới đây: 

Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên

Yoga bầu là bộ môn thể dục rất tốt cho phụ nữ mang thai

Yoga bầu là bộ môn thể dục rất tốt cho phụ nữ mang thai

Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên với cường độ vừa phải, thích hợp cho cơ thể mẹ bầu sẽ nhận được rất nhiều lợi ích, bao gồm: duy trì mức cân nặng lý tưởng, cơ thể khỏe mạnh, củng cố hệ miễn dịch, giảm viêm, thúc đẩy cơ thể chống lại stress, căng thẳng, giảm nguy cơ gặp phải một số biến chứng thai kỳ trong đó có tiền sản giật. 

Ngăn ngừa các nguy cơ mất nước

Các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ bầu nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Mẹ bầu nên uống đủ 2 lít nước/ngày

Khi mang thai, việc bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết mà các chuyên gia khoa Sản luôn khuyến cáo với các mẹ bầu. Theo đó, uống đủ nước trong quá trình mang thai sẽ giúp thai phụ giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu bởi nước giúp làm loãng nước tiểu, ức chế vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Đồng thời, vi khuẩn sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu. Ngoài ra, trong nước uống được đun sôi để nguội có chứa khoáng chất magie sẽ giúp làm mềm chất thải, tăng nhu động ruột. Nhờ đó mà mẹ bầu sẽ ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ, táo bón. 

Ngoài việc uống đủ nước (khoảng 2 lít nước/ngày), phụ nữ mang thai cần hạn chế tiêu thụ các thức uống chứa caffeine, chất kích thích như rượu, bia, cafe… do các loại thức uống này làm tăng số lần đi tiểu, có thể gây mất nước cho cơ thể. 

Ngủ đủ giấc

Ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bà bầu

Ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bà bầu

Các chuyên gia Sản khoa cho biết, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của em bé. Theo nghiên cứu, phụ nữ mang thai ngủ dưới 6 tiếng/ngày sẽ có nguy cơ sinh mổ cao gấp 4,5 lần và thời gian chuyển dạ cũng sẽ kéo dài lâu hơn so với những phụ nữ ngủ đủ 8 tiếng/ngày.

Chính vì vậy, ngủ đủ giấc trong thai kỳ là điều mà mẹ bầu nên chú ý để vừa đảm bảo sức khỏe của bản thân, của em bé, vừa phòng ngừa nguy cơ bị tiền sản giật. Ngoài ra, mẹ bầu nên tranh thủ chợp mắt vào buổi trưa từ 45 phút - 1 tiếng để cơ thể và đầu óc được thư giãn.  

Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ là việc rất quan trọng đối với mỗi mẹ bầu

Khám thai định kỳ là việc rất quan trọng đối với mỗi mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ là điều rất quan trọng. Đồng thời, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường như thở nhanh, mệt mỏi quá sức, đau bụng dữ dội, mắt mờ… thì mẹ bầu nên bảo người nhà cho đi khám ngay để kịp thời phát hiện bất kỳ yếu tố nguy cơ nào, kể cả triệu chứng tiền sản giật. 

Thông thường, quy trình khám thai tiêu chuẩn là bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra huyết áp, xét nghiệm máu, xét nghiệm protein trong nước tiểu… để đánh giá xem thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật hay không. 

Ngoài ra, nếu trong gia đình mẹ bầu có người mắc hội chứng HELLP, tiền sử bị tiền sản giật hoặc một số rối loạn tăng huyết áp khác thì nên thông báo cho bác sĩ biết để được theo dõi huyết áp và nước tiểu trong suốt quá trình mang thai. 

Ăn uống khoa học và lành mạnh

Một trong những nguyên nhân tiền sản giật đó là huyết áp cao. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao khi mang thai, mẹ bầu nên ăn nhạt, ăn nhiều thực phẩm giàu kali, tránh dùng kali ở dạng bổ sung như thực phẩm chức năng. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên ăn nhiều rau củ quả và trái cây tươi để cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cùng lượng chất điện giải cao, bao gồm cả Kali. Một số loại thực phẩm mà mẹ bầu nên ưu tiên để phòng ngừa tiền sản giật bao gồm: bơ, chuối, dưa chuột, khoai lang… 

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Mẹ bầu nên duy trì cân nặng trong mức độ cho phép

Mẹ bầu nên duy trì cân nặng trong mức độ cho phép

Tình trạng thừa cân, béo phì trong thai kỳ không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất và hormone của mẹ bầu mà còn có thể làm nặng thêm tình trạng viêm, gia tăng nguy cơ thuyên tắc phổi (PE) - một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. 

Vì vậy, điều quan trọng nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh là mẹ bầu phải duy trì cân nặng trong mức độ cho phép. Do đó, trước khi thụ thai và trong thai kỳ, phụ nữ mang thai nên ăn những loại thực phẩm bổ dưỡng, tránh ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán, dầu mỡ và có chế độ vận động thể chất phù hợp để có một cơ thể khỏe mạnh. 

Bổ sung dinh dưỡng và vitamin hợp lý

Mẹ bầu nên uống bổ sung thêm vitamin phòng ngừa tiền sản giật

Mẹ bầu nên uống bổ sung thêm vitamin phòng ngừa tiền sản giật

Ngoài các cách phòng ngừa tiền sản giật nêu trên, các bác sĩ Sản khoa cũng lưu ý với mẹ bầu là nên uống viên bổ sung vitamin để bù đắp lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống như vitamin C, E, B; sắt, phốt pho, i-ốt, canxi, magie…

Các vitamin nhóm B rất quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu, giúp tăng khả năng sản sinh và thoát khỏi tình trạng ốm nghén. Trong khi đó, vitamin C và E giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể có nhiều trong trái cây họ cam quýt, nên mẹ bầu có thể bổ sung trong các bữa phụ hàng ngày. 

Biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những biến chứng thai kỳ vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Thậm chí gây tử vong cho cả thai phụ và thai nhi nếu biến chứng nặng. 

Đối với mẹ bầu

Thai phụ bị tiền sản giật có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm

Thai phụ bị tiền sản giật có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm

Tiền sản giật nếu được phát hiện kịp thời cũng có nguy cơ gây chứng sản giật cho thai phụ với biểu hiện lâm sàng là những cơn co giật liên tục và kết thúc bằng hôn mê. Tuy nhiên, nếu không được cấp cứu và xử lý kịp thời, sản phụ có thể co giật cho đến lúc tử vong. 

Không chỉ vậy, tiền sản giật còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khác sau đây đối với phụ nữ mang thai:

  • Tăng nguy cơ bị bong nhau non ở mẹ bầu. Nếu bong rau non gây chảy máu nhiều, tình trạng trở nên nặng, nguy cấp có thể đe dọa đến tính mạng của cả 2 mẹ con.
  • Các biến chứng chảy máu có thể xảy ra là chảy máu trong gan, xuất huyết võng mạc rất nguy hiểm.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch cho thai phụ
  • Biến chứng suy giảm chức năng gan và rối loạn đông máu, trong đó chứng rối loạn đông máu rất nguy hiểm vì điều trị rất khó khăn, dễ dẫn đến tử vong cho thai phụ.
  • Một trong những biến chứng của tiền sản giật đó là hội chứng HELLP với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau đầu, đau bụng. Đây là tình trạng rất nguy hiểm và là một mối đe dọa cho tính mạng của cả thai phụ và thai nhi.
  • Biến chứng suy thận cấp là nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ mang thai lên đến 23%.
  • Biến chứng phù phổi cấp và suy tim cấp thường xảy ra trước hoặc sau khi đẻ một vài giờ. Nếu không được can thiệp xử lý kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ.
  • Biến chứng xấu nhất của tiền sản giật là gây tử vong cho sản phụ, điều mà không một ai mong muốn. 

Đối với thai nhi

Mẹ bị tiền sản giật có thể khiến em bé bị sinh non

Mẹ bị tiền sản giật có thể khiến em bé bị sinh non

Có thể thấy tiền sản giật gây ra ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với bà bầu, tuy nhiên bệnh còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, cụ thể là:

  • Khiến thai nhi chết lưu ngay từ trong bụng mẹ
  • Thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng do lượng máu truyền đến nhau thai hạn chế khiến thai không được phát triển toàn diện
  • Khiến em bé bị sinh non và suy dinh dưỡng
  • Đặc biệt, thai nhi có nguy cơ bị tử vong ngay sau khi sinh do bị chảy máu phổi, ngạt, chấn thương...

Cần làm gì khi có nguy cơ bị tiền sản giật thai kỳ

Các chuyên gia y tế cho biết, nếu bạn có nguy cơ cao bị tiền sản giật thì điều bạn cần làm trước khi mang thai là thay đổi lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống để phòng ngừa và hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Cụ thể:

  • Giảm cân nếu có chỉ số BMI cao hơn 25, đây là mức cảnh báo cho thấy bạn đang thừa cân, béo phì.
  • Tránh xa thuốc lá
  • Tạo thói quen thể dục thể thao thường xuyên
  • Kiểm soát lượng đường trong máu hoặc huyết áp
  • Dùng Aspirin liều thấp (81mg) sau 12 tuần mang thai nếu mẹ bầu có một trong các yếu tố sau: đa thai, tăng huyết áp mãn tính, tiền sử tiền sản giật khi mang thai, đái tháo đường, bệnh thận hoặc bệnh tự miễn
  • Bổ sung canxi đầy đủ trước và trong khi mang thai sẽ giảm nguy cơ mắc hội chứng tiền sản giật. Vì vậy, bạn cần bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể từ 1200 - 1500 mg/ngày thông qua thực phẩm bổ sung và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên dùng thuốc, thực phẩm bổ sung hoặc vitamin theo tư vấn của bác sĩ Sản khoa. 

Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm nhưng không quá đáng sợ nếu bạn biết cách chăm sóc bản thân trước và trong lúc mang thai. Đồng thời cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ điều trị thì mẹ bầu hoàn toàn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, đẩy lùi những rủi ro sức khỏe cho bản thân và bé yêu.

Đồng hành cùng mẹ trong suốt thai kỳ, bệnh viện Đa khoa Phương Đông mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, giúp mẹ khỏe mạnh và an tâm để chào đón những thiên thần bé bỏng. Phương Đông tự hào khi có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, sẽ luôn bên cạnh theo dõi sát sao, kỹ lưỡng sức khỏe của mẹ và bé.

Quy trình thăm khám thai toàn diện, khoa học, đảm bảo an toàn trong mùa dịch sẽ phát hiện và xử lý ngay các triệu chứng tiền sản giật, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, vượt cạn bình an. 

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông còn đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của mẹ bằng cách chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho mẹ. Chế độ ăn uống luôn được đảm bảo với những bữa cơm phong phú và đầy đủ dưỡng chất. Đội ngũ điều dưỡng tận tâm, nhiệt tình sẽ chăm lo việc sinh hoạt và nghỉ ngơi của mẹ sao cho hợp lý, giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau cuộc vượt cạn thành công. Để đăng ký khám và tư vấn sức khỏe thai sản tại BVĐK Phương Đông bạn có thể liên hệ tới hotline 19001806. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
12,751

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám