Nhận biết tình trạng chảy máu chân răng
Theo bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, Tình trạng phần lợi xung quanh răng bị sưng đỏ, rỉ máu được gọi là chảy máu chân răng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này nhưng tập chung chủ yếu là 2 nhóm sau: Nhóm nguyên nhân lành tính và nhóm nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân lành tính xảy ra do việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, không quá nguy hiểm nhưng cần có sự điều chỉnh để cải thiện sớm. Nguyên nhân bệnh lý cần được bác sĩ nha khoa thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Chảy máu chân răng phần lợi sưng đỏ, rỉ máu
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng kéo dài
Chảy máu chân răng là biểu hiện đầu tiên của các bệnh lý khác nhau, ngoài ra còn đi kèm với những triệu chứng khác. Nguyên nhân dẫn tới chảy máu chân răng cụ thể như:
Vệ sinh răng chưa đúng cách
Vệ sinh răng đúng cách sẽ giúp bạn có được một khoang miệng sạch, phòng tránh bệnh về nướu, lợi. Tuy nhiên thực tế không hẳn ai cũng biết cách để làm sạch vùng răng miệng, một số sai lầm về có thể dẫn tới tình trạng nướu bị chảy máu, cụ thể như sau:
- Lựa chọn bàn chải đánh răng cứng chưa phù hợp với răng miệng.
- Đánh răng quá mạnh.
- Sử dụng kem đánh răng chứa chất fluor trên 1mg/l.
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bạn có một khoang miệng sạch sẽ
Dùng chỉ nha khoa không đúng cách
Mảng bám tích tụ lâu trên răng sẽ gây lên tình trạng chảy máu chân răng. Việc dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn và mảng bám răng giữa các kẽ răng nơi mà bàn chải đánh răng không thể đánh được. Tuy nhiên, việc dùng chỉ nha khoa quá mạnh tay sẽ tác động trực tiếp lên lợi, phần chân răng gây ra chảy máu, viêm nướu…
Viêm nướu
Viêm nướu hay còn gọi là giai đoạn đầu tiên của viêm nha chu. Ban đầu tình trạng viêm nhiễm sẽ tại chỗ của nướu, sau đó tích tụ thành mảng bám lâu ngày ở đường viền nướu. Viêm nướu có thể chữa trị chấm dứt hoàn toàn mà không gây ảnh hưởng tới răng. Tuy nhiên, không chữa trị kịp thời bệnh sẽ biến chuyển với tốc độ nhanh, nguy hiểm và khó điều trị.
Viêm nha chu
Viêm nha chu là bệnh phổ biến thường gặp ở thanh thiếu niên và lớn tuổi. Đây là tình trạng bệnh trở nặng của viêm nướu hay viêm nướu răng. Tương tự với viêm nướu, dấu hiệu của viêm nha chu thường bao gồm chảy máu chân răng, lợi sưng đỏ, hôi miệng,... nếu không được điều trị, lâu ngày sẽ dẫn tới mất răng, ảnh hưởng tới cấu trúc xương hàm.
Áp xe chân răng
Đặc trưng của áp xe chân răng do sưng lợi xung quanh vị trí vùng răng bị nhiễm trùng, tích tụ mủ nhiễm trùng ở vị trí răng. Khi áp xe răng biểu hiện sưng tấy lợi tại chỗ, lâu ngày gây ảnh hưởng tới lợi, chân răng…Hiện tượng chảy máu cần được chữa trị kịp thời. Điều trị kịp thời và dứt điểm áp xe chân răng rất nhanh hồi phục và không để lại ảnh hưởng sức khỏe sau này.
Áp xe chân răng tạo cảm giác khó chịu, đau nhói ở vị trí răng
Răng mọc lệch, khấp khểnh
Răng mọc lệch, khấp khểnh không chỉ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn có thể dẫn tới các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Vị trí răng khấp khểnh thường gây khó khăn trong việc vệ sinh, thức ăn còn sót lại sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập, phát triển. Một số trường hợp để lại biến chứng như sưng, gây nhiễm trùng tại chỗ, điều này khiến lợi trở lên nhạy cảm, dễ chảy máu chân răng hơn.
Liên quan tới tình trạng, bệnh lý khác
Ngoài viêm lợi, viêm nha chu, tình trạng chảy máu chân răng còn liên quan tới các bệnh lý khác như viêm tủy răng, nội tiết tố thay đổi, ung thư miệng,... Các bệnh lý trên đều gây ảnh hưởng trực tiếp tới nha, nướu. Cùng với đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng là nguyên nhân dẫn tới chảy máu chân răng.
Tình trạng chảy máu chân răng có nguy hiểm hay không?
Như đã nói chảy máu chân răng xảy ra khi phần lợi xung quanh răng bị sưng đỏ, chảy máu. Nếu kéo dài, mức độ xuất huyết nghiêm trọng có thể dẫn tới các bệnh viêm nhiễm nặng hơn và gây ảnh hưởng tới răng, cấu trúc xương hàm. Thậm chí, nếu chủ quan, không thăm khám và điều trị kịp thời, lợi và chân răng bị ảnh hưởng có thể gây ra tình trạng lung lay răng, kéo dài dẫn tới mất răng vĩnh viễn, tiêu xương hoặc áp xe xương ổ răng. Ngoài ra, chảy máu chân răng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy việc chẩn đoán, thăm khám kịp thời là điều cần thiết.
Chảy máu chân răng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Phương pháp xử lý khi chảy máu chân răng?
Để có được phương pháp xử lý hợp lý nhất, bạn cần xác định rõ vị trí chân răng bị ảnh hưởng, nguyên nhân gây bệnh. Thông thường sẽ có 2 biện pháp xử lý như sau:
Biện pháp cầm máu tại nhà
Trong trường hợp bạn không thể tới phòng khám, có thể cải thiện tình trạng chảy máu chân răng bằng biện pháp tạm thời như:
- Sử dụng thảo dược: Một số thảo dược thiên nhiên dễ tìm như bạc hà, nha đam,...có tác dụng tiêu sưng, cầm máu, giảm đau tức thì. Mỗi loại có đặc tính khác nhau, bạn có thể sử dụng bằng cách súc miệng hoặc đắp trực tiếp lên vùng nướu bị tổn thương.
- Bổ sung Vitamin: Việc thiếu hụt vitamin cũng là nguyên nhân gây tình trạng chảy máu chân răng. Bạn có thể bổ sung Vitamin C như cam, bưởi, ổi… và vitamin K từ các loại rau.
- Ngậm nước muối ấm: Biện pháp này được đánh giá cao trong việc cầm máu tạm thời, giảm đau và tiêu sưng hiệu quả. Ngoài ra, nước muối có đặc tính sát trùng mạnh giúp tiêu diệt virus, nấm cũng như chủng hại trong khoang miệng.
- Chườm lạnh: Phương pháp chườm lạnh giúp giảm đau, sưng. Bạn áp túi vào vị trí vùng má bị đau từ 15 - 20 phút sẽ giúp cầm máu, giảm đau nhanh và hiệu quả.
Xử lý tại nhà bằng phương pháp chườm lạnh giúp giảm đau, sưng
Phương pháp y tế trị chảy máu chân răng
Dựa vào nguyên nhân chảy máu chân răng, nha sĩ sẽ chỉ định các phương pháp y tế để cải thiện sức khỏe răng của bạn. Bạn sẽ nhận được tư vấn các biện pháp dưới đây:
- Cạo vôi răng: Khi cao răng tích tụ nhiều có thể gây ảnh hưởng tới mô nướu xung quanh. Với trường hợp chảy máu do cao răng, phương pháp làm sạch giúp mô nướu dần được phục hồi, giảm mức độ phù nề và tình trạng chảy máu.
- Điều trị nha chu: Đối với chảy máu do viêm nha chu, ngoài lấy cao răng nha sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện thêm các phương pháp khác tùy thuộc vào từng mức độ.
- Một số phương pháp y tế điều trị khác: Ngoài các bệnh lý trên, chảy máu chân răng còn có thể xảy ra do tiểu đường, ung thu máu, rối loạn đông máu,...Tùy nguyên nhân, nha sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Khi nguyên nhân được kiểm soát, chảy máu chân răng và các vấn đề về răng miệng sẽ được cải thiện đáng kể.
Phương pháp điều trị chảy máu chân răng do viêm nha chu
Phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng là bệnh lý lành tính, tuy nhiên để có thể duy trì răng miệng chắc khỏe bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa. Theo bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, các biện pháp phòng bệnh bao gồm:
Tuyệt đối không hút thuốc
Hút thuốc ngoài gây ung thư các cơ quan trong cơ thể như: Phổi, vòm họng, gan, tụy,... còn làm hại đến nướu răng. Các nghiên cứu đã chỉ ra đây là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh viêm lợi.
Hút thuốc còn khiến cho hệ miễn dịch suy giảm, từ đó cơ thể chúng ta không có sức để chống lại các virus xâm hại. Chính vì vậy, việc bỏ thuốc lá chính là bảo vệ nướu và bảo vệ sức khỏe sau này.
Hút thuốc - Nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày cực kỳ quan trọng. Một hàm răng trắng, sáng không chỉ mang tới tính thẩm mỹ mà còn giúp bạn tự tin hơn với người đối diện. Chính vì vậy, việc chăm sóc răng miệng cực kì quan trọng.Vì vậy, để phòng ngừa, bạn nên chú ý việc chải răng 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối. Kết hợp với chỉ nha khoa lấy vụn thức ăn và nước súc miệng để làm sạch một cách tối ưu, hiệu quả nhất.
Bổ sung chất dinh dưỡng
Nạp thực phẩm nhiều vitamin, chất dinh dưỡng giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng nướu răng. Hãy bổ sung chất dinh dưỡng sau giúp cho răng miệng ngày càng khỏe mạnh:
- Tăng cường vitamin C: Cam, Dâu tây, ổi, bưởi,...góp phần tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng.
- Tăng cường vitamin K: Bắp cải, cần tây, mù tạt,... là những loại thực phẩm có hàm lượng vitamin K dồi dào. Bạn nên bổ sung thêm chúng vào thực đơn hàng ngày để có được sức khỏe tốt nhất.
- Giảm bớt lượng Carbs: Giảm lượng Carbs trong máu hợp lý giúp cắt giảm lượng đường trong máu. Từ đó, cơ thể sẽ được duy trì ở trạng thái ổn định, khỏe mạnh.
- Uống trà xanh: Trà xanh giúp giảm viêm lợi chân răng hiệu quả bởi trong trà có chất axit tannic chống viêm, kháng khuẩn xoa dịu triệu chứng viêm.
Kiểm tra răng miệng định kỳ hàng năm
Khám định kỳ là việc cần thiết giúp cho người khám hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình nhằm kiểm soát tình trạng răng miệng kịp thời. Thời gian phù hợp để khám định kỳ là 6 tháng/lần tránh để mảng bám, cao răng hình thành gây nên các bệnh về răng miệng.
Kiểm tra răng miệng định kỳ giúp người khám hiểu rõ tình trạng sức khỏe răng miệng
Chú ý đến chế độ ăn uống
Ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị khiến cho nhiều người có cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lớp men răng và các bộ phận khác: tủy răng, chân răng, nướu,... lâu ngày gây hỏng men răng và tủy răng. Hãy chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe răng lợi tốt nhất nhé.
Dịch vụ chuyên khoa Răng hàm mặt tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự hào là đơn vị y tế uy tín hàng đầu. Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện được trang bị các thiết bị y tế hiện đại có máy chụp răng X quang răng CT Scanner Cone Beam nhằm giúp chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất. Đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm luôn tận tâm và chu đáo trong chăm sóc người bệnh. Quy trình nhanh chóng, thủ tục nhanh gọn, hạn chế tối đa tình trạng chờ đợi. Khuôn viên bệnh viện rộng thoáng, nhiều cây xanh, là điều kiện lý tưởng để thăm khám, điều trị và hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân.
Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín
Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông uy tín, chuyên nghiệp Hi vọng bài viết đã cung cấp kiến thức về nguyên nhân, cách phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng. Để được tư vấn trực tiếp và giải đáp thắc mắc liên quan, quý khách vui lòng bấm số 19001806 chuyên viên sẽ nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.