Suy thận giai đoạn 4 là một bệnh lý nguy hiểm. Trong chăm sóc và điều trị bệnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát diễn biến bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các nguyên tắc trong chế độ ăn cho người suy thận độ 4 cần tuân thủ là ăn ít protein, kali, phốt pho và natri, đồng thời ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Suy thận giai đoạn 4 có nguy hiểm không?
Có. Suy thận giai đoạn 4 tức bệnh lý đã tiến đến giai đoạn gần cuối, Người bị suy thận giai đoạn 4 với quả thận chỉ còn khả năng lọc từ 14 - 39 ml/ phút, tức thận đã mất khoảng 85 - 90% chức năng vốn có và cần được hỗ trợ chạy thận nhân tạo hoặc đang chờ ghép thận để kéo dài cuộc sống.
(Hình 1 - Tiên lượng sống của người bệnh suy thận giai đoạn cuối không hề khả quan)
Khả năng chữa khỏi của thận trong giai đoạn này là gần như không thể. Lúc này, bên cạnh các liệu pháp y tế, bạn cần phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời, bệnh nhân phải nghiêm túc thay đổi thói quen sống, thực hiện theo chế độ ăn cho người suy thận độ 4 để kiểm soát chặt chẽ bệnh lý, sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến diễn biến bệnh suy thận không?
Xây dựng chế độ ăn cho người suy thận độ 4 hay bất kỳ giai đoạn suy thận nào cũng là điều rất quan trọng. Bởi thói quen ăn quá mặn, quá ngọt, quá nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước ngọt, uống ít nước,... sẽ khiến người bệnh bị:
- Quá tải natri do lượng muối nạp vào quá nhiều, khiến bệnh nhân gặp biến chứng tăng huyết áp, tổn thương tim, mạch máu, phù nề tay chân, suy tim
- Tăng lượng đường trong máu đòi hỏi thận phải làm việc nhiều hơn để lọc và bài tiết glucose. Điều này khiến diễn biến bệnh thận tiến triển nhanh hơn và tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...
- Tăng lượng Kali và Photpho trong máu khiến cơ thể bị rối loạn điện giải. Người bệnh bị rối loạn nhịp tim, loãng xương, xương dễ gãy hơn.
- Tăng nguy cơ béo phì
(Hình 2 - Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng khá lớn đến diễn biến bệnh suy thận)
Để tránh các rủi ro về mật sức khoẻ khi người bệnh ăn uống không hợp lý, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng khi xây dựng chế độ ăn cho người suy thận độ 4 như sau:
- Đầy đủ nhóm chất calo, chất béo, chất đạm, vitamin, khoáng chất để giảm áp lực cho thận, đáp ứng đủ 35 - 40 calo/kg/ ngày.
- Hạn chế sử dụng muối: Chỉ ăn khoảng 5g muối mỗi ngày
- Giảm lượng Kali nạp vào để duy trì nồng độ Kali trong máu ở mức bình thường
- Bổ sung các khoáng chất, vitamin qua các nhóm thực phẩm lành mạnh
Người bị bệnh suy thận độ 4 nên ăn gì?
Như đã đề cập ở trên, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát diễn biến bệnh suy thận và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Dựa trên nguyên tắc bổ sung các thực phẩm lành mạnh, dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn 4:
- Thực phẩm ít protein: Lượng protein cần thiết cho người suy thận giai đoạn 4 thường thấp hơn so với người bình thường. Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về lượng protein phù hợp cho bạn. Đồng thời, bạn nên chọn các loại protein chất lượng cao, dễ tiêu hóa như protein từ cá, thịt nạc, trứng, sữa và các loại đậu, sắn, khoai lang, bún,...
- Thực phẩm ít kali: Người suy thận giai đoạn 4 cần hạn chế lượng kali (<3000g/ ngày) để tránh các biến chứng nguy hiểm. Vì thế, gia đình nên ưu tiên các loại thực phẩm ít kali như gạo trắng, bánh mì trắng, trái cây và rau quả ít kali (táo, chuối, lê, bông cải xanh, cà rốt,...) vào bữa ăn của bệnh nhân
- Thực phẩm ít phốt pho: Để tránh các biến chứng về xương và tim mạch, người bệnh chỉ cần nạp khoảng 1000mg/ ngày. Chính vì vậy, bạn nên ưu tiên nên hạn chế tối đa lượng photpho trong bữa ăn. Hãy chọn các loại thực phẩm ít phốt pho như rau và trái cây tươi, sữa gạo, mì pasta, bánh mì, thức ăn ngũ cốc từ gạo và bắp, thức uống có màu nhạt…
- Thực phẩm ít natri: Natri có thể làm tăng huyết áp và gây ra các vấn đề tim mạch cho người suy thận giai đoạn 4. Bằng cách cắt giảm ăn muối, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh, người bệnh nên lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống và tự chế biến tại nhà.
- Uống đủ nước: Nước rất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là đối với người suy thận. Tuy nhiên, người suy thận giai đoạn 4 cần lưu ý lượng nước nạp vào cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng quá tải dịch.
(Hình 3 - Chế độ ăn cho người suy thận độ 4 cần đảm bảo ít protein)
Người bị bệnh suy thận độ 4 không nên ăn gì?
Song song với xây dựng chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn 4 khuyến khích các thực phẩm tươi sống, ít chế biến, giảm đạm thì người bệnh cũng cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, các loại hạt và đậu với hàm lượng đạm cao có thể làm tăng gánh nặng cho thận và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
- Trái cây, bánh kẹo nhiều đường và Kali như chuối, cam, khoai tây, cà chua, các loại đậu và socola dễ thúc đẩy các vấn đề tim mạch nguy hiểm.
- Các loại thực phẩm đóng hộp, muối chua, chế biến sẵn, đồ uống có chất kích thích... chứa nhiều natri, chất bảo quản và phụ gia có thể tăng gánh nặng lên thận
- Thực phẩm có hàm lượng Kali và Photpho cao như các loại rau màu xanh lá,...
(Hình 4 - Một số thực phẩm giàu Photpho nên loại bỏ khỏi bữa ăn của người bệnh)
Gợi ý về thực đơn cho người bệnh suy thận giai đoạn 4
Để hỗ trợ làm chậm diễn biến của bệnh và hạn chế biến sự ảnh hưởng của biến chứng của suy thận lên các cơ quan nội tạng, bạn có thể tham khảo một số gợi ý cho chế độ ăn cho người suy thận độ 4 như sau:
- Ưu tiên bột sắn dây, bún, khoai lang, phở,... hơn gạo lứt, bánh mì nguyên cám
- Thay các thực phẩm nhiều đường như cơm trắng, đồ ngọt bằng các món ít đường bột như khoai sọ, khoai lang, miến
- Ăn uống đa dạng, lành mạnh và đúng lượng đạm. Đặc biệt hãy thay đạm thực vật thay cho các đồ ăn giàu đạm từ động vật như trứng, thịt đỏ,..
- Bổ sung canxi từ các sản phẩm từ sữa ít đường hoặc không đường
- Có thể sử dụng dầu thực vật để tăng chất béo
- Khi chọn rau xanh, trái cây tươi nên chọn các loại ít đường và ít Kali như táo, lê, dâu tây, bưởi, cam,...
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, rươu bia, nước ngọt, cà phê, mứt, bánh kẹo, đồ muối chua,... Khi nấu ăn, hạn chế các món nhiều dầu mỡ, chiên rán, bạn nên ăn nhạt, ăn ít thịt cá, bổ sung nhiều rau và các loại hoa quả phù hợp,...
Lưu ý khi xây dựng và áp dụng chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn 4
Trên thực tế khi bệnh lý đã tiến triển đến giai đoạn gần cuối như suy thận giai đoạn cuối, người bệnh thường bị suy dinh dưỡng do kiêng khem nhiều, rối loạn chuyển hoá,... dẫn đến ăn không ngon, bị nôn ói sau bữa ăn. Để cân bằng giữa hiệu quả điều trị và khẩu vị của người bệnh, gia đình nên cân nhắc:
- Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa chính, người suy thận giai đoạn 4 nên chia nhỏ thành 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày để giảm gánh nặng cho thận.
- Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa, người bệnh dễ ăn và giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng. Nếu thức ăn quá to có thể cắt nhỏ để dễ tiêu hoá
- Sử dụng ít gia vị, đặc biệt là muối
- Ghi chép thực đơn hàng ngày thành nhật ký ăn uống để theo dõi lượng thức ăn, sự thay đổi của cân nặng, huyết áp, nước tiểu trong mỗi lần kiểm tra định kỳ
- Đi khám bác sĩ định kỳ, tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn
Khoa Nội thận Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ chuyên thăm khám, điều trị, chẩn đoán và điều trị bệnh lý ở thận uy tín cho cả nam, nữ giới, người lớn và trẻ nhỏ. Chuyên khoa Nội thận cung cấp đầy đủ các dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý về thận như tầm soát, phát hiện sớm và điều trị các bệnh thận như viêm cầu thận, suy thận, bệnh thận tiểu đường,.... Với hệ thống cơ sở vật chất chất lượng cao, khuôn viên cảnh quan đẹp và nhiều chính sách hỗ trợ viện phí sẽ tạo cho khách hàng trải nghiệm thăm khám an toàn, an tâm và thoải mái.
(Hình 5 -Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thực hiện phẫu thuật cho ca bệnh sỏi thận)
Có thể nói, chế độ ăn cho người suy thận độ 4 đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát diễn biến bệnh suy thận và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Để nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh, bạn phải tích cực phối hợp thăm khám và thực hiện nghiêm túc các chỉ định mà bác sĩ đưa ra.