Nguyên tắc khi áp dụng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Mỗi người bệnh sẽ xây dựng thực đơn phụ thuộc vào tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khoẻ, sở thích, điều kiện kinh tế,... Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường, bạn cũng cần đảm bảo các lưu ý dưới đây:
Ăn vừa đủ
Một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều bệnh nhân và gia đình mắc phải là quá kiêng khem trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến người bệnh không có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động, dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất sức, đường huyết tăng cao,... Vì thế, không phải cứ bị bệnh tiểu đường là phải giảm đột ngột, giảm tất cả lượng thức ăn mà bạn nên theo dõi để đưa ra liều lượng thức ăn hợp lý cho người bệnh.
Bạn nên ăn vừa đủ, không ăn quá no
Ăn đủ bữa, đúng giờ
Ngoài lượng thức ăn khoa học thì hãy cố gắng ăn đủ bữa, ăn đúng giờ để tạo thói quen. Nếu thực hiện được, bạn sẽ ít khi rơi vào trạng thái quá no hoặc quá đói khiến chỉ số đường huyết không ổn định.
Trên thực tế, ngoài 3 bữa chính, không ít người cũng bổ sung thêm khoảng 4 - 5 bữa ăn phụ mỗi ngày để tránh đói bụng ăn đồ ăn vặt vào đêm khuya.
Uống đủ nước
Ngoài thức ăn, mỗi người cần bổ sung đủ 1,5 - 2L nước/ ngày, đặc biệt là người bị tiểu đường. Vì:
- Khi lượng đường trong máu tăng cao, thận sẽ làm việc nhiều hơn để lọc và đào thải đường dư thừa qua nước tiểu. Uống đủ nước giúp quá trình này diễn ra hiệu quả hơn, giảm áp lực lên thận.
- Đường huyết cao có thể gây ra tình trạng mất nước, dẫn đến các triệu chứng như khát nước, khô miệng, mệt mỏi. Uống đủ nước giúp bù lại lượng nước đã mất, cân bằng lại cơ thể.
- Nước là thành phần quan trọng trong quá trình trao đổi chất, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng đến tế bào và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
- Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho da và niêm mạc, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt ở những người bị bệnh tiểu đường có vết thương lâu lành.
Hãy theo dõi lượng nước uống và uống đủ 1,5 - 2L nước/ ngày
Ăn đa dạng các loại thực phẩm
Ngoài mục đích cải thiện bữa ăn, duy trì chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh lâu dài thì ăn đa dạng cũng giúp người bệnh:
- Kiểm soát đường huyết ổn định: Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giúp đường huyết tăng dần đều và không gây đột biến.
- Ngăn ngừa biến chứng: Chế độ ăn đa dạng và cân đối giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận...
- Cải thiện sức khỏe tổng thể: Ăn uống đa dạng không chỉ tốt cho việc kiểm soát đường huyết mà còn giúp cải thiện tâm trạng, bổ sung thêm năng lượng và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hãy chọn nhiều loại thực phẩm khác nhau, thực phẩm nhiều màu sắc cho bữa ăn phong phú
Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn gì và top 16 thực phẩm được chuyên gia khuyên dùng
Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường: Bệnh nhân nên ăn gì?
Dưới đây là gợi ý về nhóm chất dinh dưỡng cần thiết và các loại thực phẩm tương ứng được khuyến khích cho người bị bệnh tiểu đường.
Đô tinh bột
Chúng ta đều biết, đường, bột không tốt cho những người bệnh tiểu đường. Vì theo nguyên lý, cơ thể người bệnh tiểu đường không chuyển hoá được chất này thành năng lượng cho cơ thể. Tinh bột vốn đã bị tích tụ nên nếu bổ sung thêm, đường huyết của bệnh nhân dễ tăng cao, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mặt khác, đây là thành phần chính tham gia vào hoạt động của tế bào nên dù trạng thái của cơ thể đặc thù. bạn cũng không cần kiêng tinh bột hoàn toàn. Hãy thay các loại bánh mì, bánh ngọt, gạo trắng, ngũ cốc có đường bằng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI thấp) như gạo lứt, bánh mì đen, yến mạch, các loại đậu...
Đồng thời, bạn nên ưu tiên chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào,.. Khi đó, chỉ số đường huyết sẽ tăng chậm hơn và luôn được kiểm soát nằm trong ngưỡng an toàn.
Bánh mì đen tốt cho người bệnh tiểu đường
Thực phẩm giàu protein
Protein giúp xây dựng và sửa chữa các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn no lâu hơn.Ngoài ra, nếu tinh bột - hoạt chất tham gia vào quá trình chuyển hoá bắt buộc phải giảm đi cho người tiểu đường thì bạn phải tăng thêm lượng protein.
Lưu ý, bạn nên kết hợp tiêu thụ cả protein thực vật và động vật với lượng vừa đủ như:
- Thịt nạc, cá, trứng, đậu, sữa không đường… Trong đó, theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), thịt nạc chứa nhiều chất đạm và chất béo bão hoà nên thích hợp bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường.
- Thịt gà tây, thịt gà không da
- Cá trích, cá hồi,... các loại cá béo
- Sữa chua
- Các loại đậu, hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, trứng, đậu phụ
Đối với nguồn đạm từ thịt đỏ, sữa nguyên kem, đồ uống ngọt thì bạn nên hạn chế. Vì chúng có thể làm tăng cholesterol trong máu.
Thực phẩm giàu chất béo
Theo Bệnh viện TW Quân đội 108, thực đơn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 không thể thiếu chất béo tốt. Lý do là các chất dinh dưỡng này sẽ đẩy lùi các cơn thèm ăn, giảm cân và kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Các nguồn chất béo mà bạn nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đưỡng, bao gồm:
- Dầu đậu nành
- Vừng
- Hạnh nhân
- Dầu cá, mỡ cá
- Dầu olive
Các loại hạt cũng là phần không thể thiếu trong chế độ ăn của người tiểu đường
Rau xanh và trái cây nhiều chất xơ
Rau xanh và trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa và kiểm soát đường huyết. Nó cũng hỗ trợ làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, giúp đường huyết ổn định.
Bằng các cách chế biến đơn giản như hấp, luộc, trộn rau, bạn nên tích cực ăn nhiều:
- Các loại rau xanh: Cải bó xôi, cải xoăn, các loại rau, măng tây,...
- Không nên ăn các loại củ cải đường, đậu hà lan,... và quả chín ngọt, quả sấy khô
- Hoa quả: việt quất, cam, dâu tây, mâm xôi, táo, mơ, nho, dưa chuột,...
Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường: Bệnh nhân nên kiêng gì?
Ngoài các thực phẩm được gợi ý cho chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường như trên, gia đình và bệnh nhân cũng phải phối hợp đồng thời giảm các thức ăn sau đây:
- Đồ ăn chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, nước ngọt,...
- Chất kích thích như đồ uống có ga, bia rượu,... không tốt cho sức khỏe
- Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn mua ngoài với lượng đường, muối, dầu cao
- Các loại thức ăn chứa nhiều cholesterol và chất béo như trứng, nội tạng động vật, các loại thịt bò, thịt chó,...
- Củ quả nhiều tinh bột như khoai, sắn,....
Bệnh nhân không nên ăn nhiều các loại khoai chứa nhiều tinh bột
Ngoài các điều đáng chú ý về chế độ dinh dưỡng như trên, các bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh:
- Tập thể dục đều đặn: Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với tập thể dục sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh và sức khỏe tổng thể.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên: Việc theo dõi đường huyết giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống và dùng thuốc phù hợp.
- Tái khám định kỳ: Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn chế độ ăn uống, luyện tập, thuốc men,... phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn.
Câu hỏi liên quan
Cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường tuýp 2?
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng cần tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng chung trên. Ngoài ra, vì mục tiêu điều trị cho người bị tiểu đường tuýp 2 là kiểm soát đường huyết, giảm cân và cải thiện độ nhạy insulin.
Do đó, bữa ăn của họ sẽ phải tập trung vào kiểm soát lượng carbohydrate, đặc biệt là carbohydrate đơn giản như đường thô, đường nâu, mỡ động vật.. Thay vào đó, họ sẽ ăn nhiều các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ.
Cần lưu ý gì khi áp dụng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường?
Sản phụ bị tiểu đường là đối tượng cần chăm sóc sức khỏe đặc biệt, để vừa kiểm soát đường huyết ổn định vừa đảm bảo mẹ và bé có đủ các chất dinh dưỡng. Khi đó, mẹ cần:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn cụ thể phù hợp với từng trường hợp.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên: Kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày để điều chỉnh chế độ ăn.
- Chia nhỏ bữa ăn: Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh đường huyết tăng cao đột ngột.
- Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây ít ngọt, các loại đậu...
- Hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao: Đường, bánh kẹo, nước ngọt, cơm trắng, bánh mì trắng...
- Cung cấp đủ protein: Thịt nạc, cá, trứng, đậu... giúp xây dựng và sửa chữa các tế bào.
- Uống đủ nước: Giúp đào thải đường dư thừa và duy trì chức năng thận.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Với sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Hạn chế muối và chất béo: Giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Sản phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng nếu bị tiểu đường thai kỳ
Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Trong quá trình điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho người thân, nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. Thấu hiểu mong muốn chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong các cơ sở y tế khám và tư vấn dinh dưỡng chuyên sâu được nhiều khách hàng lựa chọn. Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu. Trong đó, có TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện.
Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Bệnh nhân đến khám dinh dưỡng còn được hỗ trợ bởi trang bị các thiết bị y tế hiện đại như máy Inbody 770. Đây là thiết bị giúp phân tích các thành phần cơ thể bằng phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học. Chỉ trong vòng 45 - 60 giây, không cần lấy máu, không hấp thụ tia, bạn sẽ được đánh giá đo và đánh giá các thành phần cơ thể ở mức độ tế bào chi tiết như:
- Tổng lượng nước cơ thể, lượng nước trong và ngoài tế bào
- Phân tích nước từng phần: Nước ở 2 tay, nước ở thân, nước 2 chân
- Phân tích khối mỡ
- Lượng khoáng trong xương
- Cân nặng mục tiêu
- Chuyển hoá cơ bản
- Số kg mỡ và cơ cần điều chỉnh
Quy trình thăm khám dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho mọi khách hàng đến Bệnh viện.
Bệnh nhân khám máy Inbody 770 tại Khoa dinh dưỡng
Có thể nói, chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường cần đa dạng, cân bằng. Trong đó, ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây ít đường, các loại đậu, thịt nạc, cá. Hạn chế đường, tinh bột tinh chế, chất béo xấu. Uống đủ nước và tập thể dục đều đặn.