Chụp MRI tim sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong và xung quanh tim. Kỹ thuật này được sử dụng để phát hiện, theo dõi những bệnh lý liên quan đến tim, giúp kịp thời điều trị.
Chụp MRI tim sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về cấu trúc bên trong và xung quanh tim. Kỹ thuật này được sử dụng để phát hiện, theo dõi những bệnh lý liên quan đến tim, giúp kịp thời điều trị.
Trong hệ thống tim mạch con người, tim là bộ phận thiết yếu, đảm nhiệm công việc bơm oxi và máu đi khắp cơ thể nhằm duy trì sự sống. Tim được cấu tạo từ cơ tim, gồm bốn phần là tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, tâm thất trái và tâm thất phải.
Tuy chỉ có kích thước bằng một nắm tay nhưng trong một ngày, tim có thể đập liên tục theo cơ chế mở ra và đóng lại khoảng 100.000 lần. Lượng máu bơm cho cơ thể ước tính dao động 5 - 6 lít mỗi phút, tương đương 2.000 gallon mỗi ngày.
Vì hoạt động xuyên suốt, ngay cả khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi nên chụp MRI tim như một cách để bảo vệ bộ phận này. Hình ảnh cho ra từ máy MRI có thể giải phẫu cấu trúc tim, phát hiện những bất thường dù chỉ vài milimet.
(Chụp MRI có thể giải phẫu chi tiết cấu trúc tim)
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ tim không sử dụng bức xạ nên rất an toàn, hầu như không gây nguy hiểm đến sức khỏe nên những bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim phát triển sau sinh cũng có thể thực hiện.
Chụp cộng hưởng từ tim là ứng dụng quan trọng trong chẩn đoán bệnh tim, đặc biệt với các trường hợp phức tạp. Đôi khi, chỉ định chụp MRI tim nhằm bổ sung dữ liệu cho các xét nghiệm trước đó, hỗ trợ đưa ra kết luận cuối cùng.
Ví dụ như siêu âm tim cho thấy tình trạng phức tạp, có dấu hiệu bất thường, hình ảnh không rõ ràng bên trong tim thì sẽ cần chụp thêm MRI. Từ đó, bác sĩ quan sát được rõ ràng, đánh giá mạch máu, độ lưu thông, lượng máu bơm ra từ tâm thất trái hay chức năng tim.
(Hình ảnh MRI của bệnh nhân nữ mắc cơ tim thất phải gây rối loạn nhịp tim)
Chụp MRI tim cũng có thể được chỉ định thực hiện đầu tiên, thường áp dụng với người mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc các trường hợp sau:
- Nghi ngờ tổn thường tim do nhồi máu cơ tim.
- Bệnh động mạch vành.
- Bệnh màng ngoài tim.
- Có dấu hiệu rách, phình, hẹp động mạch chủ.
- Bệnh màng ngoài tim.
- Bệnh cơ tim.
- Khảo sát tính sống còn của cơ tim của hội chứng nhồi máu cơ tim cấp và mãn tính.
- Suy tim
- Theo dõi u tim, xác định nguyên phát hay thứ phát, tình trạng xâm lấn của khối u.
- Bệnh van tim.
- Kiểm tra và quan sát chức năng buồng thất.
- Đánh giá bất thường luồng thông.
Chỉ định chụp MRI thường linh động theo tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân, mới phát hiện hoặc có tiền sử bệnh tim. Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ tim cũng có thể thực hiện khi bạn tham gia Gói khám sức khỏe định kỳ.
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ tim cần được thực hiện bởi chuyên gia cùng sự hỗ trợ của bác sĩ, phòng máy đạt tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Y tế. Từng cơ sở sẽ có những quy định riêng khi chụp nhưng nhìn chung sẽ gồm ba bước, cụ thể được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chia sẻ trong bảng sau.
STT |
Bước |
Nội dung thực hiện |
1 |
Chuẩn bị |
Trước khi thực hiện chụp MRI tim, người bệnh sẽ được khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu như đang mang thai hay cho con bú không, tiền sử dị ứng thuốc, có đang đặt thiết bị điện từ nào trong cơ thể không, tiền sử bệnh lý,... Nếu bạn đủ điều kiện thực hiện, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn di chuyển đến phòng máy. Để bước vào bên trong, bạn cần thay đồ chụp MRI của cơ sở y tế, tháo bỏ trang sức hoặc thiết bị điện tử đang đeo trên người. Vì máy MRI sử dụng lực từ trường lớn, kim loại có thể làm nhiễu hình ảnh, nguy hiểm đến tính mạng, hỏng thiết bị nên người bệnh cần tuân thủ quy định. |
2 |
Tiến hành |
Tùy trường hợp mà bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thêm thuốc đối quang từ, nhằm tăng hiệu quả hình ảnh. Đợi khi bạn đã nằm ổn định trên bàn trượt, nhân viên y tế sẽ tiến hành tiêm thuốc vào tĩnh mạch. Khâu chuẩn bị trong phòng chụp hoàn tất, kỹ thuật viên tiến hành di chuyển bạn vào bên trong máy MRI. Quá trình diễn ra đòi hỏi người bệnh nằm yên, phối hợp với chỉ định từ phòng điều khiển để cho ra kết quả hình ảnh tốt, có giá trị. |
3 |
Kết thúc |
Chụp MRI tim thường diễn ra trong khoảng 10 - 30 phút, tùy tình trạng hoặc chỉ định của bác sĩ. Thông thường khi kết thúc, bạn có thể sinh hoạt và giao tiếp bình thường trở lại. Một số trường hợp cần chú ý như người sử dụng thuốc gây mê, phụ nữ cho con bú sẽ được hướng dẫn cụ thể sau chụp cộng hưởng từ. |
Qua bảng quy trình chụp MRI tim nêu trên, Phương Đông hy vọng đã giúp bạn hình dung được các bước thực hiện kỹ thuật, không còn bỡ ngỡ dù là lần đầu tiên chụp cộng hưởng từ.
Khi đề cập đến chụp MRI tim, lợi ích lớn nhất đem lại cho người bệnh đó là không sử dụng các phương pháp xâm lấn, không năng lượng bức xạ. Dù vậy, hình ảnh cho ra lại có chất lượng tốt hơn chụp CT hay X-quang, tăng hiệu quả phát hiện bất thường hoặc đánh giá tình trạng bệnh lý liên quan.
(Lợi ích của chụp MRI tim)
Với những trường hợp như dị tật tim bẩm sinh, suy van, khối u, bất thường tại động mạch vành, chụp MRI có giá trị chẩn đoán hình ảnh cao. Đặc biệt tổn thương bị che khuất bởi xương, cộng hưởng từ phần lớn phát hiện được.
Nếu cần can thiệp bởi một số thủ thuật, thực hiện phẫu thuật thì chụp MRI tim được chỉ định nhằm giúp bác sĩ có góc nhìn khách quan, đánh giá chi tiết, đưa ra kế hoạch thực hiện và hướng điều trị phù hợp với người bệnh.
Dưới đây là một số lưu ý bệnh nhân cần biết khi chụp cộng hưởng từ tim:
- Máy MRI có độ nhạy cao, nhất với các chuyển động nên khi chụp, bệnh nhân cần giữ yên tư thế, phối hợp hít thở theo chỉ định để chất lượng hình ảnh được tốt nhất.
- Bệnh nhân cần khai báo trung thực, đầy đủ tình trạng, tiền sử bệnh lý như cấy ghép các vật kim loại hoặc chứa mảnh kim loại trong người, bệnh thận, sử dụng van tim nhân tạo,...
- Hình ảnh MRI tim có thể bị ảnh hưởng bởi nhịp tim không đều, rung nhĩ.
- Phụ nữ mang thai, nghi ngờ mang thai cần trao đổi chi tiết về việc sử dụng thuốc tương phản từ.
- So với chụp CT, hình ảnh động mạch vành và các nhánh động mạch thường kém hơn nên chỉ định chụp MRI tim có thể nhằm mục đích hỗ trợ kết luận chẩn đoán.
- Thời gian chụp MRI thường lâu hơn CT và X-quang nên không được khuyến nghị thực hiện với các trường hợp hồi sức cấp cứu.
Hơn hết, bạn chỉ thực hiện chụp MRI tim khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sau thăm khám lâm sàng.
Giống với các kỹ thuật chụp MRI não, MRI vú hay MRI khớp gối, chụp MRI tim cũng có một số câu hỏi ngắn liên quan. Vậy nên, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giành riêng nội dung này để trả lời, giải đáp thắc mắc của bạn đọc.
Hiện nay, chụp MRI tim là xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh an toàn do không nhờ đến sự can thiệp của tia X hay thuốc cản quang. Phương pháp này cũng không thực hiện các xâm lấn nên cơ thể không xảy ra bất kỳ tổn thương nào, người bệnh sinh hoạt bình thường ngay sau khi kết thúc.
Rủi ro chỉ xảy ra với những bệnh nhân có tiền sử cấy ghép thiết bị kim loại như máy tạo nhịp, van tim nhân tạo, nẹp xương hoặc dị vật kim loại trong người. Tuy nhiên, các trường hợp này đều đã được sàng lọc trước, không được chỉ định nếu không đáp ứng điều kiện.
(Chống chỉ định chụp MRI tim với người cấy, ghép máy tạo nhịp)
Thuốc đối quang từ sử dụng trong chụp cộng hưởng từ khác với thuốc cản quang, ít gây hại và an toàn với cơ thể hơn. Một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, dị ứng hoặc đau tay, đây là triệu chứng tạm thời nhưng có thể tham vấn bác sĩ về tình trạng.
Sử dụng chất đối quang từ chống chỉ định với người mắc bệnh thận, vì có thể làm suy giảm chức năng của cơ quan. Vậy nên, người bệnh thận cần xét nghiệm để đánh giá tình trạng, thực hiện chụp MRI tim không thuốc nếu được.
Giá chụp MRI thường dao động 1.200.000 - 3.000.000 VNĐ, có thể thay đổi theo tình trạng hoặc chỉ định chụp của bác sĩ chuyên khoa. Chi phí giữa các cơ sở thường chênh lệch từ vài trăm đến một triệu, phụ thuộc vào cơ sở vật chất, chất lượng và giá trị dịch vụ, trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị uy tín trong công tác chụp MRI tim nói riêng và chụp MRI nói chung, có tiêm và không tiêm thuốc cản từ. Khoa Chẩn đoán hình ảnh được trang bị máy cộng hưởng từ 1.5T, 16 kênh của Philips, đáp ứng tốt các điều kiện về hình ảnh cho ra.
(Khách hàng chụp MRI tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)
Máy chụp MRI tại Phương Đông tích hợp ba công nghệ:
- Công nghệ oStream thu hình ảnh chất lượng, có độ phân giải vượt trội.
- Công nghệ SENSE tạo ảnh song song, giúp tăng tốc độ chụp ảnh lên 30%.
- Công nghệ Flex-Stream, tối ưu hóa quy trình, giảm thời gian chuẩn bị lên tới 40%.
Trải nghiệm dịch vụ chụp MRI chuẩn 5 sao tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông ngay hôm nay, bằng cách liên hệ về hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám và tư vấn. Đội ngũ y tế Phương Đông luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ bạn tầm soát và điều trị các bệnh lý.
Bài viết trên vừa cung cấp thông tin chụp MRI tim là gì, tại sao cần chụp, quy trình chụp, lợi ích cũng như hạn chế của chụp cộng hưởng từ. Cùng với đó là những giải đáp thắc mắc của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông về rủi ro, giá tiền và địa chỉ thực hiện MRI tim.