Đau dạ dày ở vị trí nào? Nguyên nhân và cách giảm đau hiệu quả

Nguyễn Thị Vân Anh

25-11-2022

goole news
16

Đau dạ dày ảnh hưởng đến hầu hết các sinh hoạt trong cuộc sống, gây nên những cơn đau âm ỉ. Thực tế, đau dạ dày không chỉ một bệnh lý cụ thể mà còn là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hoá, khi mà dạ dày bị rối loạn chức năng và tăng tiết acid dịch vị. Để hiểu hơn về tình trạng này, hãy theo dõi những thông tin sau của bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Vị trí đau dạ dày và triệu chứng thường gặp

Đau dạ dày thường xảy ra ở 3 vị trí đó là:

  • Đau vùng thượng vị (là vùng dưới xương ức - trên rốn), người bệnh đau âm ỉ kéo dài hoặc đau bộc phát theo từng cơn. Sau đó lan sang vùng ngực hoặc đau lan ra sau lưng.
  • Đau vùng bụng giữa (là vùng quanh rốn), là nơi tập trung các cơ quan nội tạng nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Cơn đau dạ dày khi này cũng có thể âm ỉ hoặc quặn thắt rồi lan sang vùng bụng phải. Kèm theo các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ chua,...
  • Đau vùng bụng dưới phía bên trái là dấu hiệu đau dạ dày: Cơn đau thường xảy ra khi đói nhưng ăn vào lại có cảm giác khó tiêu, đầy hơi, tức bụng rất khó chịu.

Đau dạ dày có những triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khácĐau dạ dày có những triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác

Ngoài ra, triệu chứng đau dạ dày thường gặp khác đó là:

  • Buồn nôn do niêm mạc dạ dày bị tổn thương; tăng kích thích làm gia tăng cảm giác khó chịu.
  • Ợ chua do dạ dày tăng tiết dịch vị làm mất cân bằng pH gây chứng trào ngược thực quản.
  • Chán ăn, sụt cân: Do hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng dẫn tới việc kém hấp thu dưỡng chất, kém ngon miệng.
  • Ở một số người đau do xuất huyết dạ dày có thể sẽ thấy tình trạng nôn ra máu tươi hoặc đi phân đen có lẫn máu.

Nguyên nhân đau dạ dày phổ biến

Đau dạ dày gây ra bởi những ảnh hưởng từ các bất thường của hệ tiêu hoá. Những nguyên nhân sau đây có thể là căn nguyên khiến các cơn bao tử mà người bệnh không nên chủ quan:

Viêm loét dạ dày - tá tràng

Nguyên nhân chính gây nên các ổ loét tại dạ dày, tá tràng thông thường do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Ngoài ra thói quen dùng thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid hay Aspirin; mắc một số bệnh lý liên quan đến đông máu, stress kéo dài;... có thể khiến tăng nguy cơ bị viêm loét dẫn đến những cơn đau dạ dày.

Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính 

Cơn đau tại dạ dày thường xuất hiện đột ngột khi tiêu thụ quá nhiều bia rượu hay ăn đồ chua, cay nóng hoặc sau khi dùng thuốc giảm đau chống viêm.

Đau bao tử là triệu chứng của nhiều căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hoáĐau bao tử là triệu chứng của nhiều căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá

U ác tính tại thực quản - dạ dày

Những người có thói quen uống bia rượu, hút thuốc lá nhiều năm có nguy cơ bị ung thư vùng tâm vị thực quản. Bệnh lý này có thể dẫn đến những cơn đau quặn thắt tại dạ dày.

Mắc chứng khó tiêu

Người bệnh liên tục đau tức và nóng rát tại vùng thượng vị. Sau khi ăn thường có cảm giác bị ách bụng, ăn nhanh no. Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ nội soi dạ dày để tìm ra vị trí bị viêm loét.

Ăn uống thiếu khoa học

Duy trì các thói quen ăn uống không tốt có thể khiến những cơn đau dạ dày cấp tính xuất hiện. Đó là:

  • Ăn uống không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa.
  • Tiêu thụ các thực phẩm có hại cho dạ dày như bia rượu, đồ uống có ga, đồ chiên rán, đồ chua, cay nóng.
  • Ăn nhanh, nhai không kỹ.
  • Ăn uống thụ động, vừa ăn vừa xem phim, học bài, chơi game,...
  • Ăn các thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Căng thẳng kéo dài

Cơ thể luôn trong tình trạng stress có thể khiến giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh và hormone ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của dạ dày, nhu động động ruột. Đồng thời làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Điều này dẫn tới tình trạng đau dạ dày.

Do tác dụng của thuốc điều trị

Một số bệnh nhân phải dùng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn tới tác dụng phụ là đau bao tử. Các loại thuốc là nguyên nhân đau dạ dày đó là:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Có thể kể đến là Aspirin, Ibuprofen, Naproxen… khiến mất cân bằng niêm mạc dẫn tới kích thích dạ dày.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng để điều trị nhiễm khuẩn có thể dẫn tới tình trạng đau bao tử, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy… do hệ vi sinh đường tiêu hoá bị đảo lộn.
  • Thuốc Cholesterol: Có khả năng gây táo bón, tiêu chảy hoặc đầy hơi.
  • Thuốc giảm đau Opioid như Oxycodone, Hydrocodone,… gây co thắt bụng, buồn nôn, đầy hơi, táo bón.
  • Thực phẩm bổ sung sắt: Có tác dụng kích thích tạo máu nhưng có thể gây kích thích dạ dày gây những cơn co bóp và đau tức.
  • Thuốc điều trị ung thư cũng có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày.

Sử dụng quá nhiều thuốc kháng viêm, giảm đau là nguyên nhân gây ra những cơn đau tại dạ dàySử dụng quá nhiều thuốc kháng viêm, giảm đau là nguyên nhân gây ra những cơn đau tại dạ dày

Không dung nạp thực phẩm

Có nhiều người do cơ thể không dung nạp một số loại thực phẩm như sữa, đậu phộng (lạc), đậu nành, động vật có vỏ, trứng, cá, lúa mì,... có thể dẫn đến cơn đau dạ dày và triệu chứng đầy hơi. Bạn nên dừng ngay việc tiêu thụ chúng và dùng các thực phẩm thay thế để giảm tình trạng đau bao tử.

Lưu ý có một số tình trạng dễ nhầm lẫn với đau bao tử. Đó là viêm tụy cấp, sỏi mật, u tụy, u đường mật, tắc ruột hay ngộ độc thức ăn,... Do đó nếu chưa xác định được nguyên nhân chính xác, người bệnh nên đi khám để chẩn đoán chính xác. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán đau dạ dày

Để chẩn đoán tình trạng đau dạ dày, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, vị trí đau, mức độ cơn đau,... Sau đó sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp. Thông thường, người bị đau bao tử sẽ được thực hiện siêu âm bụng, chụp CT, chụp cộng hưởng từ hoặc X quang bụng,... Phương pháp này cũng cho thấy tình trạng bệnh khác để tìm ra nguyên nhân gây đau.

Điều trị đau dạ dày

Sau khi xác định được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp để tối ưu hiệu quả. Các phương pháp hiện đang được ứng dụng tại bệnh viện để giảm cơn đau và điều trị nguyên nhân gây đau đó là:

  • Với nguyên nhân gây đau do viêm loét dạ dày: Sử dụng thuốc ức chế bơm Proton (Proton Pump Inhibitors - PPIs) để làm giảm tiết acid. Giúp làm lành các vết tổn thương viêm loét gồm Omeprazole, Lansoprazole, Esomeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole.
  • Trường hợp người bệnh bị loét dạ dày - tá tràng do nhiễm HP (Helicobacter Pylori). Phương án điều trị là dùng kháng sinh kết hợp với PPI.
  • Các bệnh nhân bị đau dạ dày do dùng thuốc giảm đau, chống viêm Nonsteroid hoặc Aspirin thì bác sĩ sẽ điều trị thêm bằng PPI.
  • Nếu đau do chứng khó tiêu chức năng. Phương án điều trị là dùng đơn thuần PPI hoặc phối hợp thêm thuốc giúp làm tăng vận động tiêu hoá (Prokinetic).

Điều trị nguyên nhân gây bệnh giúp loại bỏ cơn đau tại dạ dàyĐiều trị nguyên nhân gây bệnh giúp loại bỏ cơn đau tại dạ dày

Cách giảm đau dạ dày hiệu quả tại nhà

Kết hợp với phương pháp điều trị đau dạ dày, người bệnh cũng có thể tự làm giảm nhẹ sự khó chịu của bệnh lý này ngay tại nhà bằng các mẹo sau đây:

Xoa bóp bụng

Đây là một phương pháp trong vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến giúp làm giảm các cơn co thắt, các cơn đau tại vùng dạ dày. Ngoài ra, xoa bóp đúng cách còn có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu và chức năng hoạt động tiêu hoá.

Bạn có thể thực hiện cách giảm đau dạ dày qua các bước sau đây:

  • Rửa sạch tay, cho vài giọt dầu nóng vào lòng bàn tay rồi xoa đều hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên.
  • Áp hai bàn tay vào bụng rồi thực hiện xoa từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
  • Xoa liên tục trong 10-15 phút. Dùng lực nhẹ giúp vùng bụng ấm dần lên và xoa dịu cơn đau.
  • Trong khi xoa nên ấn bóp vào các huyệt đạo như Thái Xung, Túc Tam Lý, Trung Quản, Tam  Âm Giao,...
  • Áp dụng kỹ thuật sau khi ăn 1 giờ. Không nên xoa bóp khi vừa ăn no khiến dạ dày tăng kích thích.

Xoa bóp, bấm huyệt giúp làm giảm đau hiệu quả, tăng cường chức năng của hệ tiêu hoáXoa bóp, bấm huyệt giúp làm giảm đau hiệu quả, tăng cường chức năng của hệ tiêu hoá

Hít thở đều

Tập hít thở đều giúp giảm căng thẳng - nguyên nhân gây đau tại dạ dày. Cách làm này có tác dụng thư giãn cho hệ thần kinh. Đồng thời giảm co bóp, giảm tiết dịch vị dạ dày. Hít thở đều cũng giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn máu hiệu quả. Cách làm như sau:

  • Nằm ngửa trên giường, thả lỏng cơ thể, hai tay đặt lên trên bụng.
  • Hít sâu bằng mũi đến khi căng bụng, không khí khi này lấp đầy trong phổi.
  • Từ từ thở ra bằng miệng đến khi hóp bụng lại.
  • Thực hiện lặp lại 3-5 nhịp. Mỗi ngày làm ít nhất 2 lần hoặc khi cảm thấy đau bụng.

Uống nhiều nước

Cơ thể thiếu nước có thể khiến acid trong dịch vị bị trào ngược kích thích cơn đau. Uống nhiều nước có tác dụng tham gia vào quá trình đào thải độc tố; hydrat hoá ruột kết; hỗ trợ phân hủy sinh hoá carbohydrate, protein và lipid. Do đó việc uống đủ nước trong ngày là rất quan trọng. Đặc biệt là khi dạ dày đau âm ỉ, hãy uống một ly nước ấm.

Giảm đau dạ dày bằng gừng

Gừng có tính ấm và có tác dụng kháng viêm. Đồng thời còn giảm chứng buồn nôn, ợ chua khi bị đau dạ dày. Áp dụng ngay mẹo sau đây để phát huy tác dụng của gừng:

  • Cách 1: Rửa sạch, thái 1-2 lát gừng tươi, nhai rồi nuốt từ từ.
  • Cách 2: Thái 2-3 lát mỏng, cho vào cốc nước sôi từ 5-10 phút, có thể thêm mật ong để dễ uống hơn. Mật ong có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, tính ấm, chống oxy hoá có tác dụng tốt hơn khi kết hợp với gừng.

Gừng có tính ấm, kháng viêm, giảm buồn nôn, ợ hơiGừng có tính ấm, kháng viêm, giảm buồn nôn, ợ hơi

Giảm co thắt dạ dày bằng nước dừa

Trong nước dừa có chứa dồi dào lượng kali và magie có tác dụng giảm các cơn đau co thắt của dạ dày; bổ sung nước, điện giải và khoáng chất rất tốt cho cơ thể.  Nước dừa giúp tăng cường trao đổi chất và kháng thể. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều trong ngày sẽ khiến người bệnh khó tiêu, lạnh bụng.

Chườm ấm 

Nếu cơn đau âm ỉ nhưng không quá dữ dội, bạn nên uống một ly nước ấm. Nếu đau kéo dài, hãy chườm ấm bụng để làm giãn mạch máu vùng thượng vị, giảm co bóp và các cơn đau bao tử. Dùng túi chườm đựng nước ấm, đặt lên vùng thượng vị. Chườm trong vòng 15-20 phút giúp làm tăng tuần hoàn, giảm chướng bụng, đầy hơi và cắt cơn đau dạ dày hiệu quả.

Nguyên tắc ăn uống dành cho người bị đau dạ dày

Ăn uống có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị đau bao tử và cải thiện triệu chứng. Do đó, trước khi bị những cơn đau “hành hạ”. Bạn hãy áp dụng ngay những nguyên tắc sau đây:

  • Nên ưu tiên ăn các thực phẩm có tác dụng giảm tiết dịch vị (tinh bột, chất béo không bão hòa) và thực phẩm thấm dịch vị, bao bọc niêm mạc (lòng trắng trứng, bột sắn, sữa, gạo nếp,...)
  • Ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ giấc giúp dạ dày hình thành phản xạ có điều kiện để hỗ trợ bài tiết, giảm đau dạ dày.
  • Không ăn quá no khiến dạ dày căng tức, tăng tiết acid kích phát cơn đau. Tuy nhiên cũng không nên để đói sẽ khiến dạ dày tăng co bóp.
  • Chia nhỏ bữa ăn và lượng thức ăn dung nạp mỗi lần để đủ dưỡng chất và không làm hệ tiêu hoá bị áp lực.
  • Khi ăn nên nhai kỹ để enzym trong nước bọt xử lý một phần thức ăn. Giúp làm công việc cho dạ dày và bảo vệ niêm mạc.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá.
  • Không nên ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chua,...
  • Rèn luyện sức khỏe để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn.

Ăn uống khoa học giúp cải thiện bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hoáĂn uống khoa học giúp cải thiện bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hoá

Đau dạ dày ảnh hưởng tới quá trình ăn, ngủ, thậm chí tới cả sức khỏe tinh thần của nhiều người làm giảm chất lượng cuộc sống. Khi mới chớm những cơn đau đầu tiên, bạn hãy chủ động đi khám để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân, từ đó có giải pháp giúp điều trị tại nhà hoặc nhập viện nếu cần thiết. Để đăng ký thăm khám tại BVĐK Phương Đông, quý khách vui lòng bấm số 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,410

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS. BS

NGUYỄN TUẤN DŨNG

Trưởng Trung tâm Nội soi tiêu hóa

ThS. BS

NGUYỄN TUẤN DŨNG

Trưởng Trung tâm Nội soi tiêu hóa
19001806 Đặt lịch khám