Đau dây thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Doan Nguyen

22-03-2023

goole news
16

Khi xuất hiện triệu chứng đau dây thần kinh tọa và các nhánh là hiện tượng của bệnh đau dây thần kinh tọa. Khi tình trạng tái phát người bệnh thường có cảm giác đau âm ỉ và nặng dần khi kiên trì chịu đựng, hoặc thay đổi tư thế hoạt động cảm thấy khó chuyển động. Vậy đau dây thần kinh tọa do nguyên nhân nào gây nên, biện pháp khắc phục như thế nào?

Tổng quan thông tin bệnh đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa (tên khoa học là Sciatica pain) là hiện tượng bệnh nhân cảm thấy đau tỏa ra khắp các dây thần kinh tọa, từ lưng đau xuống đến hông và chân. Thường thì người mắc phải bệnh đau dây thần kinh tọa chỉ bị ảnh hưởng đến một bộ phận nào đó của cơ thể. 

Căn bệnh chỉ xuất hiện khi cột sống thắt lưng của người bệnh đã bị thoát vị đĩa đệm, mỗi một đốt sống lưng được tách riêng ra và có đĩa tròn đệm cùng các mô liên kết. Khi cái đĩa tròn không được hoạt động đúng tư thế, hoặc bị tổn thương nặng dẫn đến việc dây thần kinh bị chèn ép, gây ra hiện tượng đau, viêm nhiễm hoặc tê chân khi giữ mãi một tư thế. 

Vị trí của dây thần kinh tọa trong cơ thể
Vị trí của dây thần kinh trong cơ thể

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh đau dây thần kinh tọa?

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh hiện tượng đau dây thần kinh tọa là do phần đĩa đệm ở cột sống bị lỗi ra hoặc chèn/ đè lên dây thần kinh. Cũng nhiều nguyên nhân khác góp phần gây ra: thoái hóa khớp ở các bộ phận khớp chân hoặc khớp tay gây kích thích đến bộ phận thần kinh, đĩa đệm bị tổn thương đó có tác động mạnh trong thời gian dài hoặc phải chịu áp lực quá lớn. Ngoài ra, có trường hợp hiếm là do có khối u đang chèn dây thần kinh, khi không được phát hiện kịp thời để lâu ngày gây ra đau dây thần kinh.

Triệu chứng dễ dàng nhận biết bệnh đau dây thần kinh tọa 

Các triệu chứng người bệnh thường gặp phải khi bị bệnh đau dây thần kinh tọa. Các đường đi của dây thần kinh đều bị đau lan xuống khắp bàn chân và ngón chân. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương để đưa ra những đánh giá lâm sàng khác nhau. 

Người bệnh cảm thấy khó chịu ở các dây thần kinh theo đường dài từ hông đến chân. Kèm theo là xuất hiện xác đơn đau dai dẳng kéo dài, hoặc tự nhiên cảm thấy nhói đau đến nặng là co giật. Chỉ một bên của cơ thể mới xuất hiện các triệu chứng này, nặng quá bệnh sẽ lan tỏa ra khắp một bên cơ thể đó. Đặc biệt, cơ thể sẽ lại càng tăng thêm khi vận động, cử động; điều này tác động đến dây thần kinh nên cơn đau khó có thể tránh khỏi. 

Đặc biệt, khi bệnh phát triển trở nên nặng hơn cột sống lại càng cứng đơ lại, khi không vận động nữa một thời gian sau bệnh nhân cúi xuống cũng cảm thấy khó khăn. Cơ thể gần như không linh hoạt trong hoạt động thường ngày được. Cùng với triệu chứng như cơ càng ngày càng teo lại, không còn cảm giác gì kể cả khi có tác động vào.

Triệu chứng nhận biết đau dây thần kinh tọa
Triệu chứng nhận biết đau dây thần kinh tọa

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đau dây thần kinh tọa 

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý đó nhiều yếu tố tác động gây nên. Đặc biệt những đối tượng sau thường rất hay mắc phải căn bệnh này:

  • Do đã có tuổi tác cao về già các cột sống bị lão hóa gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm một thời gian sau đó chuyển biến thành bệnh đau dây thần kinh tọa. 
  • Béo phì, thừa cân là những đối tượng dễ có nguy cơ đau thần kinh tọa. Bởi trọng lượng cơ thể dư thừa gây ra những biến đổi về cột sống không phù hợp với quy luật ban đầu. Cột sống bị lệch lạc theo hướng khác như vẹo cột sống. 
  • Do ngồi nhiều nhất là khi ngồi không đúng tư thế, hay thường xuyên phải bê vác khối lượng lớn vượt quá sức mà cơ thể có thể chịu đựng được dẫn đến thoái hóa đốt sống tác động đến dây thần kinh hoạt động điều kiện đến bộ phận đó.

Bê vác khối lượng lớn cũng là đối tượng có nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa
Bê vác khối lượng lớn cũng là đối tượng có nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa

  • Ngoài ra, một căn bệnh mà không ai để ý đến và cũng không cho nó là nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng không bệnh nhân cần chú ý đến khi cơ thể mắc bệnh đái tháo đường. Bởi đây cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn gây ra đau dây thần kinh tọa nếu bệnh đã chuyển biến nặng.

Đau dây thần kinh tọa để lại biến chứng gì?

Phần lớn người bệnh khi mắc phải tình trạng đau dây thần kinh tọa khi được phát hiện kịp thời đều có thể chữa khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý điều trị dứt điểm không được để kéo dài trong thời gian dài, vì nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh về sau này. Cùng nhiều biến chứng để lại bao gồm: bộ phận của chân gần như không có cảm giác, các cơ chân bị yếu dần đi, không có chức năng về bàng quang.

Đau dây thần kinh tọa để lại nhiều biến chứng khi không được phát hiện điều trị kịp thời 
Đau dây thần kinh tọa để lại nhiều biến chứng khi không được phát hiện điều trị kịp thời

Biện pháp chẩn đoán khi mắc phải bệnh đau dây thần kinh tọa 

Để chuẩn đoán người bệnh bị đau dây thần kinh tọa một cách chính xác nhất đó là dựa vào việc chẩn đoán triệu chứng lâm sàng. 

  • Dựa vào hệ thống điểm đau Valleix hoặc áp dụng dấu chuông bấm dương tính.
  • Dấu hiệu khi mắc phải Lasègue dương tính.
  • Phản xạ về gân xương, gân bánh chè tổn thương rễ L4, phản xạ gân gót tổn thương rễ S1.

Hơn nữa, người bệnh cũng có thể chẩn đoán thông qua quá trình cận lâm sàng bao gồm những phương pháp hay dùng như: chụp X quang/ chụp cận hưởng khu vực cột sống thắt lưng, chụp CT - scan, hay dùng điện cơ để nhận xét về mức độ tổn thương trong các dễ thần kinh.

Phương pháp giúp điều trị tình trạng đau dây thần kinh tọa dứt điểm

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, do đó căn cứ vào mức độ để đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả cao, nhanh chóng khỏi dứt điểm. Để có được phương pháp điều trị hiệu quả cần có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn cao.

Điều trị qua nội khoa 

Đây là cách bạn cần có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, có khoa học không nghỉ ngơi bất thường: nằm trên giường cứng, không chuyển động tác đột ngột hoặc giữ nguyên động tác đó ở một tư thế quá lâu tránh để bị tê bì khi thức giấc. Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý theo sự chỉ dẫn, không ăn uống bừa bãi nhất là những chất chứa nhiều dầu mỡ, gây béo; nên ăn nhiều rau xanh mỗi ngày. 

Điều trị ngoại khoa

Là cách dùng phẫu thuật để lấy nhân đệm hoặc cắt cung sau đốt sống. Bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa bắt buộc phải phẫu thuật khi cơn đau đã kéo dài trong nhiều ngày, và tần suất xuất hiện cơn đau ngày càng nhiều; sau 3 tháng vẫn xuất hiện cơn đau. 

Lưu ý, đây là phương pháp nguy hiểm nên bệnh nhân cần lựa chọn địa điểm chữa trị có uy tín cao, tránh gặp phải tình trạng tiền mất tật mang mà không đem lại lợi ích gì. Ngoài ra, khi phẫu thuật xong bệnh nhân cần có chế độ ăn kiêng hợp lý trong thời gian ngắn để bệnh khỏi hẳn.

Điều trị bằng vật lý trị liệu

Bằng việc phục hồi chức năng theo chương trình thông qua các bài tập về tư thế nhằm tăng sức chịu đựng của cơ bắp. Khi tập luyện trị liệu nên nhẹ nhàng tránh tác động mạnh gây đau đớn khó chịu. Cần lựa chọn những bài tập phù hợp với tình trạng của bản thân để không phải tập quá sức chịu đựng. Cách điều trị này đòi hỏi bệnh nhân cần có tính kiên trì cao; vì một số người bệnh khi có dấu hiệu đỡ dần, sau đó chưa hết liệu trình đỡ thôi không luyện tập nữa.

Điều trị bằng thuốc tạm thời 

Một số loại thuốc giảm đau, giãn cơ, giảm đau thần kinh, vitamin nhóm B hoặc tiêm corticosteroid ngoài màng cứng. Tuy nhiên,  đây chỉ là biện pháp tạm thời không có tính lâu dài. Hơn nữa, nếu dùng thuốc giảm đau trong một thời gian dài rất có hại cho sức khỏe về thần kinh. Cách tốt nhất vẫn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời tư vấn bổ ích, có phương hướng chữa trị đem lại hiệu quả cao nhất.

Điều trị thông qua những phương pháp khác

Bệnh nhân có thể chườm nóng kết hợp với chườm lạnh, châm cứu hay nắm xương khớp. Ngoài ra, với những đối tượng đã có tuổi tác cao cũng khó mà điều trị dứt điểm được căn bệnh này, cơ thể đã lão hóa không phát triển nữa. Vì vậy bạn cần tránh vận động nhiều và tăng cường tập thể dục nhiều hơn để nâng cao sức khỏe bền bỉ.

Chườm nóng là phương pháp để giảm đau thần kinh tọa
Chườm nóng là phương pháp để giảm đau thần kinh tọa

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh tọa hiệu quả

Bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh tọa dưới đây để tránh mắc phải. Đồng thời, đối với người bệnh khi thực hiện biện pháp này cũng giảm được cơn đau đáng kể. Hạn chế mắc phải căn bệnh đau thần kinh tọa.

  • Tập thể dục thể thao hằng ngày nhằm giúp các hoạt động liên quan về lưng diễn ra tốt, đồng thời khi kết hợp cơ bụng với cơ lưng dưới cũng giúp người bệnh tăng độ dẻo dai cho xương. Người tập nên ưu tiên những bài tập tốt cho xương khớp.
  • Không nên giữ nguyên cơ thể trong một tư thế ở khoảng thời gian dài, mà thay vào đó hãy chuyển động nhẹ nhàng vừa tránh mỏi mà lại không bị tê bì chân tay. Tránh thay đổi tư thể đột ngột bất thường vì như vậy sẽ tác động đến thần kinh làm phản xạ lại gây đau đớn.
  • Tư thế ngồi thẳng lưng, tránh ngồi sai tư thế như: ngồi gù lưng hoặc uể oải nằm dài trên ghế và nên chọn ghế ngồi có chỗ dựa để dựa khi mỏi có thể dựa vào. Chân kết hợp với hông phải phù hợp với độ cao của cơ thể, tránh tình trạng nằm dài hay trườn trên ghế.

Đau dây thần kinh tọa khi ngồi giữ nguyên tư thế
Đau dây thần kinh tọa khi ngồi giữ nguyên tư thế

Kết luận

Đau dây thần kinh tọa là một bệnh lý thường gặp và có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện kịp thời. Mức độ bệnh càng nặng, khả năng chữa khỏi sẽ càng thấp. Ngoài ra, cách thức chữa trị và cơ địa người bệnh là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả điều trị. Để giảm đau dây thần kinh tọa, bạn có thể thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc như tập thể dục định kỳ, thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng, chườm nóng, hoặc sử dụng thuốc giảm đau. Ngoài ra, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh viện Phương Đông, với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và trang thiết bị y tế hiện đại, cung cấp các dịch vụ chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân đau dây thần kinh tọa. Tại đây, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất để giảm đau và cải thiện tình trạng của bệnh nhân. Bệnh viện Phương Đông cam kết mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho sức khỏe và sự hài lòng của người bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,715

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám