Đau lưng dưới: nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Doan Nguyen

24-03-2023

goole news
16

Ngày càng có nhiều người ở nhiều lứa tuổi bị đau lưng dưới, đau thắt lưng. Thậm chí tình trạng đau kéo dài, mãi không khỏi hẳn mà không rõ nguyên do. Hãy cùng tìm hiểu những nguy cơ bệnh khi có triệu chứng đau lưng dưới nhiều ngày.

Đau lưng dưới ảnh hướng tới cuộc sống
Đau lưng dưới ảnh hướng tới cuộc sống

Thế nào là đau lưng dưới?

Đau lưng dưới là sự xuất hiện của các cảm giác bất thường với khu vực lưng như đau, nhức, châm chích, kiến cắn, mỏi âm ỉ… khiến cho người bị đau rất khó chịu.

Khu vực lưng dưới nói chung bao gồm hệ thống nhiều bộ phận như gân, cơ, dây chằng, đốt sống, đĩa đệm và các dây thần kinh.  Một số bệnh lý khác không liên quan tới khu vực lưng cũng có thể gây ra đau lưng. Các cơn đau lưng dưới ở mỗi bệnh lý sẽ xuất hiện mức độ đau đớn và tần suất khác nhau, đau âm ỉ hay đau thắt, các cơn đau dữ dội kéo dài hay theo cơn. 

Khu vực lưng dưới hay vùng cột sống thắt lưng gồm các đốt sống từ L1 – L5 và hệ thống gân cơ, dây chằng bao bọc xung quanh. Chúng chịu trách nhiệm quan trọng là nâng đỡ toàn thân trung tâm. Đây cũng là mắt xích trọng điểm trong hệ thống dẫn truyền thần kinh, phát ra tín hiệu qua lại từ não tới chân, giúp chỉ đạo các hoạt động vận động di chuyển của chi dưới.

Nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau lưng dưới

Biểu hiện đau lưng dưới là triệu chứng rất chung chung dự đoán nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có các nhóm nguyên nhân chính gây ra đau lưng dưới đây:

  •  Thoái hóa cột sống vùng trên và dưới thắt lưng

 Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính, xảy ra do các đĩa đệm và các đốt sống đã bị thoái hóa. Phần lớn bệnh này xảy ra ở những người cao tuổi, song những năm gần đây có xu hướng trẻ hóa dần ở lứa tuổi 20-30. 

Các khu vực xương đốt sống thường xuyên chịu áp lực nhiều thì sẽ có tình trạng thoái hóa nghiêm trọng hơn, trong đó phải kể tới đốt sống thắt lưng và đốt sống cổ. 

Khi bị đau lưng dưới do thoái hóa đốt sống lưng sẽ gây cảm giác đau âm ỉ vùng lưng dưới, đau hơn khi tác động nhiều tới khu vực đó như cúi người, vận chuyển đồ đạc, bê vật nặng hoặc khi ở trong 1 tư tế quá lâu. Khi tình trạng nặng hơn, cơn đau lan xuống đùi, bắp chân, khu vực lưng dưới gần mông, thậm chí là đau lan xuống bàn chân gây tê bì, châm kim… 

  • Nguyên nhân đau do bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm 

    Đây là nguyên nhân thường gặp khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn do đĩa đệm vùng lưng dưới bị mất dần đi lớp nhầy ở đữa các đĩa đệm, hoặc nhầy đĩa đệm bị tràn ra bên ngoài, chèn lên một số dây thần kinh. Thoát vị đĩa đệm lưng xảy ra ở tất cả các lứa tuổi bởi chỉ cần hoạt động sai tư thế cũng dẫn tới chệch vị trí xương và gây ra thoát vị.

Bệnh nhân đau lưng dưới do nguyên nhân này không chỉ đau đơn thuần, đau lan xuống mông, đùi chân, bàn chân mà có thể bị liệt chân, mất cảm giác chi dưới, rối loạn tiểu tiện do bị chèn ép tủy sống, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung. Tình trạng này được liệt vào nhóm nguy hiểm cần được điều trị sớm.

Thoát vị đĩa đệm dẫn tới chèn ép vào dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm dẫn tới chèn ép vào dây thần kinh

  • Nguyên nhân đau lưng dưới vì bị hẹp ống sống

 Nhiều bệnh nhân trên 50 tuổi hay bị gặp trường hợp hẹp ống sống. Ống sống hẹp dần chèn ép lên tủy sống hoặc rễ thần kinh làm xuất hiện các cơn đau vùng lưng dưới. Khi người bệnh vận động nhiều như đi bộ trong thời gian dài, đứng lên ngồi xuống, bê đồ nặng sai tư thế thì sẽ càng bị đau nặng hơn, đôi khi là tê, đau rát, nóng như bỏng rất khó chịu, không có sức lực.

Người bệnh có thể nhận biết nguyên nhân này nếu thấy cơn đau giảm đi khi mình ngồi hướng về phía trước. Do lúc này ống sống không ép nhiều vào dây thần kinh. Tất nhiên việc quan trọng là cần đi kiểm tra ngay ở các trung tâm y tế, bệnh viện uy tín.

  • Nguyên nhân đau do loãng xương, thiếu hụt canxi nghiêm trọng

Loãng xương thường xảy ra nhiều ở người lớn tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh, những người thiếu hụt canxi hay suy dinh dưỡng. Khi đó mật độ xương và khối lượng xương giảm thấp hơn tiêu chuẩn dẫn tới xương yếu, dễ chấn thương. Loãng xương có thể gây ra gãy xẹp đốt sống khi không may bị ngã, té, ngồi hụt…, gây đau lưng dưới rất nguy hiểm 

  • Nguyên nhân bệnh từ đau thắt lưng không đặc hiệu

 Cơn đau xảy ra do căng cứng các khối cơ cạnh cột sống lưng do vận động sai tư thế hoặc do lặp đi lặp lại một động tác trong thời gian dài. Khi kiểm tra vùng cột cột sống thắt lưng sẽ thấy bị căng cứng các búi nhóm cơ cạnh sống kèm đau nặng hơn khi ấn mạnh vào vùng đó.

  • Chấn thương cột sống gây đau

 Đau lưng dưới do nguyên nhân chấn thương trong luyện tập thể dục thể thao, di chuyển, lao động, làm việc hoặc do tai nạn cũng khá phổ biến. Nhiều trường hợp đau do nhiễm trùng, viêm vết thương khu vực gần lưng dưới.

  • Nguyên nhân từ các bệnh lý khớp, cột sống khác như: viêm cột sống, dính khớp cột sống, viêm thân sống, nhiễm trùng đốt cột sống đĩa đệm
  •  Khởi phát từ nguyên nhân ung thư

 Một số loại ung thư, u khối… đã phát triển tới giai đoạn nghiêm trọng hơn, có thể sẽ di căn tới các bộ phận khác trong đó có vùng cột sống, thắt lưng, lưng dưới hoặc các bộ phận dây thần kinh cảm giác… cũng dẫn tới triệu chứng đau lưng dưới.

  • Do các bệnh lý khác: sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm ruột thừa, viêm tụy, bệnh lý phụ khoa, nam khoa…

Đau lưng dưới do thoát vị đĩa đệm gây đau đớn hơn nhiều
Đau lưng dưới do thoát vị đĩa đệm gây đau đớn hơn nhiều

Nhận biết các triệu chứng của đau lưng dưới

Triệu chứng dễ nhận thấy là đau nhức, tuy nhiên mức độ xuất hiện các cơn đau và khu vực đau sẽ là căn cứ dự đoán các nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Vì thế bệnh nhân cần cảm nhận rõ cảm giác đau lưng dưới của mình thuộc triệu chứng nào dưới đây:

  • Đau âm ỉ vùng lưng dưới
  • Đau theo cơn
  • Đau quặn thắt từng đợt
  • Đau dữ dội cả khu vực lưng dưới
  • Cảm giác nóng buốt, rát
  • Tê bì, kiến cắn, châm chích, ngứa râm ran
  • Đau lan cả khu vực mông, đùi và cẳng chân, bàn chân
  • Khu vực lưng dưới chân bị yếu sức

Ngoài ra cần theo dõi xem cơn đau xuất hiện khi nào, đau tăng hay giảm khi có hoạt động gì? Chỉ đau vùng lưng dưới hay các khu vực lân cận khác…

Đối tượng nào có nguy cơ hay bị đau lưng dưới

Những người có các yếu tố sau có thể là tăng nguy cơ bệnh lý dẫn tới đau lưng dưới:

  • Người làm công việc nặng nhọc đòi hỏi dùng sức để nâng đỡ, kéo đẩy vật nặng
  • Người làm công việc trong một tư thế trong thời gian dài: nhân viên văn phòng, thợ máy, công nhân ngồi máy…
  • Người ít vận động, ít khi tập thể dục, hay nằm ngồi lâu ở một tư thế
  • Người mắc các bệnh lý dẫn tới đau lưng dưới như liệt kê ở nội dung phía trên
  • Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt các tháng cuối 
  • Người nặng cân, béo phì
  • Người có gen di truyền các bệnh lý về xương, dinh dưỡng…
  • Tâm lý bất ổn, căng thẳng, rối loạn cảm xúc, chấn thương…

Xem thêm:

Ngồi lâu khiến lưng đau mỏi
Ngồi lâu khiến lưng đau mỏi

Các biến chứng nếu tình trạng đau lưng dưới không được điều trị

Tùy nguyên nhân gây đau lưng dưới là gì mà biến chứng cũng sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nếu chỉ là đau lưng mỏi lưng thông thường do vận động thì chỉ cần xoa bóp, nghỉ ngơi, điều chỉnh tư thế đúng là sẽ cải thiện dần và khỏi hẳn.

Song điều đáng lo ngại là người bệnh thường chủ quan và nhầm lẫn với các bệnh lý đáng lẽ phải nên phát hiện từ sớm. Một số hậu quả gây ra các biến chứng như sau:

  • Liệt chân tay
  • Mất cảm giác một số bộ phận
  • Mất tự chủ trong đại tiểu tiện
  • Đau lưng mãn tính, ngày càng nghiêm trọng, có thể sống với cơn đau cả đời
  • Phát hiện các bệnh lý nghiêm trọng ở giai đoạn muộn nên khó khăn trong điều trị

Biện pháp chẩn đoán về đau lưng dưới

  • Chụp CT kiểm tra xương ở nhiều góc độ
  • Chụp X Quang kiểm tra chi tiết các bộ phận cùng cột sống
  • Xét nghiệm máu đánh giá các nguy cơ bệnh lý
  • Chụp cộng hưởng từ kiểm tra dây chằng, đĩa đệm, cơ…
  • Đo mật độ xương kiểm tra loãng xương
  • Đo điện cơ phát hiện sự chèn ép dây thần kinh

 Các phương pháp giúp điều trị hiện tượng đau lưng dưới

Bởi đau lưng dưới xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên phương pháp điều trị cần phù hợp với từng trường hợp. Các phương pháp chính giúp điều trị có thể kể đến:

  • Sử dụng vật lý trị liệu như:  siêu âm điều trị, chiếu laser, kích thích thông qua dòng điện để điều trị, trị liệu thông qua liệu pháp tâm lý, xoa bóp, ấn huyệt…
  • Phẫu thuật: với các tình trạng nghiêm trọng được bác sĩ chỉ định làm phẫu thuật thì đây là cách tốt nhất để can thiệp nhanh và hiệu quả
  • Nhập viện trị liệu theo phác đồ cụ thể của từng bệnh lý: ung thư, thận, sỏi tiết niệu, bệnh phụ khoa…
  • Sử dụng các loại  thuốc đặc trị theo đơn cho từng loại bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Chấm dứt các nguyên nhân gây đau lưng dưới do người bệnh hoạt động sai tư thế, vận động không đúng cách…

Biện pháp đề phòng tình trạng đau lưng dưới:

Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị đau lưng dưới, nên lưu ý cách thức đề phòng là điều quan trọng cần biết:

  • Điều chỉnh đúng tư tế khi bê vật nặng như: mở rộng hai chân, ngồi xổm xuống ôm sát đồ vật vào bụng, hít chặt căng cứng cơ bụng trước khi nâng vật lên từ từ. Nên giữ lưng thẳng chứ không nên khom còn lưng.
  • Cần bố trí thời gian nghỉ ngơi và làm việc khoa học. Nên xen kẽ các khoảng thời gian nghỉ ngắn 10 phút để đứng lên đi lại, vận động nhẹ, thay đổi tư thế sau thời gian ngồi làm việc quá lâu trên 1h.

Luyện tập đúng cách giảm nguy cơ đau lưng dưới
Luyện tập đúng cách giảm nguy cơ đau lưng dưới

  • Ăn uống khoa học, hạn chế tăng cân béo phì quá cỡ gây gánh nặng lên hệ xương và cột sống
  • Bổ sung các chất vi lượng cần thiết như canxi, magie, kali cho thực đơn bữa ăn hàng ngày.
  • Chạy bộ, vận động, yoga hay chơi một môn thể thao phù hợp giúp tăng trao đổi chất, cải thiện hệ cơ xương và tăng sức đề kháng nói chung
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phòng ngừa nguy cơ bệnh tật

Một số câu hỏi thường gặp liên quan tới triệu chứng đau lưng dưới

Đau lưng dưới có cần phẫu thuật không?

  • Câu trả lời là có nếu bệnh nhân thuộc trường hợp nghiêm trọng, bắt buộc phải chỉ định phẫu thuật mới có thể cải thiện tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước khi đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân về phương pháp điều trị để lựa chọn. Một số trường hợp có thể cần tới phẫu thuật như bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, u… 

Nếu bị ngã dẫn tới bầm tím, bị đau khu vực lưng dưới nhưng không bị gãy xương hay sưng thì có cần đến bệnh viện không?

  • Việc này phụ thuộc vào tình trạng vết thương do ngã. Nếu cảm thấy cơn đau không quá nặng, chỉ do căng cơ hay bị va đập phần mềm thì bệnh nhân có thể tự theo dõi tại nhà, trước hết sử dụng biện pháp  tự cải thiện như: xoa bóp, chườm, xông… Sau vài ngày mà không thấy giảm triệu chứng, thậm chí đau hơn thì cần đến ngay bệnh viện.

Trên đây là những thông tin cơ bản về đau lưng dưới, đây là triệu chứng rất thường gặp nên nhiều người khá chủ quan. Việc xác định chính xác nguyên nhân của bệnh cũng rất khó. Vì thế, khi cảm thấy đau ở khu vực này, người bệnh nên áp dụng một số cách tự chăm sóc cơ bản như nghỉ ngơi, điều chỉnh vận động khoa học hơn, ăn uống đủ chất và hợp lý, xoa bóp nhẹ nhàng… đồng thời hãy đến ngay cơ sở ý tế hay bệnh viện để kiểm tra nếu tình trạng tệ hơn.

Bệnh viện Phương Đông là một trong những địa chỉ hàng đầu về chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, với đội ngũ bác sĩ, giáo sư nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ chăm sóc tận tâm. Tại đây, bệnh nhân sẽ được tiếp cận với những giải pháp điều trị mới nhất đảm bảo an toàn và hiệu quả cao cho người bệnh.

Nếu bạn đang gặp phải đau lưng dưới, hãy đến Bệnh viện Phương Đông để được khám và tư vấn bởi các chuyên gia về sức khỏe và nhận được sự chăm sóc tốt nhất. Chúc bạn sớm khỏe lại và có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,391

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám