Đau núm vú: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Phan Thị Hoàn

28-05-2024

goole news
16

Đau núm vú là tình trạng căng và đau nhức ở núm vú, thường gặp ở phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân có thể do phản ứng dị ứng, nhiễm trùng, thay đổi nội tiết tố khi mang thai hoặc cho con bú. Trong một số trường hợp, đau núm vú có thể là dấu hiệu của ung thư vú.

Đau núm vú là gì?

Đau núm vú là hiện tượng các vùng như bầu vú, quầng vú, hoặc núm vú có biểu hiện đau nhói hoặc đau âm ỉ. Tình trạng này có thể kéo dài trong ngày hoặc nhiều ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra ở mỗi người.

Nhiều chị em cho rằng đau núm vú có thể là dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, đây cũng có thể là lời cảnh báo về nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư vú.

dau-num-vu

Đau núm vú là tình trạng căng và đau nhức ở núm vú.

Nguyên nhân dẫn tới đau núm vú?

Tùy vào nguyên nhân gây ra, hiện tượng đau đầu ti có thể khác nhau ở mỗi người. Một số người chỉ cảm thấy đau nhẹ, trong khi những người khác có thể trải qua cơn đau kéo dài và liên tục. Thông thường, đau núm vú xảy ra do các nguyên nhân sau:

Mang thai

  • Đau đầu vú khi mang thai tình trạng thường gặp khi cơ thể trải qua những thay đổi trong thai kỳ. 
  • Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố estrogen và progesterone làm tăng lưu lượng máu, kích thích mô ngực và tuyến vú giãn nở. 
  • Kết quả là núm vú trở nên to hơn, sẫm màu hơn và nhạy cảm hơn.

Cho con bú

  • Đau đầu vú khi cho con bú không đúng cách là nguyên nhân chính gây ra hầu hết các trường hợp đau hoặc nhức núm vú.
  • Trong những trường hợp này, núm vú có thể bị nứt, kích ứng, kèm theo tiết dịch hoặc chảy máu. Cơn đau thường sẽ giảm khi ngừng cho con bú. 
  • Nếu cơn đau vẫn tiếp tục sau khi trẻ cai sữa, người bệnh nên gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và cải thiện triệu chứng.

Viêm da

  • Viêm da có thể gây bong tróc, phồng rộp ở đầu ti và trong một số trường hợp có thể gây phát ban.

Ma sát

  • Đầu vú bị đau nhức do cọ vào quần áo, đặc biệt trong các hoạt động vận động như bóng rổ, chạy là một trong những lý do phổ biến.

Đau đầu vú là hiện tượng gì?

Đau đầu vú là hiện tượng gì?

Chu kỳ kinh nguyệt 

  • Trong hầu hết các trường hợp, đau núm vú thường xảy ra trước kỳ kinh nguyệt. 
  • Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone estrogen và progesterone, gây căng tức ngực và đau núm vú.
  • Tương tự, những thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn mãn kinh, tuổi dậy thì, hoặc khi sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể gây đau nhức núm vú.

Thay đổi nội tiết tố

  • Bị đau núm vú là một hiện tượng phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của phụ nữ.
  • Khi nồng độ estrogen và progesterone tăng cao, đó có thể làm núm vú sưng lên và gây đau. 
  • Nếu cơn đau kéo dài hơn một vài ngày, việc tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời là cần thiết.

Dị ứng

  • Đau đầu ti có thể xuất phát từ phản ứng của núm vú với các chất kích thích như xà phòng, nước hoa hoặc kem dưỡng da. 
  • Đây là nguyên nhân phổ biến gây ngứa hoặc đau nhức núm vú. 
  • Nếu cơn đau đi kèm với mụn nước, vảy hoặc mẩn đỏ trên vùng núm vú, đó có thể là dấu hiệu của viêm da. 
  • Viêm da có thể gồm hai dạng: viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng, cả hai đều có thể ảnh hưởng đến núm vú.

Bệnh Paget

  • Paget là một loại ung thư hiếm gặp ở vùng núm vú, chiếm khoảng 4% trong tổng số trường hợp ung thư vú. 
  • Loại ung thư này ảnh hưởng đến da của núm vú và vùng quầng vú. Paget thường đi kèm với sự xâm lấn của ung thư vú vào ống dẫn sữa của cùng một bên vú.

Ung thư vú

Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, chỉ đứng sau ung thư da. Các triệu chứng liên quan đến ung thư vú có thể bao gồm:

  • Vùng da trên vú hoặc núm vú thay đổi: lúm đồng tiền, nhăn nheo, có vảy, viêm.
  • Da trên vú hoặc núm vú đỏ.
  • Dịch tiết ra từ núm vú có chứa máu hoặc chất lỏng trong suốt.
  • Núm vú thụt vào trong.

Dù đau đầu ti do ung thư là tình trạng hiếm gặp, nhưng người bệnh không nên chủ quan. Khi núm vú xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đến gặp Bác sĩ để được kiểm tra.

Ung thư vú là một trong những nguyên nhân gây đau núm vú. 

Ung thư vú là một trong những nguyên nhân gây đau núm vú. 

Nhiễm trùng 

Đau núm vú ở nữ có thể xuất hiện ở vùng da hở do núm vú nứt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Nguyên nhân của nứt núm vú có thể do việc cho con bú hoặc chấn thương. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân như:

Bệnh viêm vú

Viêm vú là tình trạng vú sưng, đỏ, nóng, đau, thường xảy ra do ống dẫn sữa bị tắc và bị vi khuẩn xâm nhập, gây nên tình trạng nhiễm trùng. Đây là vấn đề phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ cho con bú.

Nhiễm nấm núm vú

Nhiễm nấm núm vú có thể là nguyên nhân gây đau núm vú. Đây là tình trạng khiến núm vú khô, bong vảy, đau nhức, cảm giác nóng rát khi cho con bú. Đồng thời, trẻ có thể mắc tình trạng tưa miệng ở lưỡi, má hoặc cổ họng do nhiễm nấm men từ núm vú của mẹ.

Nhiễm nấm núm vú có thể là nguyên nhân gây đau núm vú.

Nhiễm nấm núm vú có thể là nguyên nhân gây đau núm vú.

Viêm nang lông

Các nang lông bị tắc xung quanh núm vú có thể bị nhiễm trùng, gây ra cảm giác đau nhức ở núm vú.

Triệu chứng đau đầu ti ở phụ nữ là gì?

Biểu hiện đau đầu ti ở mỗi người có thể khác nhau, nhưng thông thường bao gồm:

  • Đầu vú đỏ hoặc sưng tấy.
  • Núm vú nhạy cảm, đau nhức.
  • Cảm giác ngứa hoặc nóng rát ở núm vú.

Cách chẩn đoán đau núm vú như thế nào?

Khi chị em gặp đau nhức ở núm vú kéo dài vài ngày, việc đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tìm nguyên nhân là quan trọng. 

Bác sĩ có thể hỏi về thời điểm bắt đầu của cơn đau, xem liệu bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt, có mặc áo ngực chật hoặc từng gặp chấn thương núm vú trước đó không. 

Nếu nguyên nhân vẫn chưa được xác định, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm để kiểm tra vùng vú.

Cách điều trị đau núm vú như thế nào?

Dựa vào nguyên nhân gây đau núm vú, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị đau núm vú bao gồm:

Sử dụng thuốc

  • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống hoặc thuốc mỡ để giảm triệu chứng đau vú. 
  • Nếu đau liên quan đến thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, acetaminophen hoặc ibuprofen có thể được sử dụng để giảm đau, và thường cải thiện sau 24-48 giờ. 
  • Trong trường hợp nhiễm trùng gây tưa miệng hoặc viêm vú, có thể cần sử dụng kháng sinh.

Mặc áo ngực phù hợp

  • Hiện tượng đầu vú bị đau có thể do mặc áo ngực không vừa vặn. 
  • Trong trường hợp này, người bệnh có thể thay áo hoặc sử dụng miếng băng và thoa thuốc mỡ lên núm vú để giảm sự cọ xát.

Cho con bú đúng cách

  • Trong trường hợp đang cho con bú hoặc sử dụng máy hút sữa, có thể tham khảo ý kiến Bác sĩ để được hướng dẫn cách cho con bú đúng cách và đảm bảo dụng cụ hút sữa vừa khít.

Cho con ti đúng cách để hạn chế tình trạng đau núm vú.

Cho con ti đúng cách để hạn chế tình trạng đau núm vú.

Lối sống sinh hoạt lành mạnh

  • Chị em nên duy trì thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh, bao gồm việc bổ sung nước cho cơ thể hàng ngày.
  • Ăn nhiều rau củ quả thay vì thực phẩm có nhiều dầu mỡ, cùng việc tập thể dục thay vì ngủ nướng để cải thiện sức khỏe tổng thể.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

  • Chị em nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bao gồm việc tăng cường thực phẩm từ rau xanh và nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Khi đầu núm vú bị đau do mắc ung thư hoặc các bệnh liên quan đến tuyến vú khác, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán về mức độ ung thư vú và tình trạng bệnh của từng người.

Cách phòng ngừa đau núm vú như thế nào?

Tình trạng đau đầu ti phần lớn là lành tính, chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đối với các chị em đang cho con bú, có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sau.

  • Nhẹ nhàng vắt vài giọt sữa để xoa lên núm vú, giúp làm mềm núm trước khi cho con bú.
  • Đảm bảo loại bỏ sự dư thừa của sữa sau khi bé đã bú và thường xuyên thay miếng lót ngực để núm vú luôn khô ráo. 
  • Sử dụng áo ngực cotton vừa vặn và thoải mái để tránh việc áo cọ vào núm vú. 
  • Thoa thuốc mỡ, như lanolin, lên núm vú để bảo vệ và làm dịu da. 
  • Sử dụng xà phòng dịu nhẹ để làm sạch bầu ngực và núm vú. 
  • Đổi vị trí khi cho con bú để giảm áp lực lên một điểm cụ thể trên núm vú.
  • Ngoài ra, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng bằng cách đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối, bổ sung thêm thực phẩm từ rau xanh và đa dạng các loại trái cây. 
  • Hãy đảm bảo uống đủ nước, ít nhất là 1,5 lít mỗi ngày để duy trì sức khỏe. 
  • Hơn nữa, thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên để giữ cơ thể khỏe mạnh và luôn giữ tinh thần thoải mái để tránh căng thẳng.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp chị em hiểu rõ về Đau núm vú: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa.

Mọi thắc mắc gì về đau núm vú hoặc muốn điều trị bệnh nào khác hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được Bác sĩ chuyên khoa tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh một cách hiệu quả trong thời gian sớm nhất nhé. Phương Đông luôn sẵn sàng phục vụ quý khách!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,241

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám