Đau vú bên trái: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Phan Thị Hoàn

22-05-2024

goole news
16

Đau vú bên trái là tình trạng vú gặp cảm giác đau hoặc không thoải mái ở phụ nữ. Nguyên nhân có thể bao gồm thay đổi hormone, viêm nhiễm, căng thẳng, u nang hoặc ung thư vú. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc đi kèm với triệu chứng bất thường hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đau vú bên trái là gì? 

Đau vú bên trái là tình trạng khi vú bên trái đau một cách tự nhiên hoặc khi chạm vào. Nguyên nhân có thể là do viêm nhiễm tuyến vú, chấn thương, thay đổi hormone trong kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh và thậm chí có thể là dấu hiệu của ung thư vú.

Đau vú bên trái nữ có thể xảy ra với phụ nữ ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Nhiều phụ nữ lo ngại rằng đau vú bên trái có thể là dấu hiệu sớm của ung thư vú. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân, người bệnh nên gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Vì sao vú trái bị nhói đau?

Vì sao lại bị đau nhói vú bên trái?

Nguyên nhân nào dẫn đến đau vú bên trái?

Chị em bị đau vú bên trái là hiện tượng phổ biến và thường dễ điều trị, nhưng đôi khi có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Dưới đây là những nguyên nhân gây đau vú bên trái:

Thay đổi nội tiết tố

  • Sự dao động nội tiết tố là nguyên nhân chính gây đau vú ở phụ nữ, bao gồm cả vú trái và cả hai vú. 
  • Thông thường, vú bắt đầu đau từ 3-5 ngày trước khi kỳ kinh bắt đầu, do sự gia tăng của estrogen và progesterone. 
  • Những hormone này gây sưng và có thể gây đau ở vú. Đối với phụ nữ mang thai, vú trái có thể đau trong ba tháng đầu do sự gia tăng hormone trong cơ thể.

Chấn thương vùng ngực

  • Giống như các bộ phận khác trên cơ thể, ngực cũng có thể bị thương do tai nạn, chơi thể thao, hoặc phẫu thuật vùng ngực. 
  • Cơn đau có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần sau khi chấn thương xảy ra. 
  • Nếu cơn đau không cải thiện hoặc kèm theo các dấu hiệu khác như sưng, xuất hiện khối u, vú đỏ và ấm, hoặc bầm tím, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra.

Vú trái bị nhói đau.

Vú trái bị nhói đau.

Viêm, áp xe vú

  • Phụ nữ đang cho con bú có nguy cơ cao bị viêm vú hoặc áp xe vú hơn so với người bình thường. 
  • Viêm vú có thể gây sốt và các triệu chứng như đau, đỏ và sưng tấy ở vú trái hoặc vú còn lại.

Tác dụng của thuốc

  • Oxymetholone: Thuốc điều trị một số dạng thiếu máu.
  • Chlorpromazine: Thuốc điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần.
  • Thuốc lợi tiểu: Điều trị bệnh thận, tim và huyết áp cao.
  • Thuốc tránh thai, thuốc điều trị vô sinh, và thuốc thay thế hormone.

U nang vú

  • U nang vú  thay đổi sợi bọc là thuật ngữ mô tả các thay đổi lành tính ở vú. 
  • Tình trạng này có thể gây sưng và đau ở vú trái nếu thay đổi xảy ra tại đây. 
  • Khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể cảm nhận được mô vú có các mảng cứng không rõ ranh giới và đôi khi có thể gây tiết dịch ở núm vú.

U nang vú có thể gây sưng và đau ở vú trái.

U nang vú có thể gây sưng và đau ở vú trái.

Biểu hiệu của ung thư vú

  • Ung thư vú dạng viêm, tuy hiếm gặp và chỉ chiếm khoảng 1% đến 5% các trường hợp ung thư vú, thường gây đau và có các triệu chứng tiến triển rất nhanh. 
  • Căn bệnh này có thể khiến tuyến vú sưng to, tương tự như triệu chứng của áp xe vú. 
  • Các biểu hiện bao gồm: núm vú thay đổi hình dạng, đau xung quanh bầu vú, tiết dịch bất thường ở núm vú, da vú lõm, và xuất hiện bướu hoặc u ở vú.

Mặc áo ngực không phù hợp 

  • Nên ưu tiên lựa chọn áo ngực phù hợp với kích thước ngực, tránh mặc áo quá chật để tránh gây cảm giác đau nhức và cọ xát vào đầu ti. 
  • Điều này còn giúp giảm nguy cơ nhũ hoa bị trầy xước, hình thành vết thương hở và hạn chế sự tích tụ vi khuẩn gây nhiễm trùng và đau nhức đầu vú.

Một số nguyên nhân khác

  • Những nguyên nhân khác bao gồm căng tức ngực ở phụ nữ sau sinh, do ngực chứa đầy sữa khiến da căng và gây cảm giác đau khi ấn vào.

Triệu chứng đau vú bên trái

Đau vú trái ở nữ được chia thành hai dạng, mỗi dạng có những triệu chứng khác nhau, bao gồm:

Phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 30 thường gặp các triệu chứng liên quan đến đau vú theo chu kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra ở vú trái hoặc cả hai vú, với các triệu chứng sau:

  • Đau vú trái do ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt, thường xuất hiện vài ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh.
  • Vú trái có thể căng đầy hoặc sưng.
  • Cơn đau có thể lan xuống nách hoặc phía trên và bên ngoài của vú.
  • Đau vú trái thường giảm đi sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc.

Đau nhói vú trái có bị sao không?

Đau nhói vú trái có bị sao không?

Đau nhức vú bên trái là bệnh gì?

Đau vú trái ở nữ là bệnh gì? Đây là câu hỏi của rất nhiều chị em khi gặp phải tình trạng đau vú. Đau nhức vú bên trái trong giai đoạn rụng trứng hoặc trước khi có kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài và trở nên nghiêm trọng, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm.  

Vậy đau vú trái là bệnh gì? Dưới đây là một số bệnh thường gặp kèm theo triệu chứng đau vú: 

Ung thư vú

  • Nếu bạn bị đau vú và phát hiện khối u bất thường gây biến dạng một bên vú, nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt. 
  • Nguyên nhân có thể là do các loại u vú như u xơ vú, u nang vú, u bọc sữa, u mỡ, u diệp thể, hoặc ung thư vú.
  • Sự phát triển của khối u trong mô vú là do một nhóm tế bào bất thường không tuân theo chu kỳ chết tự nhiên của cơ thể. 
  • Nếu khối u là ung thư, cần phải điều trị sớm để ngăn chặn sự lan rộng của ung thư đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Viêm vú

  • Nếu tình trạng đau vú đi kèm với các triệu chứng như nóng, sưng, đỏ và tích dịch trong vú, khả năng cao là bạn bị viêm vú. 
  • Viêm vú thường gặp ở các bà mẹ đang cho con bú, đặc biệt trong khoảng 6-12 tuần đầu sau khi sinh. 
  • Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, viêm vú có thể không liên quan đến việc cho con bú và thậm chí có thể xảy ra ở nam giới.
  • Đau vú do viêm vú cần được điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng và lan rộng. 
  • Nhiều trường hợp viêm vú có thể tự khỏi mà không cần can thiệp, nhưng cần theo dõi thường xuyên để kịp thời xử lý nếu xuất hiện biến chứng bất thường.

Bệnh về da

  • Để xác định đau vú là dấu hiệu của bệnh gì, cần thăm khám cụ thể bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận chính xác. 
  • Nếu đau nhức, khô rát, hoặc da ở núm vú bị bong tróc, có thể là do các bệnh da liễu như chàm hoặc kích ứng da.
  • Trong trường hợp này, không nên quá lo lắng mà cần vệ sinh đúng cách, chăm sóc dưỡng ẩm và bôi thuốc chống dị ứng nếu cần. 
  • Tuy nhiên, tránh chà xát mạnh để không gây tổn thương da và dẫn đến nhiễm trùng.

 

Đau vú bên trái có thể là dấu hiệu của ung thư vú.

Đau vú bên trái có thể là dấu hiệu của ung thư vú.

Khi nào đau vú trái cần đến gặp Bác sĩ?

Khi gặp tình trạng đau 1 bên vú trái đi kèm với những triệu chứng sau đây, chị em  nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và tìm nguyên nhân:

  • Gặp phải tình trạng biến đổi về hình dạng hoặc kích thước vú như: thay đổi da vú, sưng to hoặc xuất hiện khối u.
  • Cơn đau kéo dài vài tuần, thậm chí đã kết thúc kỳ kinh nguyệt nhưng triệu chứng không giảm mà còn trở nên nặng hơn.
  • Cảm giác đau nhức, nóng rát ở vú trái hoặc cả hai vú mà không rõ nguyên nhân.
  • Chị em có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.
  • Một số triệu chứng khác đi kèm như: đỏ, xuất huyết vú, nổi mụn, phát ban.

Vú trái bị nhói đau, nổi mụn không rõ nguyên nhân, chị em cần thăm khám Bác sĩ.

Vú trái bị nhói đau, nổi mụn không rõ nguyên nhân, chị em cần thăm khám Bác sĩ.

Cách chẩn đoán đau vú trái như thế nào?

Để chẩn đoán đau vú bên trái ở phụ nữ, bác sĩ có thể sử dụng một trong các phương pháp sau:

Khai thác tiền sử bệnh

Khai thác tiền sử bệnh và các triệu chứng đang gặp phải, sau đó tiến hành thăm khám lâm sàng để kiểm tra cả hai bên vú.

Siêu âm vú

Siêu âm vú hoặc chụp nhũ ảnh giúp khảo sát hình ảnh bên trong vú, từ đó xác định có khối u, vết thương hoặc các vấn đề khác bên trong vú trái hay không.

Cách chẩn đoán đau vú trái bằng cách siêu âm vú?

Cách chẩn đoán đau vú trái bằng cách siêu âm vú?

Sinh thiết vú

Sinh thiết vú được thực hiện trong trường hợp có các biểu hiện nghi ngờ về ung thư hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác. Trong trường hợp một mẫu mô từ vùng vú bị nghi ngờ sẽ được Bác sĩ chọc hút và mang đi kiểm tra dưới kính hiển vi.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để kiểm tra các chỉ số sinh hóa và hormone, đặc biệt khi nghi ngờ người bệnh gặp phải những vấn đề về hormone hoặc viêm nhiễm.

Xét nghiệm máu để chẩn đoán đau vú bên trái ở phụ nữ.

Xét nghiệm máu để chẩn đoán đau vú bên trái ở phụ nữ.

Phương pháp điều trị vú bên trái bị đau

Đầu tiên, người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ các triệu chứng mà họ gặp phải, cũng như thông tin về loại thuốc đang sử dụng. Một số loại thuốc điều trị vô sinh, tránh thai, thuốc trị trầm cảm có thể gây đau vú.

Đau vú trái là một tình trạng phổ biến và thường dễ điều trị, trừ khi nó là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng như ung thư vú. Một số phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Chọn áo ngực phù hợp: Mặc áo ngực vừa vặn, làm từ chất liệu mềm mại để tạo cảm giác thoải mái.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Áp dụng gel giảm đau tại chỗ (không chứa steroid) hoặc sử dụng thuốc giảm đau uống (acetaminophen, ibuprofen) để giảm triệu chứng đau vú.
  • Áp dụng chườm ấm hoặc massage: Có thể giúp giảm sưng và đau vú.
  • Nếu như chị em có cơn đau liên quan đến việc cho con bú, hãy tập cho bé cách ngậm đúng cách.
  • Khi đau vú trái kéo dài và đi kèm với các triệu chứng như thay đổi da vú hoặc tiết dịch từ núm vú hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.

Điều trị vú bên trái bị đau bằng cách nào?

Điều trị vú bên trái bị đau bằng cách nào?

Cách chăm sóc phòng ngừa giảm tình trạng đau vú bên trái

Dưới đây là những cách phòng ngừa để giảm tình trạng đau vú bên trái chị em nhất định phải biết.

  • Cần phải duy trì chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng.
  • Thực hiện vệ sinh sạch sẽ vùng vú và mặc quần áo thoáng khí để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Tập thể dục đều đặn, duy trì ít nhất 30 phút/ngày để cải thiện tuần hoàn máu và ngăn ngừa tình trạng đau vú.
  • Lựa chọn áo lót phù hợp với kích cỡ, sử dụng chất liệu mềm, không gây kích ứng và giảm áp lực lên vú.
  • Thực hiện kiểm tra và tầm soát vú định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
  • Giảm căng thẳng bằng cách tập yoga, thiền, và đảm bảo có giấc ngủ đủ giấc.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về Đau vú bên trái: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa. Ngoài ra nếu như chị em còn có bất cứ thắc mắc gì về tình trạng đau nhói vú trái hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả. Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ chị em!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

77

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám