Đau quai hàm là bệnh gì?
Hàm là một cấu trúc bao gồm khớp thái dương bên trái và phải, cơ hàm và răng. Với sự vận động và liên kết giữa các bộ phận với nhau để giúp răng hàm khớp ăn nhau và giao tiếp dễ dàng hơn. Nếu các bộ phận trên gặp phải vấn đề khi há miệng sẽ bị đau quai hàm. Ban đầu, cơn đau nhẹ nhàng, có thể xuất hiện đột ngột và tự biến mất. Tuy nhiên, cơn đau sẽ kéo dài và dữ dội trong nhiều ngày. Lúc này, chức năng của quai hàm sẽ suy giảm và ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp.
Đau ở quai hàm gây khó chịu cho người bệnh
Nguyên nhân gây nên bệnh đau quai hàm
Nguyên nhân phổ biến nhất của đau quai hàm là các vấn đề về răng miệng, gây rối loạn ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
Rối loạn về khớp và dương hàm
Rối loạn khớp thái dương dẫn đến cơn đau hàm, nhức đầu và đau tài. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ sẽ khiến việc nhai thức ăn và có thể nghe thấy và cảm thấy có tiếng lách cách hoặc tiếng lao xao khi vận động cơ hàm. Ngoài ra, tình trạng này có thể liên quan đến đau cổ, cứng, đau vai lan xuống vùng cánh tay.
Nghiến răng
Nghiến răng cũng là một yếu tố gây nên đau quai hàm, tình trạng này thường xảy ra vào lúc ngủ nên nhiều người không biết rằng đang mắc phải. Người bệnh sẽ đau hàm, mặt và cổ, nhức đầu, các vấn đề về răng miệng, bao gồm gãy và mòn răng. Ngoài tật nghiến răng, các tình trạng hoạt động cơ hàm quá mức như nhai kẹo cao su cũng dẫn đến quá mức cũng có thể gây đau hàm.
Thói quen nghiến răng khi ngủ gây nên bệnh đau ở quai hàm
Đau do răng
Đau quai hàm gần tai do vấn đề về răng miệng. Ví dụ, một chiếc răng bị nứt có thể gây cơn đau ngắt quãng, gây đau âm ỉ và đau buốt khi ăn uống. Sâu răng có thể gây cơn đau nhức liên tục và trở nên trầm trọng hơn do kích thích nóng hoặc lạnh. Hoặc một số vấn đề khác như bị áp xe răng và viêm nhiễm ổ răng không cũng có thể gây nên bệnh đau quai hàm.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng ở vùng đầu và cổ, cụ thể là nhiễm trùng xoang hoặc tai, có thể gây nên tình trạng đau ở quai hàm. Ngoài đau hàm, bệnh nhân có triệu chứng có thể gây sốt, đau đầu, chóng mặt và buồn nôn và đôi khi còn chảy nước tai.
Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân ở trên, đau quai hàm còn đến từ nhiều yếu tố khác như sau:
- Chấn thương: Nếu gặp phải những chấn thương ở hàm hoặc mặt sẽ gây nên đau cơ hàm.
- Đau tim: Đau hàm có thể là một dấu hiệu báo hiệu một cơn đau tim, đây là một tình trạng cấp tính cần được cấp cứu kịp thời.
Bị chấn thương ở mặt hoặc hàm gây nên đau cơ hàm
Triệu chứng của bệnh đau ở quai hàm
Hiện tượng đau quai hàm có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên mặt. Ban đầu, cơn đau chỉ có thể xuất hiện cơn đau nhẹ và tự khỏi. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau liên tục, sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu khác như sau:
- Bệnh nhân sẽ bị sưng một bên má hoặc cả vùng mặt.
- Đau nhức thái dương.
- Nổi hạch ở mặt gây mất cân đối ở mặt.
- Người bệnh có thể sẽ bị sốt cao, ù tai và chóng mắt.
- Tình trạng nặng còn kèm theo những tiếng kêu nhỏ tại khớp, đau nhức liên hồi.
- Người bệnh không thể há miệng hay khép miệng do quai hàm bị co cứng.
Người bệnh sưng một bên má và không thể há miệng
Đối tượng dễ bị đau quai hàm
Tình trạng đau quai hàm gần tai sẽ mang lại cơn đau khó chịu, xuất hiện đột ngột và tự biến mất ở thời điểm ban đầu, nhưng càng về sau cơn đau xương hàm gần tai sẽ dữ dội và kéo dài trong nhiều ngày. Hiện tượng đau quai hàm có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng từ trẻ nhỏ, nam nữ vị thành niên, người trưởng thành, người già. Đặc biệt, ở giai đoạn dậy thì hoặc mãn kinh sẽ có thể nguy cơ gây đau xương hàm nhiều hơn.
Biến chứng của bệnh lý đau quai hàm
Có thể thấy, tình trạng đau ở quai hàm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp. Do đó, khi nhận thấy cơn đau đang tăng dần và không thể khắc phục bằng các biện pháp thông thường, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác. Nếu tình trạng kéo dài và không được xử lý đúng cách sẽ gây nên những biến chứng như mắc các bệnh viêm khớp, viêm tủy xương, hoại tử xương hàm,...
Đau quai hàm kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến viêm khớp
Chẩn đoán bệnh đau quai hàm
Để có thể chẩn đoán được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau quai hàm, bác sĩ sẽ có những biện pháp như sau:
Khai thác tiền sử bệnh
Trước tiên, để tìm ra nguyên nhân gây đau hàm, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số vấn đề như sau:
- Bị đau quai hàm bắt đầu khi nào?
- Cơn đau diễn ra như thế nào để biết mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Bạn có đang gặp phải chấn thương hàm gần đây hay không?
- Người bệnh có một số thói quen dẫn đến đau hàm như nhai kẹo cao su hay ngủ nghiến răng hay không?
Khai thác bệnh sử là bước đầu tiên để chẩn đoán bệnh
Khám lâm sàng
Sau khi đã khai thác tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ bắt đầu khám kỹ lưỡng về miệng, răng, TMJ, vai và cổ của bạn. Nếu nghi ngờ rối loạn TMJ, bác sĩ sẽ đo chuyển động khi há và vận động, độ há bình thường sẽ là 40 đến 55mm, những người bị TMJ thường có độ mở hàm dưới 30 mm. Người bệnh mắc TMJ cũng có thể bị đau cơ hàm, có tiếng kêu khớp. Cuối cùng, bác sĩ sẽ khám dây thần kinh sọ để chắc chắn rằng cơn đau quai hàm trái hoặc phải không liên quan đến dây thần kinh bị ức chế hay bị kích thích.
Cận lâm sàng
Thông thường khi bị đau quai hàm sẽ không cần xét nghiệm máy trừ khi có những lo ngại về tình trạng tự miễn dịch hay viêm nhiễm. Ngoài ra, nếu nghi ngờ liên quan đến bệnh lý về tim mạch, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện điện tâm đồ và xét nghiệm máu.
Tuỳ thuộc vào những biểu hiện của bệnh và khám sức khỏe, bác sĩ có thể chỉ định hình ảnh giúp cung cấp thêm thông tin chi tiết để xác nhận chắc chắn việc chẩn đoán. Đối với một số nguyên nhân gây đau hàm, chẳng hạn như việc rối loạn TMJ, vấn đề răng miệng, gãy hoặc lệch hàm, chụp X quang đơn giản hoặc toàn cảnh là đủ.
Phương pháp điều trị bệnh đau quai hàm hiệu quả
Để làm giảm và cải thiện tình trạng đau ở quai hàm bạn có thể sử dụng những phương pháp điều trị dưới đây:
Cách chữa đau quai hàm tại nhà
Cách làm giảm đau quai hàm có thể thực hiện ở nhà như sau:
- Chườm nóng hoặc chườm đá: Bạn có thể mua túi chườm nóng hoặc đá tại hiệu thuốc để thực hiện ở nhà. Tuy nhiên, cần phải che bằng vải mọi lúc nếu không có thể gây bỏng bỏng. Cho đá vào túi và chườm lên mặt khoản 10 phút, hoặc dùng một chiếc khăn ấm áp lên vùng quai hàm. Hơi nóng có thể làm thư giãn cơ hàm giúp giảm đau hiệu quả.
- Xoa bóp lên vùng khớp không bị ảnh hưởng: Bạn dùng ngón trỏ và ngón giữa sau đó ấn vào vùng bị đau quai hàm và xoa theo chiều chuyển động từ 5 đến 10 vòng, cuối cùng là mở miệng. Lặp lại bài tập và xoa bóp các cơ cổ để giúp giảm được căng thẳng.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Một số loại thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAIDs như paracetamol hay ibuprofen sẽ giúp bạn tạm thời thoát khỏi sự khó chịu khi bị đau quai hàm bên phải hoặc trái.
Chườm nóng hoặc lạnh là mẹo chữa đau quai hàm hiệu quả
Phương pháp điều trị đau ở quai hàm nhờ y tế
Để điều trị đau quai hàm nặng, bạn cần đến thăm khám để tìm ra nguyên nhân bệnh và điều trị kịp thời. Trong phần lớn trường hợp, bác sĩ sẽ ưu tiên một số biện pháp điều trị không xâm lấn để có thể giải quyết được cơn đau dai dẳng của bạn. Cụ thể đó là:
- Dùng dụng cụ bảo vệ miệng: Đây là một dụng cụ bảo vệ răng bằng nhựa, được gắn ở răng dưới và trên của bạn. Bạn có thể tìm mua loại dụng cụ này ở nhà thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia vấn khuyên bạn nên đến bệnh viện chuyên về răng hàm mặt để được kiểm tra. Mục đích của việc làm này là ngăn chặn những thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ, từ đó làm giảm cơn đau quai hàm.
- Uống thuốc giãn cơ: Nếu cơn đau không có dấu hiệu cải thiện khi bệnh nhân đã đeo dụng cụ bảo vệ răng, bác sĩ sẽ kê thêm toa thuốc giãn cơ nhằm thư giãn nhóm cơ hàm để giảm đau.
- Tiêm botox: Đây là một biện pháp điều trị đau nhức quai hàm xâm lấn phổ biến nhất. Sau khi đi vào cơ thể, botox sẽ giúp làm giãn cơ đang căng cứng, làm giảm đau nhức quai hàm do rối loạn khớp thái dương.
- Phẫu thuật hàm: Trong một số trường hợp hiếm gặp, bác sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật hàm để khắc phục tình trạng này nếu liên quan đến khớp thái dương.
Sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng để điều trị bệnh đau ở quai hàm
Phòng ngừa bệnh đau nhức quai hàm như thế nào?
Để có thể phòng ngừa được tình trạng đau quai hàm bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Không nên nhai kẹo cao su nhiều và răng cắn vào những vật cứng.
- Tránh sử dụng những thực phẩm quá dai hoặc quá cứng.
- Nên dùng tay đỡ vùng quai hàm dưới khi ngáp.
- Nên điều chỉnh thói quen nghiến răng khi ngủ bằng cách nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
- Học cách để thư giãn quai hàm và mát xa quai hàm.
Không nên nhai kẹo cao su quá nhiều để tránh bị đau ở quai hàm
Khám khi bị đau quai hàm ở đâu?
Mặc dù đau quai hàm kể cả là đau ở quai hàm bên phải hoặc đau ở quai hàm bên trái không phải ca nào cũng nguy hiểm nhưng nếu cơn đau kéo dài và kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng cần phải có biện pháp can thiệp sớm. Lúc này bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
Khoa răng hàm mặt tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ y tế chất lượng tại Hà Nội. Bệnh viện với những y bác sĩ chuyên khoa đầu ngành cùng hệ thống máy móc y tế hiện đại, bạn sẽ được kiểm tra và chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
Nên khám và điều trị tình trạng đau ở quai hàm ở cơ sở y tế uy tín
Đau quai hàm là bệnh lý ít người quan tâm đúng mức, chỉ khi quá đau không thể cử động bình thường người bệnh mới đi thăm khám. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị cũng như thời gian hồi phục. Vì thế, nếu thấy có những dấu hiệu bị đau ở quai hàm hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn nhé!