Đi tiểu ra máu là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Kiều Liên

26-10-2020

goole news
16

Chắc chắn là bất cứ ai bỗng dưng bị đi tiểu ra máu cũng sẽ cảm thấy hoảng hốt, lo lắng. Liệu có phải bản thân đang mắc căn bệnh nguy hiểm hay đây là triệu chứng gì? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Như thế nào là tiểu ra máu? 

Màu nước tiểu thường phản ánh một phần về sức khỏe. Bởi đây là chất lỏng do thận tiết ra, đào thải ra bên ngoài cơ thể qua đường niệu đạo. Chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe của bạn như thế nào thì màu sắc và liều lượng nước tiểu tiết ra cũng có sự khác biệt. Bình thường nước tiểu có màu vàng rơm nếu bạn uống ít nước hoặc màu trong suốt nếu bạn uống nhiều nước. Còn nước tiểu có máu thì chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp vấn đề gì đó. 

Hình ảnh nước tiểu có máu hay là chứng tiểu ra máu khiến nhiều người lo lắng.

Hình ảnh nước tiểu có máu hay là chứng tiểu ra máu khiến nhiều người lo lắng.

Như vậy, tình trạng đi tiểu ra máu (chứng đái máu) có thể hiểu là khi bạn đi tiểu thì trong nước tiểu có lẫn lượng hồng cầu nhất định. Khi đó, nước tiểu sẽ có màu đỏ, màu hồng hoặc nhìn rõ những sợi máu nhỏ. Dấu hiệu này thường cảnh báo bệnh lý về thận, một phần đường tiết niệu, hoặc một vài nguy cơ khác. Rất ít trường hợp tiểu ra máu tự khỏi, vì thế người bệnh không nên chủ quan.  

Phân loại bệnh lý tiểu ra máu 

Tiểu ra máu hay còn gọi là hiện tượng đái ra máu được phân làm 2 loại chính:  

- Tiểu ra máu đại thể: Được hiểu là người bệnh đi tiểu tiện trong nước tiểu có chứa lượng máu nhiều đủ để nhìn thấy bằng mắt thường sự biến đổi màu sắc nước tiểu. Trường hợp này, nước tiểu thường có màu đỏ, màu hồng, hoặc kèm theo những sợi máu, cục máu đông. Hiếm hơn thì nước tiểu còn có màu nâu sẫm, lắng cặn nâu.

- Tiểu ra máu vi thể: Để chỉ các trường hợp đái ra máu nhưng lượng máu trong nước tiểu quá ít và người bệnh không nhìn thấy được bằng mắt thường. Các trường hợp này hay được phát hiện khi người bệnh xét nghiệm nước tiểu trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Qua xét nghiệm sẽ thấy lượng hồng cầu trong nước tiểu chiếm 10.000 hồng cầu/ml.  

Đây là trường hợp tiểu ra máu vi thể, khi người bệnh không thể nhìn thấy máu trong nước tiểu bằng mắt thường.

Trường hợp tiểu ra máu vi thể, không thể nhìn thấy máu trong nước tiểu bằng mắt thường.

Tiểu ra máu do đâu và dấu hiệu nhận biết 

Người bệnh gặp tình trạng tiểu ra máu thường xuất phát từ 4 nguyên nhân chính. Với mỗi nguyên nhân tiểu ra máu thì sẽ có các biểu hiện riêng kèm theo.

Do mắc bệnh về thận

Các bệnh về thận được coi là nguyên nhân phổ biến nhất khiến người bệnh tiểu ra máu. Trong đó, chủ yếu là các bệnh lý sau:  

- Sỏi thận: Chắc chắn là bạn đã nghe nói nhiều về căn bệnh sỏi thận. Khi các viên sỏi kích thước từ nhỏ tới lớn xuất hiện gây ra những cơn đau đớn cho người bệnh. Kèm theo đó là hiện tượng đái ra máu. Là chứng bệnh hay gặp và dễ gây tiểu máu nhất. Người bệnh thường sẽ có cơn đau sỏi thận trong tiền sử. Nếu chụp thận UIV hay siêu âm cho thấy sỏi chứng tỏ bạn đã mắc sỏi thận.

Sỏi thận là nguyên nhân hàng đầu gây chứng đái ra máu.

Sỏi thận là nguyên nhân hàng đầu gây chứng đái ra máu.

- Viêm thận, bể thận: Ngoài tình trạng đái ra máu, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng sốt cao rét run, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, kèm theo đó là những cơn đau vùng thắt lưng, đau vùng  rốn. Khi đi khám siêu âm sẽ nhìn thấy thận to thận sưng to.  

- Lao thận: Thuộc vào nhóm đái ra máu vi thể, vì thế khi đi tiểu, người bệnh cũng không thể nhìn thấy máu trong nước tiểu mà phải thông qua xét nghiệm. Người bị lao thận thường bị tổn thương viêm bàng quang. Triệu chứng phổ biến: Tiểu ra máu cuối bãi, són tiểu, tiểu có mủ, khi tiểu xong thấy rất đau. Nếu người bệnh tiến hành chụp UIV sẽ thấy đài thận bị cắt cụt và xét nghiệm nước tiểu có trực khuẩn lao.

- Thận đa nang: Dấu hiệu nhận biết là cảm giác đau thắt lưng liên tục, tiểu ra máu kèm mủ. Xét nghiệm thấy nồng độ ure máu tăng, siêu âm phát hiện khối u vùng hố thận, đài thận dài ra và hẹp lại.  

- Viêm cầu thận cấp: Đây là dạng tiểu ra máu vi thể, khi mắc bệnh, người bệnh thường bị nhiễm trùng da, viêm họng kèm sốt cao và đau dữ dội hai bên thắt lưng.  

- Nhồi máu thận: Không chỉ có tiểu ít kèm máu mà bệnh nhân còn bị đau đột ngột một bên thắt lưng.  

- Ung thư thận: Hầu hết các trường hợp bị ung thư thận đều gặp chứng tiểu ra máu, lượng máu nhiều khiến nước tiểu có màu đỏ. Tuy nhiên, bệnh nhân không cảm thấy đau dù sờ hố chậu cảm thấy rõ có u. Khi chụp UIV sẽ thấy bị khuyết một hay nhiều đài thận hoặc bể thận.  

Do các bệnh lý ở niệu đạo - tuyến tiền liệt

Xảy ra ở nam giới khi bị chứng phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Với nguyên nhân này, kèm theo triệu chứng đái ra máu thì người bệnh còn cảm thấy khó tiểu, tiểu rắt, bị són tiểu. Nếu siêu âm sẽ phát hiện tuyến tiền liệt bị sưng lớn. Còn nếu triệu chứng đái ra máu xảy ra ở nữ giới thì có thể do niệu đạo có polyp. Và nếu bạn đang băn khoăn đái ra máu là bệnh gì ở phụ nữ thì câu trả lời là khả năng niệu đạo của bạn đang có polyp. 

Đái ra máu cũng hay xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh về bàng quang.

Đái ra máu cũng hay xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh về bàng quang.

Bệnh lý ở bàng quang

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tiểu ra máu. Cụ thể người mắc các bệnh viêm bàng quang do virus, u bàng quang, sỏi bàng quang,... Dấu hiệu nhận biết gồm: Tiểu ra máu, tiểu lắt nhắt, khó tiểu. Cùng với triệu chứng tiểu ra máu dễ thấy thì thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ nhanh chóng chẩn đoán được tình trạng chính xác của người bệnh. 

Bị chấn thương  

Người bệnh bị chấn thương thận, chấn thương vùng chậu hay thắt lưng, chấn thương bàng quang,... do hoạt động mạnh, tham gia các môn thể thao như bóng đá, đấm bốc,... cũng có thể gặp hiện tượng tiểu ra máu. Nhưng thường các trường hợp này, người bệnh sẽ tự hồi phục chỉ sau khoảng 2 - 4 ngày.  

Tiểu ra máu do chấn thương khi tập luyện thường tự khỏi sau vài ngày.

Tiểu ra máu do chấn thương khi tập luyện thường tự khỏi sau vài ngày.

Có đặt ống thông tiểu

Nghĩa là một số trường hợp người bệnh bị bí tiểu, không đi tiểu được do chấn thương, phẫu thuật,... nên phải đặt ống thông tiểu vào bàng quang để lưu thông nước tiểu ra bên ngoài. Rủi ro xảy ra khi người bệnh bị vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo qua ống thông, dẫn tới đường tiết niệu bị nhiễm trùng và thường có biểu hiện là tiểu ra máu.  

Đối tượng dễ bị tiểu máu 

So với các vấn đề khác về sức khỏe thì đi tiểu ra máu cũng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Trong đó những đối tượng dễ bị tiểu ra máu gồm:

- Nữ giới có nguy cơ cao hơn nam giới.

- Nhóm người trên 50 tuổi và đang bị phì đại tuyến tiền liệt.

- Trong gia đình có người tiền sử mắc bệnh về thận.

- Bị viêm thận nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn, virus.

- Có sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau không chứa steroid, kháng sinh, thuốc aspirin liên tục trong thời gian dài. 

- Vận động, tập luyện thể thao quá sức, bị chấn thương khi chơi thể thao.

Cách chẩn đoán chứng đái máu 

Tất nhiên, người bệnh không thể chỉ dựa vào những thông tin về bệnh mà tự chẩn đoán được. Ngay khi bị đái ra máu trong vài ngày không khỏi hãy đi thăm khám với bác sĩ ngay. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ khai thác về tình trạng bạn đang gặp phải cũng như tiền sử mắc bệnh của bản thân bạn và gia đình. Tiếp theo, nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân tiểu ra máu, bạn thường được chỉ định làm các xét nghiệm sau:  

Chụp x-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến khi người bệnh bị tiểu ra máu.

Chụp x-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến khi người bệnh bị tiểu ra máu.

- Xét nghiệm nước tiểu: Bằng cách tự lấy nước tiểu mang đi xét nghiệm sinh hóa. Qua xét nghiệm sẽ kiểm tra sự nhiễm trùng đường tiểu hay trong nước tiểu có xuất hiện các chất khoáng gây ra sỏi thận không,...  

- Thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh: Có thể là chụp X-quang, CT, MRI… Qua đó, bác sĩ sẽ quan sát hình ảnh chụp để có thêm thông tin đưa ra kết luận chính xác về tình trạng mà bạn đang gặp phải.  

- Nội soi bàng quang: Kỹ thuật này phức tạp hơn bởi khi thực hiện, bác sĩ sẽ phải luồn một ống mảnh đầu có gắn camera nhỏ qua lỗ niệu đạo đi vào thận để quan sát rõ hơn các hình ảnh bên trong bàng quang, ống tiểu nhằm kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu bệnh.  

Tiểu ra máu có nguy hiểm không hay những biến chứng thường gặp 

Đa số người bệnh khi đi tiểu thấy nước tiểu có máu đều cảm thấy bất an, nhất là khi tình trạng này hay xảy ra. Và như đã nói ở trên, các trường hợp tiểu ra máu thường cảnh báo nguy cơ mắc bệnh lý về thận, một phần đường tiết niệu nên người bệnh không nên chủ quan. Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ quyết định mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng khám bác sĩ chắc chắn giúp bạn phòng ngừa được những biến chứng, hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Ví dụ sỏi thận to, ung thư thận, viêm bàng quang nghiêm trọng,... nếu được phát hiện sớm có thể điều trị giảm nhẹ hoặc khỏi hẳn với chi phí thấp hơn. 

Tình trạng đái ra máu kéo dài gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Tình trạng đái ra máu kéo dài gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, tình trạng tiểu ra máu nếu không được chữa trị gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như tinh thần của người bệnh.

- Tâm lý sợ hãi khi đi tiểu bởi tiểu ra máu, đau rát.

- Chứng tiểu lắt nhắt nhiều lần thường diễn ra song song với tiểu ra máu khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi.

- Đời sống vợ chồng bị ảnh hưởng bởi tình trạng tiểu ra máu gây suy giảm chức năng tình dục, giảm ham muốn.

- Tiểu ra máu kéo dài gây mất máu khiến người bệnh chóng mặt, bị ngất,...

Điều trị tiểu ra máu bằng phương pháp nào? 

Để điều trị dứt điểm chứng tiểu ra máu thì việc quan trọng nhất chính là tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bởi đây chỉ là một triệu chứng không phải một bệnh lý. Thông thường, khi biết được nguyên nhân rồi thì bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh giúp làm sạch đường tiết niệu, giảm nhẹ triệu chứng hoặc can thiệp ngoại khoa với các trường hợp nặng. Cụ thể:

- Nếu người bệnh tiểu ra máu do sỏi thận hoặc viêm bàng quang thì sẽ được kê đơn thuốc, kèm theo những lời khuyên về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hàng ngày: Uống nhiều nước mỗi ngày, vận động nhẹ nhàng thường xuyên để đẩy sỏi ra ngoài theo nước tiểu,... Tuy nhiên, trường hợp sỏi to thì thường phải thêm bước can thiệp bằng sóng xung kích làm tiêu tan, vỡ sỏi tại đây. 

- Trường hợp bệnh nhân bị ung thư có triệu chứng đi tiểu ra máu, nhất thiết phải có sự thăm khám, chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa ung bướu. Các phương pháp điều trị chủ yếu là: dùng thuốc, xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật.

Đa số trường hợp nước tiểu có máu được chỉ định uống thuốc kháng sinh.

Đa số trường hợp nước tiểu có máu được chỉ định uống thuốc kháng sinh.

Một lưu ý vô cùng quan trọng giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị tình trạng đi tiểu ra máu chính là người bệnh cần làm theo đúng chỉ định, tư vấn của bác sĩ, từ liều lượng thuốc, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, thể thao. Người bệnh không nên tự ý dừng thuốc khi thấy dấu hiệu đã giảm nhẹ hay bỗng dưng bỏ thuốc bởi đa phần các loại thuốc điều trị là thuốc kháng sinh, việc dừng thuốc đột ngột khiến vi khuẩn nhờn thuốc, giảm tác dụng thuốc và bệnh tình tái đi tái lại, chuyển sang tình trạng mãn tính. 

Cách phòng tránh chứng tiểu máu 

Không có chứng bệnh nào tự nhiên sinh ra trừ các bệnh bẩm sinh. Khi tìm hiểu nguyên nhân gây tiểu máu có thể thấy thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng này. Do đó, để phòng ngừa thì bạn nên thực hiện:  

- Thói quen ăn uống cân bằng và lành mạnh, hạn chế các đồ ăn nhiều muối, nhiều dầu mỡ.

- Nên tăng cường các loại rau củ, trái cây an toàn.

- Hãy uống đầy đủ nước, mỗi ngày khoảng 2 lít nước. 

- Lựa chọn các loại quần áo có chất liệu thấm hút tốt, nhất là đồ lót, không mặc quá chật.

- Nên giữ vệ sinh vùng kín đúng cách.

- Hạn chế tối đa thói quen nhịn tiểu. 

- Nên quan hệ tình dục an toàn.

Thói quen sinh hoạt và ăn uống là rất quan trọng trong việc phòng tránh chứng tiểu ra máu.

Thói quen sinh hoạt và ăn uống là rất quan trọng trong việc phòng tránh chứng tiểu ra máu.

Khi nào bệnh nhân tiểu ra máu cần đi khám?

Dựa vào nguyên nhân gây chứng tiểu ra máu có thể khẳng định rằng tình trạng này có nhiều mức độ khác nhau nhưng đa số trường hợp là nguy hiểm, nên được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Đặc biệt khi bạn bị đi tiểu ra máu dù không liên tục, không đau đớn nhưng kéo dài; tiểu ra máu kèm tiểu rắt, tiểu mủ, đau lưng,...

Sự trì hoãn thăm khám không chỉ khiến tâm lý bất an, giảm hiệu quả làm việc, giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Hãy suy xét và làm điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân ngay khi còn có thể nhé. 

Nếu bạn muốn đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa: Sỏi tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang,... hãy gọi ngay 19001806 để được tư vấn miễn phí và giải đáp chính xác.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,581

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám