Chấn thương sọ não là gì?
Chấn thương sọ não là tình trạng tổn thương hộp sọ và cấu trúc bên trong hộp sọ do các tác động mạnh lên đầu, như tai nạn giao thông, ngã, chấn thương thể thao,... Tổn thương này có thể gây ra các bệnh cảnh như rối loạn tri giác, tạm thời mất khả năng vận động, nhận thức, ngôn ngữ. Hoặc các triệu chứng nhẹ hơn như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thị giác, khó khăn trong việc tập trung, suy giảm trí nhớ và thậm chí là hôn mê. Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi đó, bệnh nhân và gia đình cần phối hợp giúp bệnh nhân áp dụng dinh dưỡng cho bệnh nhân chấn thương sọ não riêng.
Người bị chấn thương sọ não cần có chế độ ăn riêng
Mục tiêu dinh dưỡng cho bệnh nhân chấn thương sọ não
Các chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: “Mục tiêu dinh dưỡng cho bệnh nhân chấn thương sọ não là tiết chế tiêu hao năng lượng và dị hoá khối cơ”.
Điều này là hết sức quan trọng bởi đối với người bình thường, trong điều kiện không ăn uống sẽ tiêu hao khoảng 3 - 5 nitrogen/ngày. Tuy nhiên, đối với người đang có chấn thương sọ não thì cơ thể sẽ tiêu thụ khoảng 14 - 25 nitrogen/ngày. Theo đó, nếu không được cung cấp dinh dưỡng, bệnh nhân có thể mất đi 10% khối cơ của cơ thể trong vòng 7 ngày. Và nếu để con số này tăng lên đến 30% thì khả năng người bệnh tử vong sẽ tăng lên đáng kể.
Người bị chấn thương sọ não tiêu tốn nhiều năng lượng hơn bình thường
Mặt khác, cơ thể cần các dưỡng chất đặc biệt để phục hồi chấn thương thần kinh. Có thể kể đến như chiết xuất nghệ vàng giúp cân bằng nội môi sau chấn thương sọ não. Chất béo omega 3 tham gia mật thiết vào quá trình kháng viêm, chống lại các tác nhân gây hại cho tế bào não,...
Ngoài ra, nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh vẫn cần đảm bảo. Cơ thể của bệnh nhân vẫn cần năng lượng, protein, vitamin, khoáng chất và chất béo để duy trì quá trình chuyển hoá và duy trì hoạt động của các cơ quan.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân chấn thương sọ não
Để đảm bảo hiệu quả dinh dưỡng cho bệnh nhân chấn thương chấn thương sọ não, bạn cần ghi nhớ các điểm quan trọng như sau:
- Năng lượng (30 - 35kcal/kg cân nặng thực/ ngày): Người bệnh cần ăn từ 1 - 2 ngày sau khi phẫu thuật nếu không có tình trạng bệnh lý nặng.
- Protein (1.2 - 1.5g/kg cân nặng thực/ ngày)
- Lipid (~25 - 30% tổng số năng lượng ngày, trong số ⅓ là acid béo no, ⅓ acid béo không no có một nối đôi và ⅓ acid béo không no có nhiều nối đôi)
- Glucid (50 - 60% tổng năng lượng)
- Vitamin và muối khoáng
Người bị chấn thương sọ não nên ăn gì?
Nếu bạn vẫn đang cảm thấy khó áp dụng sau khi tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân chấn thương sọ não thì nên tham khảo các danh sách dưới đây:
Thực phẩm giàu chất chống oxy hoá
Các hoạt chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do, giảm thiểu tổn thương tế bào não do quá trình oxy hóa - quá trình thường xảy ra sau chấn thương. Đồng thời, nó cũng tham gia vào cơ chế chống viêm - tình trạng chắc chắn sẽ xảy ra sau khi bị chấn thương và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Do đó, bệnh nhân nên tích cực bổ sung:
- Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười
- Trái cây: bơ, đu đủ, kiwi, xoài,...
- Rau lá màu xanh đậm như rau cải, súp lơ xanh,. cà chua, dầu thực vật
- Thực phẩm giàu vitamin C như ổi đào, cam, chanh, kiwi, dâu tây, đu đủ, dứa, xoài, dưa bở ruột xanh, nước ép cà chua, cải bắp,...
Các loại hạt, quả mọng và rau lá xanh đậm rất giàu chất chống oxy hoá
Đồ ăn chứa amino acid mạch nhánh (BCAA)
BCAA là nguồn nhiên liệu quan trọng cho não, đặc biệt khi các nguồn năng lượng khác bị hạn chế sau chấn thương. Cụ thể, thực phẩm chứa BCAA được các bác sĩ khuyến khích cho chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân chấn thương sọ não vì nó tham gia tích cực vào kích thích, tăng cường các chất dẫn truyền thần kinh nên hỗ trợ bệnh nhân phục hồi các mô, cơ bị tổn thương rất tốt.
Các thực phẩm bạn nên bổ sung bao gồm:
- Ức gà
- Bò nạc
- Cá ngừ
- Cá hồi
- Sườn bò
- Cá rô phi
- Trứng
- Đậu phộng,....
Bạn nên bổ sung các loại cá, hoa quả và trái cây tươi
Thực phẩm chứa choline
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân chấn thương sọ não gồm những gì? Tất nhiên không thể thiếu các thực phẩm giàu choline. Đây được xem như nguyên liệu thô để tổng hợp phosphattidylcholine - thành phần của màng tế bào và sợi thần kinh. Bạn nên bổ sung các thực phẩm dưới đây vào bữa ăn hàng ngày như:
- Trứng
- Các loại thịt nạc (gà, lợn, bò)
- Cá hồi, cá rô phi
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Đậu nành, hạnh nhân và các loại hạt
- Cần tây khô
- Cà chua
- Lá rau mùi
- Rau mùi tây khô
- Tỏi hoặc bột ớt
Món ăn có hợp chất creatine
Chúng có mặt trong danh sách này vì hỗ trợ tăng cường năng lượng cho các tế bào não, đặc biệt là trong quá trình phục hồi chức năng. Để người bệnh phục hồi hiệu quả thì chúng ta không thể bỏ qua thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, cá hồi,... trong thực đơn.
Một số thực phẩm giàu creatine
Đồ ăn chứa Magie
Cũng xuất hiện trong khuyến cáo xây dựng chế độ dinh dưỡng cho các bệnh nhân, thực phẩm giàu Magie giúp ổn định hoạt động của hệ thần kinh. Nó hỗ trợ điều chỉnh hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh, điều hoà hoạt động mạch máu não, kích thích tăng dòng màu chảy lên não bộ.
Bạn có thể tham khảo các thực phẩm giàu Magie dưới đây:
- Cá
- Các loại hạt
- bơ
- Chanh leo
- Chuối
- Rau xanh đậm
- Socola đen
Thực phẩm giàu curcumin
Có thể bạn chưa biết, curcumin có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm sưng và đau.
Ngoài ra, hợp chất trong củ nghệ này cũng có khả năng vượt qua hàng rào máu não và bảo vệ tế bào não khỏi tổn thương.
Bột nghệ rất tốt cho người vừa bị tổn thương chức năng não bộ
Đồ ăn có chứa chất béo omega 3
Một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân chấn thương sọ não hoàn thiện không thể thiếu chất béo lành mạnh. Omega 3 là lựa chọn phù hợp nhất. Bởi nó hỗ trợ tăng cường sản sinh hoạt động tế bào.
Đồng thời, nó cũng chống lại các tác nhân oxy hóa và gốc tự do gây hại cho tế bào. Vì thế, không có gì lại khi người bệnh được khuyến khích ăn:
- Dầu cá, dầu gan cá
- Cá mòi, cá hồi, cá basa, cá trích, cá bơn, cá ngừ
- Hàu
- Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt chia
Nhóm thực phẩm giàu kẽm
Kẽm tham gia vào quá trình hoạt động của gần 80 enzyme khác nhau trong hệ thần kinh của con người. Tất nhiên, nó cũng tham gia vào quá trình điều hoà chất vận chuyển thần kinh sau xynap và giảm thiểu sự tổn thương của thần kinh thứ phát trong chấn thương sọ não.
Các thực phẩm giàu kẽm
Dinh dưỡng cho bệnh nhân chấn thương sọ não: Người bệnh nên kiêng gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên tăng cường bổ sung, bạn cũng cần hạn chế các loại đồ ăn sau:
- Thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, nước có ga, bánh kẹo và các đồ ăn sẵn đóng hộp
- Thực phẩm chứa chất béo bão hoà như mỡ động vật, đồ chiên rán sẵn, đồ ăn nhanh
Ngoài cách chủ động áp dụng các nguyên tắc dinh dưỡng riêng cho bệnh nhân chấn thương sọ não, bạn nên phối hợp cùng các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để chăm sóc bệnh nhân hiệu quả, nhằm đạt được mục tiêu bệnh nhân sớm khoẻ mạnh, trở lại cuộc sống bình thường.
Thấu hiểu sâu sắc mong muốn này, Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp các dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng từ cơ bản đến chuyên sâu. Bệnh nhân sẽ được thăm khám, đánh giá tình trạng cơ thể chi tiết bằng máy Inbody 770 và được các bác sĩ giàu kinh nghiệm chẩn đoán, tư vấn và hướng dẫn xây dựng thực đơn hàng ngày. Từ đó, hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho người bệnh sẽ càng được cải thiện và nâng cao.
Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Có thể nói, mục tiêu của chế độ dinh dưỡng cho người bị chấn thương sọ não là cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ quá trình sửa chữa các tế bào bị tổn thương, cải thiện chức năng não và tăng cường hệ miễn dịch. Để đạt được mục tiêu này, bệnh nhân cần có chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng, ưu tiên các loại thực phẩm tươi sạch và hạn chế tối đa các chất kích thích.