Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam là gì?

Ngọc Anh

15-09-2024

goole news
16

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam là định lượng các vi chất cần thiết do Bộ Y Tế đưa ra để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho người khoẻ mạnh. Tuy nhiên, bạn nên căn cứ dựa trên tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khoẻ, sinh lý để điều chỉnh khuyến cáo này phù hợp với bản thân.

Tại sao cần thực hiện theo nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến nghị?

Để áp dụng hiệu quả những nguyên tắc của nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, chúng ta cần hiểu rõ vai trò của chế độ ăn đầy đủ dưới đây:

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ cơ thể hoạt động ổn định
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính, tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật hiệu quả hơn
  • Ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện tâm trạng
  • Phát triển bình thường, toàn diện đối với trẻ em, duy trì sức khỏe cho người già và bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé

Xem thêm: Mách mẹ địa chỉ khám dinh dưỡng ở Hà Nội chất lượng

Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam về khoáng chất và vi chất

Bảng được trích từ thông tư số 43/2014/TT- BYT ngày 24/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y Tế

Đối với trẻ sơ sinh

Nhóm tuổi

Ca 

(Calcium)

(mg/ ngày)

Mg (Magnesium)

(mg/ ngày)

P

(Phosphorus)

(mg/ ngày)

Selen

(mcg/ngày)

< 6 tháng

300

36

90

6

6 - 11 tháng

400

54

275

10

Đối với trẻ em

Nhóm tuổi

Ca 

(Calcium)

(mg/ ngày)

Mg (Magnesium)

(mg/ ngày)

P

(Phosphorus)

(mg/ ngày)

Selen

(mcg/ngày)

1 - 3 tuổi

500

65

460

17

4 - 6 tuổi

600

76

500

22

7 - 9 tuổi

700

100

500

21

Đối với nam giới (bao gồm nam vị thành niên và nam giới trưởng thành)

Nhóm tuổi

Ca 

(Calcium)

(mg/ ngày)

Mg (Magnesium)

(mg/ ngày)

P

(Phosphorus)

(mg/ ngày)

Selen

(mcg/ngày)

10 - 12 tuổi

1000

155

1250

32

13 - 15 tuổi

225

16 - 18 tuổi

260

19 - 49 tuổi

700

205

700

34

50 - 60 tuổi

1000

>60 tuổi

33

Đối với nữ giới (bao gồm nữ vị thành niên và nam giới trưởng thành)

Nhóm tuổi

Ca 

(Calcium)

(mg/ ngày)

Mg (Magnesium)

(mg/ ngày)

P

(Phosphorus)

(mg/ ngày)

Selen

(mcg/ngày)

10 - 12 tuổi (chưa có kinh nguyệt)

1000

160

1250

26

13 - 15 tuổi

220

16 - 18 tuổi

240

19 - 49 tuổi

700

205

700

26

50 - 60 tuổi

1000

>60 tuổi

25

Đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú

Đối tượng

Ca 

(Calcium)

(mg/ ngày)

Mg (Magnesium)

(mg/ ngày)

P

(Phosphorus)

(mg/ ngày)

Selen

(mcg/ngày)

Phụ nữ mang thai

3 tháng đầu

1000

205

700

26

3 tháng giữa

28

3 tháng cuối

30

Phụ nữ cho con bú (áp dụng trong suốt cả thời kỳ cho con bú)

6 tháng đầu

     

35

6 tháng sau

     

42

Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam về iod, sắt và kẽm

Đối với trẻ sơ sinh

Độ tuổi

I ốt 

(mcg/ngày)

Sắt (mg/ ngày) theo giá trị sinh học khẩu phần

Kẽm (mg/ ngày)

5%

(10%)^2

(15%)^3

Hấp thu tốt

Hấp thu vừa

Hấp thu kém

0 - 6 tháng

90

0,93

   

(1,1)^5

(1,8)^6

(6,5)^7

6 - 11 tháng

60

18,6

12,4

9,3

0, 8 - (2,5)^8

(4,1)^8

(8,3)^8

Đối với trẻ em

Độ tuổi

I ốt 

(mcg/ngày)

Sắt (mg/ ngày) theo giá trị sinh học khẩu phần

Kẽm (mg/ ngày)

5%

(10%)^2

(15%)^3

Hấp thu tốt

Hấp thu vừa

Hấp thu kém

1 - 3 tuổi

90

11,6

7,7

5,8

2,4

4,1

8,4

4 - 6 tuổi

90

12,6

8,4

6,3

3,1

5,1

10,3

7 - 9 tuổi

90

17,8

11,9

8,9

3,3

5,6

11,3

Đối với nam giới (bao gồm nam vị thành niên và nam giới trưởng thành)

Độ tuổi

I ốt 

(mcg/ngày)

Sắt (mg/ ngày) theo giá trị sinh học khẩu phần

Kẽm (mg/ ngày)

5%

(10%)^2

(15%)^3

Hấp thu tốt

Hấp thu vừa

Hấp thu kém

10 - 14 tuổi

120

29,2

19,5

14,6

5,7

9,7

19,2

15 - 18 tuổi

150

37,6

25,1

18,8

5,7

9,7

19,2

>19 tuổi

150

27,4

18,3

13,7

4,2

7,0

14,0

>50 tuổi

       

3,0

4,9

9,8

Đối với nữ giới (bao gồm nữ vị thành niên và nữ giới trưởng thành)

Độ tuổi

I ốt 

(mcg/ngày)

Sắt (mg/ ngày) theo giá trị sinh học khẩu phần

Kẽm (mg/ ngày)

5%

(10%)^2

(15%)^3

Hấp thu tốt

Hấp thu vừa

Hấp thu kém

10 - 14 tuổi

120

28,0

18,7

14,0

4,6

7,8

15,5

15 - 18 tuổi

150

65,4

43,6

32,7

4,6

7,8

15,5

>19 tuổi

150

58,8

39,2

29,4

3,0

4,9

9,8

>50 tuổi

 

22,6

15,1

11,3

3,0

4,9

9,8

Đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú

Đối tượng

I ốt 

(mcg/ngày)

Sắt (mg/ ngày) theo giá trị sinh học khẩu phần

Kẽm (mg/ ngày)

5%

(10%)^2

(15%)^3

Hấp thu tốt

Hấp thu vừa

Hấp thu kém

Phụ nữ mang thai

200

+(30)^4

+(20)^4

+(15)^4

     

Phụ nữ cho con bú

200

           

Chú thích:

  • 1 Khẩu phần có giá trị sinh học sắt thấp (khoảng 5% sắt được hấp thu): chế độ ăn
  • đơn điệu, lượng thịt, cá <30g/ngày hoặc lượng vitamin C <25 mg/ngày.
  • 2 Khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): khẩu
  • phần có lượng thịt, cá từ 30g – 90g/ngày hoặc vitamin C từ 25 mg – 75 mg/ngày.
  • 3 Khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): khẩu phần
  • có lượng thịt, cá từ > 90g/ngày hoặc vitamin C từ > 75 mg/ngày.
  • 4 Phụ nữ có thai được khuyến nghị bổ sung viên sắt trong suốt thai kỳ. Phụ nữ thiếu
  • máu cần dùng liều bổ sung cao hơn.
  • 5 Trẻ bú sữa mẹ
  • 6 Trẻ ăn sữa nhân tạo
  • 7 Trẻ ăn sữa nhân tạo có nhiều phytat và protein nguồn thực vật

Cân nặng và chiều cao tham chiếu cho người Việt Nam

Bên cạnh đó, bạn có thể tự theo dõi cân nặng và chiều cao cho người Việt Nam theo tiêu chuẩn WHO:

Nhóm tuổi

Nam

Nữ

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

Cân nặng (kg)

Chiều cao (cm)

0 - 5 tháng

6,1

60,5

5,6

59,0

6 - 8 tháng

8,2

69,1

7,6

67,2

9 - 11 tháng

9,1

73,2

8,4

71,4

1 - 2 tuổi

12,1

86,9

11,5

85,5

3 - 5 tuổi

16,5

103,6

16,2

103

6 - 7 tuổi

22,8

121,5

22,3

120,6

8 - 9 tuổi

28,0

132,3

28,1

132,3

10 - 11 tuổi

34,7

143,0

34,5

141,7

12 - 14 tuổi

47,3

159,2

45,9

156,3

15 - 19 tuổi

59,5

171,1

53,6

162,1

20 - 29 tuổi

61,1

170,6

53,0

158,8

30 - 49 tuổi

60,2

169,3

53,1

158,5

50 - 69 tuổi

61,8

167,6

54,7

157,6

>70 tuổi

60

165,1

51,8

153,4

Những lưu ý khi áp dụng khuyến nghị của Bộ Y Tế vào chế độ ăn hàng ngày

  • Tìm hiểu kỹ thông tin về từng nhóm thực phẩm, lượng cần thiết mỗi ngày và mỗi nhóm
  • Tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn cụ thể
  • Đa dạng hoá các loại thực phẩm, lên kế hoạch các thực phẩm cần thiết mỗi ngày cho các nhóm người đặc biệt
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày để tránh cảm giác đói và quá no
  • Hạn chế cách chế biến nhiều dầu mỡ, gia giảm gia vị vừa phải
  • Thay đổi từ từ, không thay đổi chế độ ăn quá đột ngột, hãy thực hiện từng bước một để cơ thể thích nghi. Đồng thời, duy trì chế độ ăn khoa học lâu dài để thấy được hiệu quả 
  • Áp dụng điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu và kết hợp với đời sống lành mạnh

Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trong quá trình điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho gia đình, nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng. Thấu hiểu mong muốn chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong các cơ sở y tế khám và tư vấn dinh dưỡng chuyên sâu được nhiều khách hàng lựa chọn. Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu. Trong đó, có TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện.

Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh nhân đến khám dinh dưỡng còn được hỗ trợ bởi trang bị các thiết bị y tế hiện đại như máy Inbody 770. Đây là thiết bị giúp phân tích các thành phần cơ thể bằng phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học. Chỉ trong vòng 45 - 60 giây, không cần lấy máu, không hấp thụ tia, bạn sẽ được đánh giá đo và đánh giá các thành phần cơ thể ở mức độ tế bào chi tiết như:

  • Tổng lượng nước cơ thể, lượng nước trong và ngoài tế bào
  • Phân tích nước từng phần: Nước ở 2 tay, nước ở thân, nước 2 chân
  • Phân tích khối mỡ
  • Lượng khoáng trong xương
  • Cân nặng mục tiêu
  • Chuyển hoá cơ bản
  • Số kg mỡ và cơ cần điều chỉnh 

Quy trình thăm khám dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho mọi khách hàng đến Bệnh viện. 

Bệnh nhân khám máy Inbody 770 tại Khoa dinh dưỡng

Bệnh nhân khám máy Inbody 770 tại Khoa dinh dưỡng

Có thể nói, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam phải được áp dụng linh hoạt, khoa học phù hợp với thể trạng và tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông trong bài viết đã giúp bạn nắm bắt đực thêm nhiều thông tin về nhu cầu dinh dưỡng. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
509

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám