Động mạch ngoại biên là gì? Có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ hay không?

Nguyễn Phương Thảo

20-11-2024

goole news
16

Động mạch ngoại biên là một phần quan trọng trong hệ tuần hoàn, đóng vai trò chính trong việc vận chuyển máu từ tim đến các chi và các bộ phận xa tim. Tuy nhiên, khi động mạch ngoại biên gặp vấn đề, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp máu mà còn có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe. Hiểu rõ về "động mạch ngoại biên là gì" và những ảnh hưởng của nó sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá vai trò của động mạch ngoại biên và cách nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm liên quan.

Tổng quan về động mạch ngoại biên 

Động mạch ngoại biên là các mạch máu ngoài động mạch chủ và mạch vành, chịu trách nhiệm cung cấp máu cho chi và các bộ phận ngoại biên của cơ thể như tay, chân và phần thân dưới.

Các động mạch ngoại biên chính bao gồm:

  • Động mạch chày trước, chày sau (ở chân); 
  • Động mạch quay và động mạch trụ (ở cẳng tay); 
  • Động mạch nách (ở vùng vai); 
  • Động mạch cánh tay, động mạch chậu chung, chậu ngoài (vùng hông); 
  • Động mạch đùi (ở đùi). 

Vai trò của động mạch ngoại biên 

Ngoài việc cung cấp máu giàu oxy và dưỡng chất cho các mô và cơ quan ngoại vi mà động mạch ngoại biên còn tham gia vào quá trình điều hòa nhiệt độ cơ thể, duy trì huyết áp ổn định. 

Bên cạnh đó, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương và đào thải chất thải ra ngoài cơ thể. Đồng thời, bằng cách vận chuyển máu và các tế bào miễn dịch cần thiết đến các mô bị thương, động mạch ngoại biên giúp cho quá trình sửa chữa vết thương và chống lại nhiễm trùng một cách hiệu quả.  

Ngoài ra, động mạch ngoại biên còn được ứng dụng trong chẩn đoán y khoa như sử dụng để đo huyết áp và mạch, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát,... Đây chính là yếu tố then chốt cho quá trình vận hành bình thường và khoẻ mạnh cho con người.  

Các bệnh lý liên quan động mạch ngoại biên 

  • Bệnh động mạch ngoại biên (Peripheral artery disease): Bệnh động mạch ngoại biên (Peripheral Artery Disease - PAD) là một dạng của bệnh mạch máu, xảy ra khi có sự tích tụ mảng bám (plaque) trong các động mạch này, làm hạn chế dòng chảy của máu đến các cơ quan và mô trong cơ thể, đặc biệt là chân. Khi động mạch bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn do các mảng xơ vữa, PAD có thể dẫn đến các triệu chứng như đau chân khi đi bộ (claudication), tê, yếu cơ, lạnh ở chân hoặc bàn chân và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây loét, nhiễm trùng và thậm chí là hoại tử.
  • Phình động mạch ngoại biên: Phình động mạch ngoại biên xảy ra khi một phần thành động mạch bị yếu và phồng lên, tạo thành túi phình. Tình trạng này thường gặp ở động mạch chủ bụng hoặc các động mạch chi dưới, dù có thể xảy ra ở bất kỳ động mạch nào trong cơ thể. Phình động mạch thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng cho đến khi túi phình vỡ, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng. Những người có thói quen hút thuốc lá, mắc tăng huyết áp, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh này là nhóm người dễ bệnh động mạch ngoại biên. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và giảm thiểu rủi ro từ tình trạng nguy hiểm này.  
  • Tắc mạch chi cấp tính (Acute limb arterial occlusion): Tình trạng này có thể diễn ra trên một mạch máu bình thường hoặc trên nền bệnh động mạch ngoại biên do xơ vữa. Tắc mạch chi cấp tính xảy ra khi một mạch máu bị tắc nghẽn có thể do cục máu đông hay mảng xơ vữa từ vùng khác đi đến hoặc hình thành huyết khối tại chỗ do mảng xơ vữa mất ổn định hay chấn thương. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, tắc mạch chi cấp tính có thể dẫn đến nguy cơ mất mạch, hoại tử chi và trường hợp tệ nhất có thể bị cắt cụt chi, vô cùng nguy hiểm. 

4 giai đoạn phát triển của bệnh động mạch ngoại biên

Đối với bệnh động mạch ngoại biên, quá trình tiến triển của bệnh được chia thành 4 giai đoạn: 

  • Giai đoạn I: Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh nên hầu như không có triệu chứng cụ thể mặc dù bệnh đã có sự tích tụ mảng bám trong động mạch. 
  • Giai đoạn II: Người bệnh có dấu hiệu đau hoặc chuột rút ở bắp chân, đùi, mông,...bắt nguồn từ nguyên nhân động mạch bị hẹp không cung cấp đủ máu giàu oxy cho cơ thể. Cơn đau thường xuất hiện khi tập thể dục hay nghỉ ngơi
  • Giai đoạn III: Thiếu máu cục bộ chi trầm trọng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu ở bàn chân hoặc ngón chân. Tình trạng thường tồi tệ hơn vào ban đêm hoặc nâng cao chân. 
  • Giai đoạn IV: Thiếu máu cục bộ cấp tính xảy ra một cách đột ngột. 

Nguyên nhân gây bệnh động mạch ngoại biên 

Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Các yếu tố nguy cơ của những người dễ bệnh động mạch ngoại biên chi dưới cũng tương tự gần với bệnh xơ vữa động mạch

  • Hút thuốc lá (chủ động và thụ động); 
  • Rối loạn lipid máu;
  • Tiền sử gia đình bị xơ vữa động mạch, động mạch ngoại biên, đái tháo đường, đột quỵ;
  • Nồng độ homocysteine; 
  • Cao huyết áp; 
  • Tuổi;
  • Tăng cân béo phì (chỉ số BMI >30). 

Nguyên nhân gây bệnh động mạch ngoại biên

Nguyên nhân gây bệnh động mạch ngoại biên là do mảng xơ vữa tích tụ trong lòng mạch, khiến động mạch bị tắc nghẽn

Xơ vữa động mạch ngoại biên một bệnh lý bị rối loạn hệ thống vận chuyển máu từ tim. Có 50% - 70% bệnh nhân bị mắc bệnh động mạch ngoại biên có dấu hiệu lâm sàng của bệnh động mạch vành hoặc bệnh mạch não. 

Tham khảo:

Biểu hiện của bệnh động mạch ngoại biên 

Tuỳ thuộc vào tình trạng, mức độ phát triển tuần hoàn và vị trí của động mạch bị hẹp mà có tới 2/3 bệnh nhân có chung biểu hiện: Đau chân cách hồi. 

Đau chân cách hồi là biểu hiện điển hình của những người mắc bệnh động mạch ngoại biên, là cảm giác đau nhức, bị chuột rút, cảm thấy khó chịu và mệt khi đi bộ và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. 

Đau cách hồi thường xảy ra ở bắp chân hoặc bàn chân, đùi, hông, mông, hiếm khi xảy ra ở cánh tay. Nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu máu không hồi phục. Khi bệnh có những diễn biến phức tạp, người bệnh có thể cảm thấy đau ngay cả khi nghỉ ngơi, đặc biệt là về đêm. 

Người dễ bệnh động mạch ngoại biên ở mức độ nhẹ thường không có dấu hiệu nhưng sẽ dần xuất hiện các dấu hiệu như da dẻ nhợt nhạt, bàn chân lạnh, đổ mồ hôi nhiều, tím tái,...nặng hơn có thể bị viêm loét dễ dẫn đến hoại tử khi bệnh trở nên nặng hơn. 

Biến chứng do bệnh động mạch ngoại biên gây ra 

Mặc dù bệnh động mạch ngoại biên không đe doạ tính mạng ngay lập tức nhưng quá trình xơ vữa động mạch có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng và khả năng tử vong cao. Điều này đồng nghĩa với người mắc bệnh động mạch ngoại biên có nguy cơ xảy ra các biến chứng như: 

  • Bệnh mạch vành; 
  • Nhồi máu cơ tim đột ngột; 
  • Đau thắt vùng ngực; 
  • Đột quỵ; 
  • Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới: Nếu lượng máu đến chân bị suy giảm nghiêm trọng có thể dẫn đến biến chứng thiếu máu cục bộ chi cấp, gây hoại tử và đoạn chi. Trong một số trường hợp còn có nguy cơ tử vong.                                               

Chẩn đoán các bệnh lý ở động mạch ngoại biên 

Sau khi thăm khám lâm sàng, để có thể chắc chắn về các bệnh lý ở động mạch ngoại biên thêm một lần nữa, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp cận lâm sàng để đưa ra kết quả chính xác. Cụ thể: 

Siêu âm Doppler động mạch 

Siêu âm Doppler là một trong 5 phương pháp được dùng để chẩn đoán các bệnh lý ở động mạch ngoại biên

Siêu âm Doppler là một trong 5 phương pháp được dùng để chẩn đoán các bệnh lý ở động mạch ngoại biên

Siêu âm Doppler động mạch là một kỹ thuật chẩn đoán y học sử dụng sóng âm thanh (siêu âm) để tạo ra hình ảnh động của các động mạch và đo lưu lượng máu chảy qua chúng. Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của các động mạch trong cơ thể, đặc biệt là để kiểm tra xem có sự tắc nghẽn, hẹp, hoặc xơ vữa mạch máu nào không.

Xét nghiệm chỉ số huyết áp mắt cá chân 

Xét nghiệm chỉ số huyết áp mắt cá chân - cánh tay (ABI - Ankle-Brachial Index) là một phương pháp đo lường huyết áp ở mắt cá chân và cánh tay để so sánh. Xét nghiệm này không đau và được thực hiện vô cùng nhanh chóng nhằm giúp xác định xem có sự giảm lưu lượng máu đến chân, một dấu hiệu cho thấy có thể có tắc nghẽn hoặc hẹp ở động mạch ngoại biên.

Xét nghiệm máu 

Trong chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên (Peripheral Artery Disease - PAD), xét nghiệm máu là công cụ hỗ trợ giúp đánh giá các yếu tố nguy cơ và tình trạng sức khỏe chung của mạch máu, dù nó không trực tiếp phát hiện PAD.Một số xét nghiệm máu quan trọng khi kiểm tra các bệnh lý động mạch ngoại biên: Xét nghiệm mỡ máu (Lipid Profile), xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm chức năng gan và thận, xét nghiệm C-Reactive Protein (CRP), xét nghiệm Homocysteine, xét nghiệm D-Dimer. 

Việc kết hợp xét nghiệm máu với các kỹ thuật hình ảnh (như siêu âm Doppler, chụp CT) sẽ cung cấp đánh giá toàn diện hơn, hỗ trợ bác sĩ lập kế hoạch điều trị và quản lý hiệu quả hơn cho bệnh nhân.

Chụp CT 

Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) sử dụng các tia X để tạo nên các hình ảnh chi tiết của động mạch. Phương pháp này giúp phát hiện các vùng bị tắc nghẽn, hẹp hoặc phình động mạch, đặc biệt hữu ích trong việc đánh giá các động mạch lớn như động mạch chủ. Mặc dù chụp CT có sử dụng bức xạ ion hoá nhưng lại có thể cung cấp chi tiết các thông tin về cấu trúc và bệnh lý của động mạnh. Để tăng độ tương phản cho hình ảnh, chụp CT thường được thực hiện với thuốc cản quang. 

Chụp động mạch 

Đây là một phương pháp có xâm lấn bởi thuốc cản quang được tiêm trực tiếp vào động mạch của người bệnh. Kỹ thuật giúp phát hiện được những tổn thương nhỏ nhất, cho phép can thiệp điều trị trong cùng một thủ thuật. Tuy nhiên, do tính chất xâm lấn nên chụp động mạch thường chỉ được chỉ định khi 4 phương pháp trên không cung cấp đủ thông tin cần để can thiệp điều trị. 

Bệnh viện Phương Đông - Địa chỉ khám bệnh động mạch ngoại biên chất lượng, uy tín

Để có thể phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường, mọi người cần đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Trung tâm sàng lọc tim mạch và các bệnh bẩm sinh tại Bệnh viện Phương Đông là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho mọi khách hàng có nhu cầu thăm khám và điều trị các bệnh lý liên quan tới tim mạch. Với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống vật chất và trang thiết bị hiện đại, Phương Đông tự tin mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất. 

  • Máy X - quang kỹ thuật số Dura Diagnost; 
  • Máy điện tim 6 cần Nihon Kohden ECG - 1250K; 
  • Máy điện não Nihon Kohden EEG - 1200K; 
  • Hệ thống điện tim gắng sức ECG - 2450; 
  • Máy siêu âm 4D Philips Affiniti; 
  • Dàn máy xét nghiệm sinh hoá tự động AU480, xét nghiệm miễn dịch tự động Cobas E411; 

Bác sĩ CKII Trần Kinh Trang đang thăm khám tim mạch cho bệnh nhân

Bác sĩ CKII Trần Kinh Trang đang thăm khám tim mạch cho bệnh nhân 

Bên cạnh đó, với mong muốn khách hàng được chăm sóc và chữa trị tối ưu nhất, trung tâm còn thường xuyên bổ sung và cập nhật các công nghệ hiện đại nhất. Nhằm sàng lọc và chẩn đoán bệnh một cách chắc chắn nhất. 

 

Liên hệ thăm khám tim mạch tại Bệnh viện Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được chữa trị kịp thời.

Kết luận 

Động mạch ngoại biên đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì lưu thông máu đến các phần cơ thể. Khi gặp phải các vấn đề như tắc nghẽn hay xơ vữa, động mạch ngoại biên có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, từ đau nhức đến biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, việc nhận thức và phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ liên quan đến động mạch ngoại biên, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để có hướng điều trị kịp thời và hiệu quả.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
98

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám