Đứt dây chằng: Nguyên nhân, dấu hiệu cùng cách điều trị hiệu quả

Doan Nguyen

23-03-2023

goole news
16

Đứt dây chằng khiến người mắc phải cảm thấy khó khăn khi cử động khớp và đau đớn. Các hoạt động cũng dần bị hạn chế do cơn đau gây khó chịu và khi trở nặng thì gần như bộ phận liên quan đến phần dây chằng đó không thể cử động được. Vậy đứt dây chằng do những nguyên nhân nào gây ra, biện pháp khắc phục như thế nào để không còn xuất hiện các cơn đau nữa?

Tổng quan về tình trạng đứt dây chằng 

Dây chằng bao gồm các mô liên kết đai liên kết chặt chẽ với xương để cố định các khớp giữ ổn định. Nhưng nếu chúng ta vận động quá nhiều với lực mạnh tác động, lúc đó dây chằng sẽ bị tổn thương do bị kéo dãn, thậm chí là rách dây chằng. Thông thường đứt dây chằng thường xảy ra ra ở các bộ phận như: mắt cá chân, đầu gối, lưng hoặc cổ tay…

Đứt dây chằng vùng đầu gối chân
Đứt dây chằng vùng đầu gối chân

Gặp phải tình trạng đứt dây chằng là do nguyên nhân nào gây nên?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đứt dây chằng. Tùy thuộc vào trong quá trình hoạt động, cách thức vận động với cường độ cao liên quan đến nhiều bộ phận nào thì bộ phận đó sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Thông thường nguyên nhân chính là do có một lực nào đó tác động mạnh vào chỗ dây chằng nằm gây ra tổn thương. Cũng là do bạn gồng sức để bê một vật nặng, khi đến giới hạn co giãn ngày luôn tức dây chằng bị đứt. Hoặc bạn bị ngã mạnh trong quá trình vận động.

Triệu chứng và dấu hiệu để nhận biết dây chằng bị đứt

Khi xảy ra hiện tượng đứt dây chằng, người bị sẽ cảm thấy rất đau nhức, nhất là khi tiếp tục cử động tạo áp lực lên phần cơ đó, hoặc bạn sẽ khó mà cử động được. Có những dấu hiệu về hiện tượng đứt dây chằng hay xuất hiện bảo gồm:

  • Phát ra âm thanh tiếng nứt răng rắc hoặc tiếng nổ nhỏ li ti.
  • Bầm tím phần mềm ở chỗ dây chằng bị tổn thương đó và không tan chỗ bầm tím đó ra mà trở nặng hơn vào những ngày sau đó.
  • Chỗ dây chằng bị đứt gần khớp sẽ có vết lõm sâu có thể dễ dàng nhìn thấy xác định được nó có thực sự lõm không bằng mắt thường.
  • Cơ bị co thắt và mỗi khi hoạt động lại đau nhức không thể chịu được, nhưng chỉ cần nghỉ ngơi một lúc là lại đỡ ngay.
  • Khớp bị lỏng lẻo nên không thể vận động hoặc khi vận động rất khó, không thể hoạt động như trong trạng thái bình thường và cảm thấy rất nặng nề. 

Đối tượng thường có nguy cơ gặp phải đứt dây chằng 

Đối tượng hay có nguy cơ và nguy cơ rất cao sẽ gặp phải tình trạng đứt dây chằng là những vận động viên, người phải thường xuyên vận động với cường độ cao, cụ thể là vũ công, vận động viên điền kinh, vật tay, người chơi môn thể thao có tính đối kháng… Người phải thường xuyên vận động trong hay bê vác những vật nặng quá sức. Ngoài ra, những trường hợp không thể biết trước được như bị ngã có sự chống đỡ của tay chân. Thậm chí ngay cả những người không thường xuyên vận động thể thao, hoặc phải vận động với cường độ cao một cách đột ngột cũng có thể bị đứt dây chằng. Một số đối tượng khác cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này khi tập thể thao bị sai tư thế, sai cách; hay chỉ vô tình tập không phù hợp gây ra chệch choạc/ không ăn ý giữa các bộ phận. 

Chơi tennis bị chấn thương dây chằng bộ phận khuỷu tay
Chơi tennis bị chấn thương dây chằng bộ phận khuỷu tay

Đứt dây chằng người bị có thể gặp những biến chứng nào?

Biến chứng đầu tiên mà người bị đứt dây chằng gặp phải chắc chắn sẽ là sự mất ổn định khiến khớp đó không thể cân đối ổn định. Khi tình trạng này đã xảy ra trong một thời gian này mà không được chữa trị kịp thời, không có biện pháp hồi phục; sẽ để lại hậu quả thoái hóa sụn dẫn đến thoái hóa khớp. Người bệnh vẫn không điều trị để tình trạng này kéo dài hơn nữa, nguy cơ bị tàn phế hoặc cần thay khớp là rất cao.

Biện pháp chẩn đoán người bị đứt dây chằng 

Để xác định xem bạn có thực sự bị đứt dây chằng hay không? Việc đầu tiên chính là tiến hành thăm khám gặp bác sĩ để xác định một cách chính xác nhất. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số cách dưới đây để chẩn đoán xem dây chằng Có bị đứt hay giãn không.

Xem phạm vi có thể hoạt động của bộ phận khớp đó

Người bị chấn thương thương cần nằm xuống hoặc ở một tư thế nào đó để dễ dùng uốn cong theo góc được xác định ở vị trí bị chấn thương. Sau đó bác sĩ sẽ đặt một lực tác động lên các phần xung quanh rồi di chuyển phần bị thương đó. Nếu khi di chuyển phần bị thương không hoạt động bình thường, hoặc đau khi hoạt động thì đó chính là dấu hiệu của việc bệnh nhân đã bị đứt dây chằng. 

Xác định dây chằng bị đứt bằng phương pháp chụp X-quang

Khi tiến hành chụp X-quang nếu là chấn thương ở mô mềm ngay lập tức tấm phim đó sẽ không cho có kết quả trên tấm X-quang. Nhưng phương pháp này chỉ thường dùng cho trường hợp bị gãy xương nên hiệu quả áp dụng để tìm ra bệnh nhân có bị đứt dây chằng không là không cao.

Dùng biện pháp cộng hưởng từ MRI để xác định dây chằng đứt

Đây là cách có thể dễ dàng tìm ra đáp án xem người bệnh có thực sự bị đứt dây chằng hay chỉ là chấn thương phần mềm. Bởi khi áp dụng cách này sẽ cho ra kết quả của cả phần mô mềm và xương, từ đó để xác định qua hình ảnh chứa khu vực bị tổn thương.

Dùng phương pháp chụp cộng hưởng để xác định dây chằng bị đứt
Dùng phương pháp chụp cộng hưởng để xác định dây chằng bị đứt

Phương pháp điều trị bệnh nhân bị đứt dây chằng hiệu quả cao

Hầu hết các dây chằng bị đứt đều có thể điều trị lành lại nếu khắc phục theo đúng với phác đồ chữa trị từ bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào mức độ bị tổn thương mà người bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau đem lại hiệu quả cao. 

Điều trị bằng phương pháp R – Rest (nghỉ ngơi)

Người bệnh cần hạn chế hoạt động hết mức có thể để tránh gây tổn thương đến đến khớp, cần để khớp được nghỉ không làm phiền. Vì trong thời gian này vết thương cần được hồi phục, thư giãn. Bạn càng được nghỉ ngơi không cần vận động vết thương sẽ mau chóng khỏi hơn. Lưu ý, nếu có vận động thì nên giảm thiểu động chạm đến phần dây chằng bị đứt đó.

Phương pháp I – Ice (Chườm đá)

Khi dùng cách này thường đem lại hiệu quả, đồng thời cũng giúp giảm thiểu sưng tấy một cách nhanh chóng bằng việc dùng đá lót vải chườm vào chỗ đau. Mỗi ngày cần chườm từ 15 - 30 phút với thời gian là 2 giờ mỗi ngày. Chườm đá cũng góp phần giúp mô và các mạch máu trong cơ thể dần dãn ra, như vậy thúc đẩy quá trình các tế bào miễn dịch đến nơi bị tổn thương làm nhiệm vụ của chúng.

Chườm đá nhằm giảm sưng tấy khi bị chấn thương dây chằng
Chườm đá nhằm giảm sưng tấy khi bị chấn thương dây chằng 

Phương pháp C – Compression (Băng ép) 

Vùng tổn thương cần được băng bó cố định lại vết thương. Lưu ý không quấn quá chặt để tránh ảnh hưởng bị lệch khớp về sau này. Khi băng ép lại giúp dây chằng giảm thiểu quá trình bị cọ xát hay va chạm với các bộ phận khác. Như vậy vết thương mau chóng bình phục nhanh hơn.

Phương pháp E – Elevation (Nâng cao)

Là phương pháp giúp giảm sưng hiệu quả bằng việc kiểm tra giảm thiểu máu chảy đến vùng bị tổn thương. Tránh bị tụ máu, máu đông tại khu vực bị tổn thương đó để khí huyết và một số nhân tố khác vẫn đảm bảo quá trình lưu thông bình thường mà không bị cản trở.

Cách phòng tránh gặp phải trường hợp đứt dây chằng 

Việc bị chấn thương đứt dây chằng là điều không thể tránh khỏi trồng quá trình vận động luyện tập thể dục trẻ em thao. Để tránh gặp phải trường hợp này bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh. 

  • Tạo cơ đùi thêm chắc khỏe, dẻo dai bằng việc luyện tập thể thao thường ngày, tập từ cơ bản đến các bài tập nâng cao khi đã thuần thục và đặc biệt nên ưu tiên những bài tập tốt cho cơ. Vừa giúp bạn tăng cường sức khỏe mà lại tránh, cũng như hạn chế gặp phải các chấn thương khi vận động tập luyện thể thao. 
  • Cần khởi động từ từ trước khi chơi thể thao, nhẹ nhàng đến nhanh chóng hay từ đơn giản đến nâng cao, giúp các khớp tay chân thích hợp với quá trình vận động. Các cơ khi gặp các bài tập cao đã được thích nghi giãn da trước lúc bắt đầu, như vậy sẽ tránh được việc bị dãn dây chằng cùng các chấn thương khác.

Trước khi chơi thể thao cần khởi động 
Trước khi chơi thể thao cần khởi động

  • Không ngồi nhiều nên hoạt động nhằm duy trì khớp gối trở nên linh hoạt và phản xạ nhanh trong mọi tình huống có thể xảy ra. Ngồi nhiều có thể sẽ bị ì ra và khi phải tập luyện không thể thích nghi ngay được kể cả khi đã khởi động kỹ lưỡng trước sau rồi. Vì vậy, cần phải hoạt động thường xuyên để cơ cũng như dây chằng có độ đàn hồi cao.
  • Khi bạn là vận động viên hoặc là người muốn chơi thể thao chuyên nghiệp cần có sự chỉ dẫn từ huấn luyện viên, để các bài tập thể lực phù hợp với sức chịu đựng của cơ thể tránh bị đứt hoặc giãn dây chằng. Không cố gắng gượng ép quá bản thân, thấy vào đó hãy từ từ tập luyện dần dần thích nghĩ trước. 
  • Cần có chế độ ăn uống hợp lý lành mạnh để tăng cường sức khỏe cơ thể, giúp xương khớp thêm dẻo dai tránh xảy ra chấn thương khi tập luyện, thi đấu. Đặc biệt chế độ ăn hàng ngày cần chú trọng vào những nhóm chất bao gồm: chất đạm (bao gồm cả đạm động vật và đạm thực vật), vitamin, canxi giúp xương thêm chắc khỏe và đeo dài, khoáng chất thuộc nhóm đa lượng, axit béo Omega-3 và các chất chống oxy hóa cơ.

Uống sữa tăng canxi giúp xương chắc khỏe dẻo dai 
Uống sữa tăng canxi giúp xương chắc khỏe dẻo dai 

Câu hỏi liên quan đến bệnh đứt dây chằng 

Dưới đây là một số thắc mắc của người bệnh liên quan về tình trạng đứt dây chằng. 

  • Sau khi mổ dây chằng cần thời gian bao lâu để khỏi?

Sau khi mổ dây chằng để bệnh nhân có thể vận động lại bình thường thì bạn cần khoảng 2 - 3 tuần để khôi phục thể trạng. Nếu bê vác hay làm những công việc nặng nhọc, bệnh nhân cần khoảng thời gian từ 6 tuần cho đến 2 tháng thì mới có thể trở lại làm công việc bình thường. 

  • Đứt dây chằng để lâu có nguy hiểm tới tính mạng hay không?

Đứt dây chằng để lâu không bị nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu vết thương khó phục hồi, chắc chắn sẽ để lại biến chứng nguy hiểm về sau. Vì vậy, cách tốt nhất là phục hồi chấn thương càng nhanh càng tốt.

Kết luận

Đứt dây chằng là một chấn thương mà không ai mong muốn gặp phải nhất là trong quá trình vận động với cường độ cao. Vì vậy, khi phát hiện ra tình trạng bị chấn thương nên đi khám để nhận được điều trị kịp thời tránh để lại hậu quả di chứng về sau, thoải mái vận động trở lại mà không lo về những cơn đau ập đến. Đồng thời, bạn nên vận động tập luyện thể thao hằng ngày vừa giúp cơ thể dẻo dai lại hạn chế gặp phải chấn thương khi hoạt động.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,726

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám