Đứt dây chằng chéo trước: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Doan Nguyen

06-05-2023

goole news
16

Dây chằng chéo trước là một trong những cấu trúc phần mềm có vai trò quan trọng trong việc làm vững khớp gối. Khi dây chằng chéo trước bị tổn thương sẽ làm thay đổi hoàn toàn lực tì đè, dẫn tới hậu quả mất vững, rách sụn chêm… và nặng nề nhất là thoái hóa khớp gối. Vậy đứt dây chằng chéo trước có nguy hiểm không? Đứt dây chằng chéo trước có cần mổ không? Đứt dây chằng chéo trước có đi được không? Đứt dây chằng chéo trước để lâu có sao không? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Đứt dây chằng chéo trước là gì? 

Đứt dây chằng chéo trước xảy ra khi đầu gối của chúng ta bị tác động mạnh gãy hoàn toàn hoặc đứt một phần. Trong đó, dây chằng chéo trước bị tổn thương phổ biến nhất là trường hợp bị đứt hoàn toàn. Đây là trường hợp rất cùng nguy hiểm cho bệnh nhân.

Trước khi tìm hiểu về đứt dây chằng chéo trước mất khoảng thời gian bao lâu thì lành, bệnh nhân nên cần biết một số thông tin cơ bản về dây chằng có vai trò quan trọng bậc nhất với khớp gối của chúng ta. 

Dây chằng chéo trước (tên tiếng Anh là Anterior Cruciate Ligament – ACL) có vai trò giúp liên kết xương ống chân và xương đùi giúp làm chắc khớp gối cũng như tránh cho xương chày có nguy cơ bị lệch khỏi vị trí vì trượt ra trước hay xoay vào trong. 

Trong khoảng hơn 50% trường hợp bị tổn thương dây chằng chéo trước mà chúng tôi thu thập được thông tin thì các cấu trúc khác của đầu gối người mắc phải như: dây chằng bên cạnh hay sụn chêm đều bị tổn thương từ nhẹ đến nặng. Bên cạnh đó những số liệu thống kê còn cho thấy rằng đứt dây chằng chéo trước phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới. Điều này thực sự gây ra sự bất ngờ khi nhiều người luôn nghĩ triệu chứng này thường nam giới sẽ bị phổ biến hơn nữ giới. 

Nguyên nhân được giải thích là do phụ nữ có khung xương chậu rộng hơn so với nam giới. Điều đó khiến cho vùng xương đùi và xương chày hợp thành một góc lớn hơn bình thường cũng như gây áp lực nhiều hơn cho dây chằng chéo, nhất là trong các chuyển động xoắn. Từ đó làm tăng nguy cơ chấn thương cho dây chằng chéo. 

Triệu chứng, dấu hiệu đứt dây chằng chéo trước 

Kèm với những cơn đau điển hình ở vùng khớp gối, dấu hiệu chính của chấn thương dây chằng chéo trước là âm thanh “lục cục” xảy ra ở thời điểm dây chằng bị đứt hoặc bị rách. Ngoài ra, người dính chấn thương cũng có thể cảm thấy đầu gối của mình không thể chịu được lực và không còn ổn định như trước.

Nếu đang đi bộ, chơi thể thao hay vận động mạnh thì khi gặp phải chấn thương sẽ không thể tiếp tục được nữa. Vùng xung quanh khớp sẽ bị sưng phù trong vòng 2-3 giờ sau khi bị chấn thương, khiến cho việc mở rộng đầu gối trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được… Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể hoàn toàn mất toàn bộ chuyển động ở vùng đầu gối.

HÌnh ảnh đứt dây chằng chéo trước
HÌnh ảnh đứt dây chằng chéo trước 

Nguyên nhân đứt dây chằng chéo trước

Mặc dù nữ giới thường bị đứt dây chằng chéo hơn nam giới, nhưng về cơ bản thì mọi người đều có nguy cơ bị dính chấn thương đứt dây chằng chéo như nhau.

Nguyên nhân chính có thể nhắc đến là do đầu gối của chúng ta bị vặn, điển hình: trong tư thế chân tiếp xuống đất từ một cú bật nhảy hay một bước nhảy và người bị xoay theo hướng ngược lại; hướng di chuyển về phía trước bị thay đổi đột ngột khi đang đi hoặc chạy ở vận tốc cao; giảm tốc độ hoặc dừng quá gấp khi đang chạy hay khớp gối bị mở rộng…

Một nguyên nhân phổ biến khác có thể là do bị cú va chạm mạnh vào phần đầu gối từ người khác hoặc một vật nào đó có sức nặng. Vì vậy, loại chấn thương này xuất hiện thường xuyên và đặc trưng ở người chơi những môn thể thao có cường độ vận động mạnh, liên tục, dừng lại đột ngột và thay đổi hướng nhanh di chuyển với tỷ lệ 1/3.000 như: bóng đá, quần vợt, bóng chuyền, cầu lông… 

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà bác sĩ phân loại chấn thương này làm 3 cấp độ bao gồm: 

  • Cấp độ 1: Ở cấp độ 1, dây chằng chéo trước đã bị giãn ra quá mức, tuy nhiên vẫn có thể giữ cho đầu gối bệnh nhân ổn định.
  • Cấp độ 2: Tình trạng ở cấp độ 2 được gọi là đứt một phần và liên quan tới việc dây chằng bị kéo căng đến mức khớp gối trở nên vô cùng lỏng lẻo.
  • Cấp độ 3: Đây là trường hợp đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước và cũng là trường hợp nặng nhất. Hiện tượng này liên quan đến việc dây chằng chéo đứt ra hoàn toàn.

Đối tượng có nguy cơ đứt dây chằng chéo trước 

Những người có nguy cơ cao bị đứt dây chằng chéo trước bao gồm:

  • Người chơi những môn thể thao mang tính đối kháng cao như: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt, cầu lông,...
  • Vận động viên điền kinh bán chuyên hoặc chuyên nghiệp.
  • Người có thể trạng kém linh hoạt hoặc cơ bắp yếu.
  • Người đi giày dép không vừa cỡ chân, quá rộng hoặc quá chật.
  • Người sử dụng các thiết bị hoặc dụng cụ thể thao không đảm bảo về mặt lượng, không chắc chắn hay không bền để sử dụng lâu.
  • Người đá bóng hay thi đấu các môn thể thao khác trên bề mặt sân cỏ nhân tạo.
  • Người có lịch sử chấn thương đầu gối hoặc dây chằng chéo trước từ trước đến nay.

Hình ảnh vận động viên bị đứt dây chằng chéo trước
Hình ảnh vận động viên bị đứt dây chằng chéo trước 

Biến chứng đứt dây chằng chéo trước 

Nếu không được điều trị một cách kịp thời và đúng cách, tình trạng đứt dây chằng chéo trước (ACL) sẽ khiến cho những tổn thương ở phần khớp gối của người bệnh ngày một nặng hơn. Cụ thể như:   

  • Tình trạng khớp gối của người bệnh lỏng lẻo tăng dần và cũng làm tăng nguy cơ rách sụn chêm. Các thống kê cho thấy rằng, tỷ lệ người bị rách sụn ngay tại thời điểm dính chấn thương này chiếm đến 1/3 trường hợp. 
  • Lớp sụn lót Teflon đầu gối thường sẽ bị tổn thương từ vừa đến nặng khi rách hoặc đứt dây chằng chéo. Tình trạng này sẽ khiến việc thoái hóa khớp gối tiến triển với tốc độ nhanh chóng. 
  • Bệnh nhân sẽ cảm thấy từ đau đến đau đớn vô cùng, cũng như thay đổi dáng đi của mình do xương chày trượt về phía trước, nhưng dây chằng chéo đã không còn có khả năng cố định lại được nữa. 

hình ảnh MRI đứt dây chằng chéo trước
Hình ảnh MRI đứt dây chằng chéo trước

Biện pháp chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước 

Trước khi đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân dính chấn thương, các bác sĩ chuyên khoa về cơ xương khớp sẽ phân biệt dây chằng nào của người bệnh bị tổn thương, mức độ chấn thương như thế nào, phạm vi chuyển động của đầu gối bị thương và so sánh với đầu gối lành bằng nhiều phương pháp thăm khám lâm sàng để xác định mức độ. Đầu gối sẽ được kiểm tra và đánh giá tổn thương của người bệnh thông qua các mức độ như: sưng, bầm, biến dạng, tình trạng tràn dịch khớp gối (nếu có xảy ra)… Với chấn thương dây chằng chéo thì sự ổn định của khớp gối là yếu tố quyết định và quan trọng nhất. 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định những phương pháp chẩn đoán hình ảnh đứt dây chằng chéo trước phổ biến như chụp X-quang vùng đầu gối để đề phòng nguy cơ nguy hiểm là gãy xương hay phân biệt được với tình trạng gai xương chày hoặc gãy mâm chày. Trong một số trường hợp khác, chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng có thể được chỉ định để giúp bác sĩ lựa chọn phương án điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.  

Phương pháp điều trị khi bị đứt dây chằng chéo trước 

Có rất nhiều phương pháp để điều trị phục hồi hay nối dây chằng chéo trước, bao gồm:

Sơ cứu tại nhà 

Đây là phương pháp mà người dính chấn thương cần thực hiện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của đứt dây chằng đầu gối trước. Cụ thể, đầu tiên người bệnh cần chườm lạnh đầu gối, sau đó kê cao chân và nằm nghỉ ngơi. Điều đó nhằm hạn chế mọi áp lực dồn lên đầu gối. Sau khi cơn đau đã thuyên giảm một phần, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để test và điều trị kịp thời.

Dùng thuốc giảm đau

Những loại thuốc giảm đau có tác dụng chống viêm sẽ giúp người bệnh giảm đau và sưng khi dính chấn thương hiệu quả. Trong trường hợp cơn đau của người bệnh quá dữ dội, bác sĩ có thể tiến hành chỉ định tiêm steroid vào đầu gối.

Tuy nhiên nếu lạm dụng hoặc dùng thuốc sai cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, bạn không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Phẫu thuật dây chằng chéo trước

Việc tiến hành phẫu thuật thường được áp dụng cho những bệnh nhân còn trẻ tuổi hoặc vận động viên muốn tiếp tục sự nghiệp khi cảm thấy còn thi đấu được. Nguyên nhân là cách điều trị này có thể nhanh chóng chữa lành dây chằng đã bị tổn thương trước đó, đặc biệt với trường hợp nặng nhất là đứt dây chằng.

Ngoài ra, nhiều người tin rằng phẫu thuật có thể giúp họ khôi phục được chức năng của dây chằng ACL như cũ. Tuy nhiên thực tế quan điểm này chưa chính xác vì vấn đề phục hồi chức năng đứt dây chằng chéo trước còn dựa vào những yếu tố khác không riêng gì đến việc phẫu thuật, chẳng hạn như: thể trạng của người bệnh lúc bấy giờ. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân nên tham khảo các bài tập sau phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước để giúp khôi phục các chức năng của dây chằng được nhanh chóng hơn.

Nhiều bệnh nhân thắc mắc: “Mổ dây chằng chéo trước bao nhiêu tiền? Phẫu thuật dây chằng chéo trước bao nhiêu tiền?. Chi phí mổ đứt dây chằng chéo trước có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: địa điểm, cơ sở y tế, phương pháp phẫu thuật, thời gian nằm viện và các chi phí liên quan khác.

Hình ảnh phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước
Hình ảnh phẫu thuật đứt dây chằng chéo trước 

Sử dụng trang thiết bị hiện đại kết hợp với tập vật lý trị liệu đứt dây chằng chéo trước

Với những trường hợp không nhất thiết phải phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có thể điều trị chấn thương hiệu quả theo hướng “bảo tồn”. Một trong những cách điều trị mà không cần phẫu thuật là dùng và sóng xung kích Shockwave hay sử dụng tia Laser cường độ cao thế hệ thứ IV. Đây được xem là phương pháp điều trị hiện đại, được nhiều chuyên gia về y học đánh giá cao về hiệu quả hồi phục cũng như sức khỏe an toàn cho người bệnh. Ngoài ra những bài tập phục hồi đứt dây chằng chéo trước cũng giúp cải thiện tình trạng cho bệnh nhân rất nhiều.

Tập vật lý trị liệu cho người bị đứt dây chằng chéo trước
Tập vật lý trị liệu cho người bị đứt dây chằng chéo trước 

Biện pháp phòng ngừa việc bị đứt dây chằng chéo trước 

- Khi vận động hay chơi thể thao cần đảm bảo đúng kỹ thuật xử lý, đúng động tác. Điều chỉnh động tác phù hợp theo từng thời điểm. 

- Không nên mang vác đồ quá nặng để tránh việc làm tổn thương hay đứt dây chằng

- Nên có một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất, đặc biệt nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi nhằm tăng cường độ chắc chắn, khỏe cho xương và độ dẻo dai cho dây chằng của mình.

Những câu hỏi thường gặp về đứt dây chằng chéo trước 

Đứt dây chằng chéo trước có nên mổ không?

Việc có nên phẫu thuật mổ đứt dây chằng ACL hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ nghiêm trọng của chấn thương, độ tuổi, sức khỏe tổng thể và mục đích hoạt động của người bệnh.

Tình huống nào bị đứt dây chằng ACL?

Trong một pha đuổi theo bóng đầu gối của vận động viên bị xoắn một cách quá mức, nghe một tiếng rắc rồi té nằm xuống và đau đớn dữ dội. Tiếp đó, đầu gối của người đó sưng lên, chân đi tập tễnh (hoặc y tế được cáng ra sân). Vài tuần sau, vận động viên đi cảm giác thấy khớp gối lỏng lẻo, cảm thấy bị yếu và không được an tâm ở phần khớp gối cũng như đùi có vẻ bị teo nhỏ hơn bên chân lành. Vậy nên, khi khớp gối của chúng ta bị xoắn mạnh vặn quá mức thì nguy cơ bị đứt dây chằng ACL là rất cao.

Trước khi mổ phẫu thuật dây chằng chéo có cần phải tập luyện không?

Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể cần phải tập luyện để tăng cường sức khỏe và sẵn sàng cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Tuy nhiên, việc tập luyện này sẽ phụ thuộc vào loại phẫu thuật cụ thể và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ điều trị và nhân viên y tế sẽ đưa ra hướng dẫn và chỉ định cho bệnh nhân về việc tập luyện trước khi phẫu thuật. Bệnh nhân có thể tập vài bài tập đứt bán phần dây chằng chéo trước tạ vùng đùi cũng như cẳng chân để duy trì. Điều đó sẽ tránh việc teo cơ đùi một cách nhanh chóng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể đi bơi hay đạp xe đạp tại chỗ ở nhà. 

Khi lấy mảnh gân ghép để tạo hình dây chằng ACL thì chân có bị yếu đi không?

Gân cơ chân ngỗng thường sẽ được các bác sĩ chọn để tạo hình lại dây chằng ACL. Theo như các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chân bệnh nhân sẽ không bị yếu quá nhiều đi khi phải lấy gân này để tạo hình lại dây chằng của mình.

Mổ dây chằng chéo trước bao lâu đi được?

Thời gian phục hồi sau khi phẫu thuật mổ dây chằng chéo trước khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương và phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, thường thì người bệnh mổ dây chằng chéo trước bao lâu đi lại được?. Câu trả lời là cần phải trải qua quá trình phục hồi kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm để có thể đi lại được một cách bình thường. 

Mổ dây chằng chéo trước bao lâu thì hết sưng?

Thời gian để sưng hạ là tùy thuộc vào mức độ phẫu thuật và thể trạng của người bệnh. Thông thường, sưng do phẫu thuật mổ dây chằng ACL sẽ đạt đến mức tối đa vào khoảng 2-3 ngày sau phẫu thuật. Sau đó, sưng sẽ dần dần giảm trong vòng khoảng 7-10 ngày tiếp theo.

Rách dây chằng chéo trước có tự lành không?

Rách dây chằng ACL là một chấn thương khá nghiêm trọng và thường phải phẫu thuật để điều trị. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân còn băn khoăn: “Đứt dây chằng chéo trước có tự lành không?”. Câu trả lời là: rất hiếm khi đứt hoặc rách dây chằng ACL có thể tự lành hoàn toàn mà không cần phẫu thuật.

Mổ đứt dây chằng chéo trước ở đâu tốt nhất?

Đứt dây chằng chéo trước mổ ở đâu là nỗi niềm của tất cả bệnh nhân, bạn có thể tìm kiếm các bác sĩ chuyên khoa về chấn thương thể thao hoặc các chuyên gia phẫu thuật dây chằng chéo trước tại các bệnh viện, phòng khám uy tín để được tư vấn và thực hiện phẫu thuật. Trong đó, bệnh viện đa khoa Phương Đông là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các bác sĩ ngoại khoa rất giàu kinh nghiệm là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Kết luận

Qua bài viết này chúng tôi đã cung cấp một số thông tin cần thiết về chứng đứt dây chằng chéo trước gối cũng như giải đáp những thắc mắc về triệu chứng, biến chứng hay phương pháp điều trị cũng như biện pháp phòng ngừa một cách cụ thể. Hy vọng rằng những thông tin được đề cập sẽ giúp bạn đề phòng cũng như thăm khám nếu có các dấu hiệu trên để kịp thời phát hiện và được điều trị sớm nhất.

Bệnh viện Phương Đông, với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và trang thiết bị y tế hiện đại, cung cấp các dịch vụ chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân. Tại đây, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất để giảm đau và cải thiện tình trạng của bệnh nhân. Bệnh viện Phương Đông cam kết mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho sức khỏe và sự hài lòng của người bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,487

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám