Tổng quan về gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ hay Thoái hóa mỡ gan là tình trạng một lượng lớn chất béo tích tụ ở gan, gây nguy cơ xơ gan, ung thư gan ở người mắc bệnh. Có hai nhóm nguyên nhân chính gây bệnh:
- Gan nhiễm mỡ do tiêu thụ lượng lớn rượu bia với tần suất thường xuyên, kết hợp chế độ ăn uống nghèo nàn dinh dưỡng.
- Gan nhiễm mỡ do thừa cân, béo phì, lười vận động, đái tháo đường, tăng lipid máu,...
Bệnh giai đoạn đầu không biểu hiện rõ ràng, chỉ phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát hoặc nhập viện điều trị bệnh lý khác. Tuy nhiên, khi tiến triển lên giai đoạn 2, giai đoạn 3 sẽ xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, đau tức, nặng vùng gan, vàng da, nôn và buồn nôn.
(Người bệnh gan nhiễm mỡ cần điều chỉnh chế độ ăn uống)
Gan nhiễm mỡ có thể chữa khỏi hoàn toàn ở độ 1, thuyên giảm đáng kể ngay khi đã ở độ 2, độ 3 nếu người bệnh có ý thức kiêng khem, lựa chọn kỹ lưỡng thực phẩm nạp vào cơ thể.
Gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì là chủ đề được quan tâm, tìm kiếm nhiều trên các diễn đàn khoa học. Thực phẩm chứa cholesterol tốt, ít chất béo bão hòa, ít đường ngọt luôn là gợi ý hàng đầu với người bệnh thoái hóa mỡ gan.
Gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau củ quả, protein, chất béo tốt, nước từ thảo dược thiên nhiên,... Sau đây là những chia sẻ cụ thể về hàm lượng dinh dưỡng, lý do tại sao nên ăn những loại thực phẩm vừa nêu.
(Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn rau củ quả và thịt cá)
- Rau củ quả: Là thực phẩm giàu vitamin C, chất khoáng, vi khoáng, acid hữu cơ, chất chống oxi hóa, có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan, phòng chống các bệnh mạn tính không lây. Các chuyên gia y tế khuyến nghị mỗi người nên ăn tối thiểu 300 gram rau xanh, 200 gram quả tươi trong một ngày.
Những loại rau củ quả hỗ trợ giảm mỡ có thể kể đến đậu Hà Lan, cà chua chín tươi, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, bắp chuối, tỏi, nấm hương, cam, quýt, bởi, táo chín, trà xanh, hoa hòe, hoa astiso, lá sen.
- Dầu thực vật: Người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng sử dụng mỡ động vật trong chế biến, cần ưu tiên dầu thực vật chiết xuất từ dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương. Đây là những loại dầu chứa acid béo không no, hỗ trợ giảm cholesterol trong gan.
- Protein lành mạnh: Protein lành mạnh ở đây chỉ cá, thịt trắng, các loại đậu đỗ chứa hàm lượng cholesterol tốt, giúp duy trì dinh dưỡng cho cơ thể. Cơ thể con người cần khoảng 1g lipid/1kg thể trọng, đảm bảo quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.
- Nhộng tằm: Giá trị chất đạm có trong nhộng tằm cao hơn trong cá, thịt bò và đậu nành, có khả năng giảm mỡ trong gan bằng cách điều hòa quá trình tạo lipid. Người bệnh có thể sử dụng nhộng tằm để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ giảm cholesterol, thanh lọc và cải thiện chức năng gan.
- Cá: Những loại cá như cá hồi, cá mòi, cá ngừ chứa nhiều acid béo omega-3, mang lại lợi ích giảm mỡ gan, tăng cường HDL cholesterol, bảo vệ gan và giảm lượng chất béo trung tính.
- Tỏi: Nghiên cứu năm 2020 chỉ ra, sử dụng 800mg bột tỏi mỗi ngày, duy trì trong 15 tuần cho thấy lượng mỡ trong gan giảm, nồng độ enzyme được cải thiện.
- Thảo dược thiên nhiên: Gan nhiễm mỡ uống nước lá thảo mộc như lá sen, trà xanh, diệp hạ châu,... có thể thanh nhiệt thải độc, giảm lượng mỡ và chống tích tụ mỡ tại gan.
Có thể thấy, gan nhiễm mỡ nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và HDL cholesterol. Người bệnh không nên quá kiêng khem vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tiến trình phát triển của cơ thể.
Bị gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?
Điều trị gan nhiễm mỡ ngoài việc tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, nạp nhiều vitamin và cholesterol tốt thì người bệnh cũng cần lưu ý một số thực phẩm gia tăng sự tiến triển gan nhiễm mỡ.
(Những thực phẩm cần hạn chế để ngăn sự tiến triển gan nhiễm mỡ)
- Mỡ động vật: Nạp một lượng lớn gan nhiễm mỡ sẽ gây gánh nặng đến gan, gan không bài tiết kịp dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ, làm tình trạng gan nhiễm mỡ chuyển biến nặng.
- Thực phẩm giàu cholesterol: Có trong nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, những thực phẩm này sẽ đi qua gan và bài tiết ra bên ngoài gan, theo thời gian tích tụ khiến lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.
- Thịt đỏ: Bao gồm thịt trâu, thịt bò, thịt dê,... chứa nhiều protein, được chuyển hóa tại gan, sử dụng trong thời gian dài hoặc lượng thịt lớn, khiến gan bị quá tải không chuyển hóa được dẫn đến tăng lượng mỡ tồn đọng, trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hoa quả có lượng fructose cao: Nạp nhiều fructose là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh béo phì, tiểu đường và gan nhiễm mỡ. Chuyển hóa fructose do gan đảm nhiệm, nên hạn chế sử dụng hoa quả chứa loại đường này giúp phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả.
- Gia vị cay nóng: Bao gồm gừng, tỏi, ớt, tiêu là những gia vị sử dụng thường ngày, nhưng để điều trị bệnh hiệu quả thì người bệnh vẫn cần kiêng các loại gia vị này. Tính chất cay nóng làm suy giảm chức năng gan, gan không thể bài tiết khiến bệnh ngày càng trở nặng.
- Chất kích thích: Những sản phẩm như rượu, bia, thuốc lá là những thực phẩm cấm kỵ với gan nhiễm mỡ, sử dụng chỉ khiến bệnh tình chuyển biến nhanh, dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.
Ngoài vấn đề gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì, người bệnh cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học và hợp lý. Tăng cường hoạt động thể thao, tăng sức đề kháng và chuyển hóa tế bào gan, nên vận động tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
Gợi ý thực đơn ăn kiêng cho người bị gan nhiễm mỡ
Sau khi đã tìm hiểu gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì, bạn đã nắm được danh sách những thực phẩm có lợi và gây hại đến gan. Trong nội dung tiếp theo, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ gợi ý một số món ăn cho người gan nhiễm mỡ. Bao gồm:
- - Cơm đậu đỏ đậu xanh.
- - Cà chua xào trứng gà.
- - Rong biển hầm vịt.
- - Gà hầm nấm hương.
- - Cháo trứng cút.
- - Cháo bí gô, bí đao.
- - Canh xương mướp đắng.
- - Rau cần hạt sen nấu táo đỏ.
- - Bánh táo đỏ vừng.
Đây là những món ăn dễ chế biến nhưng giàu dinh dưỡng, chất béo có lợi cho người bệnh gan nhiễm mỡ. Bạn có thể tham khảo để áp dụng, tùy chỉnh phù hợp với thể trạng của bản thân hoặc người thân trong gia đình.
Tổng hợp câu hỏi về gan nhiễm mỡ ăn gì và kiêng ăn gì?
Trong nội dung cuối, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giải đáp một số câu hỏi về chủ đề gan nhiễm mỡ ăn gì và kiêng ăn gì, hỗ trợ người bệnh cũng như thân nhân có góc nhìn chính xác, đầy đủ về chế độ dinh dưỡng cho người gan thoái hóa mỡ.
Gan nhiễm mỡ cần ăn kiêng như thế nào?
Người bị gan nhiễm mỡ cần ăn kiêng chất béo động vật, thực phẩm giàu cholesterol, thịt đỏ, tinh bột nhanh, muối, chất kích thích và hàm lượng fructose cao. Tuy nhiên, không được cắt bỏ toàn bộ dinh dưỡng, vitamin và chất béo có lợi cho sự chuyển hóa của cơ thể.
Gan nhiễm mỡ có nên ăn hải sản không?
Hải sản có lượng chất béo ít bão hòa, bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể nạp vào cơ thể bình thường. Tuy nhiên cần kiểm soát lượng ăn, đảm bảo không tạo thêm áp lực đến gan, khiến bệnh phát triển nặng hơn.
(Người bệnh gan nhiễm mỡ có thể ăn hải sản)
Gan nhiễm mỡ có nên ăn thịt bò không?
Người bệnh gan nhiễm mỡ không được khuyến khích tiêu thụ nhiều thịt đỏ, loại thịt này chứa chất béo bão hòa và lượng đạm cao. Khi quá trình chuyển hóa ở gan diễn ra sẽ gây áp lực, gan không thể đào thải hết khiến lượng mỡ tăng cao.
(Gan nhiễm mỡ không nên tiêu thụ thịt bò)
Gan nhiễm mỡ có ăn được thịt gà không?
So với thịt đỏ, thịt gà được khuyến khích sử dụng với người bệnh gan nhiễm mỡ do cung cấp nhiều protein và ít chất béo. Khi sử dụng thịt gà, người bệnh nên ưu tiên phần ức, loại bỏ phần da vì chứa lượng cholesterol cao.
(Khuyến khích ăn thịt gà với người bệnh gan nhiễm mỡ)
Gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không?
Mì tôm không cung cấp dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, người bị gan nhiễm mỡ không nên tiêu thụ. Vấn đề ăn uống quyết định phần lớn đến tình trạng sức khỏe, vậy nên người bệnh cần hết sức chú ý về vấn đề nạp thực phẩm vào cơ thể.
(Mì tôm không cung cấp dinh dưỡng lành mạnh cho cơ thể)
Gan nhiễm mỡ ăn trứng được không?
Gan nhiễm mỡ không nên ăn trứng thường xuyên, đặc biệt lòng đỏ chứa lượng cholesterol cao. Để sức khỏe ổn định nhất, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh thì bạn cần xin lời khuyên và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
(Ăn trứng điều độ phòng ngừa gan nhiễm mỡ chuyển biến xấu)
Gan nhiễm mỡ nên ăn hoa quả gì?
Gan nhiễm mỡ nên ăn bưởi, bơ, việt quất, chuối, nho, chanh, táo,... để giảm lượng cholesterol tại gan. Chỉ hạn chế sử dụng loại quả có lượng đường cao như nho, táo, mía, mận, chuối, sung và xoài.
(Gan nhiễm mỡ không nên ăn loại có lượng đường cao)
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã giải đáp gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng ăn gì, chi tiết lý do cùng lưu ý khi tiêu thụ. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan nhiễm mỡ.