Gãy xương kín: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Phương Loan

21-07-2025

goole news
16

Gãy xương kín là tình trạng gãy xương mà vùng da tổn thương vẫn nguyên vẹn, không đâm thủng lớp da bên ngoài. Loại gãy xương này thường không cần điều trị khẩn cấp nhưng đòi hỏi hướng can thiệp đúng cách, phù hợp với tình trạng sức khoẻ và bệnh cảnh cá nhân.

Gãy xương kín là gì?

Gãy xương kín là tình trạng xương bị gãy nhưng các mảnh xương không đâm xuyên qua da và gây chảy máu. Đối lập với gãy xương hở, dạng chấn thương này không có tính khẩn cấp cao, vẫn có thể can thiệp sau vài ngày hoặc vài tuần.

Hình ảnh gãy xương kín

Hình ảnh gãy xương kín

Song cũng có không ít trường hợp mô mềm bị tổn thương nghiêm trọng như tụ máu, sưng nề, đau dữ dội. Để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng vận động, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cố định xương và bảo vệ các vùng mô xung quanh.

Các vị trí thường gãy xương kín

Gãy xương không hở có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, tuỳ thuộc theo lực tác động và bệnh cảnh. Một số trường hợp gãy thường gặp gồm có:

  • Gãy cổ xương tay là loại gãy xương phổ biến cần được ưu tiên điều trị y tế. Bệnh nhân có thể được điều trị bảo tồn bằng bó bột hoặc nghiêm trọng hơn cần can thiệp phẫu thuật.
  • Gãy xương hông kín thường xảy ra ở người cao tuổi, gần như đều cần được phẫu thuật ngoại khoa.
  • Gãy xương mắt cá xảy ra khi khớp mắt cá chân bị xoắn trong xương, hướng điều trị phụ thuộc vào mức độ tổn thương.
  • Gãy xương cột sống chủ yếu gặp phải ở người lớn tuổi do hiện tượng nén cột sống hoặc loãng xương.
  • Gãy xương sườn do va chạm mạnh, va đập, ngã hoặc biến chứng trong quá trình sinh mổ. Người bệnh dễ dàng nhận biết thông qua các cơn đau tức ngực, ấn vào vùng sườn.

Những vị trí thường xảy ra gãy xương không đâm xuyên qua da

Những vị trí thường xảy ra gãy xương không đâm xuyên qua da

Nguyên nhân gãy xương kín

Gãy xương kín xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể liên quan đến tác động cơ học, tình trạng sức khoẻ xương hoặc yếu tố nguy cơ trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Dạng chấn thương này dễ dàng xảy ra khi xương chịu tác động mạnh, dù không làm lộ xương hay rách da.

Hiểu rõ các tình huống khiến xương gãy kín là bước đầu trong công tác phòng tránh hoặc chủ động sơ cứu khi gặp phải. Dưới đây là một số căn nguyên mà bạn có thể gặp phải:

  • Chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, sai thao tác mổ lấy thai nhi,...
  • Vận động quá mức, lặp đi lặp lại một động tác xuyên suốt một khoảng thời gian.
  • Bệnh lý như xương suy yếu do nhiễm trùng, chịu tác động của khối u,...

Nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gãy xương

Nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gãy xương

Tình trạng gãy xương này tập trung chủ yếu ở nhóm người cao tuổi do xương khi này tương đối mỏng, trở nên giòn và yếu. Ngoài ra còn tìm thấy sự liên quan đến vấn đề nội tiết, rối loạn đường ruột, hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng thuốc corticosteroid.

Dấu hiệu nhận biết

Gãy xương kín tuỳ không biểu hiện rõ ra bên ngoài như gãy xương hở, song vẫn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng như:

  • Xuất hiện cơn đau đột ngột.
  • Vùng da bị chấn thương nổi đỏ, sưng tấy và bấm tím.
  • Vùng bị thương, các khớp lân cận gặp khó khăn khi hoạt động hoặc di chuyển.
  • Dễ dàng quan sát thấy sự biến dạng ở vùng chấn thương.

Triệu chứng nhận biết tình trạng gãy xương đơn giản

Triệu chứng nhận biết tình trạng gãy xương đơn giản

Xương cột sống là một dạng chấn thương kín nghiêm trọng nhất, làm xuất hiện thêm các tình trạng tê, ngứa ran, cơ thể trở nên yếu rõ rệt. Nghiêm trọng hơn, bàng quang hoặc ruột có thể xuất hiện các vấn đề bất thường.

4. Phương pháp chẩn đoán

Khám lâm sàng là bước chẩn đoán cơ bản, bệnh nhân cần cung cấp thông tin triệu chứng, tiền sử bệnh lý và cách thức chấn thương. Bác sĩ sẽ kết hợp với các yếu tố về màu sắc, nhiệt độ da, huyết áp, mức độ chảy máu, hoạt động của mạch để đưa kết luận sơ bộ.

Để chắc chắn, đi đến kết luận cuối mang tính xác định phương hướng điều trị, bệnh nhân có thể cần thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh như:

  • Chụp X-quang: Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến khi nghi ngờ gãy xương, cung cấp thông tin về số lượng, kích thước và mức độ gãy.
  • Chụp CT-Scan: Bổ sung thêm vị trí tổn thương, những điểm bất thường tại vị trí gãy mà X-quang không quan sát được.
  • Chụp MRI: Là phương pháp chẩn đoán hiện đại, xác định chi tiết các tổn thương mô mềm, cơ quan lân cận để từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh tình trạng gãy xương

Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh tình trạng gãy xương

5. Gãy xương kín có nguy hiểm không?

Gãy xương kín nếu được xử lý và khắc phục kịp thời sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng kết nối giữa các xương hay khả năng phục hồi. Đổi lại việc điều trị bị gián đoạn hoặc can thiệp không đúng cách có thể làm phát sinh các vấn đề như:

  • Biên độ di lệch xương lớn.
  • Việc điều trị xương gặp khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ gãy xương hở.

Một số biến chứng khác có thể xuất hiện như nhiễm trùng, hoại tử mạch máu, sốc chấn thương, huyết khối tĩnh mạch sâu,... Chuyên gia y tế khuyến cáo, ngay sau khi xảy ra va đập mạnh, người bệnh cần được sơ cứu cố định xương, thăm khám và điều trị tại chuyên khoa Cơ xương khớp.

6. Phương pháp điều trị gãy xương kín

Điều trị gãy xương kín không chỉ phụ thuộc vào vị trí gãy mà còn cần căn cứ vào tuổi tác, điều kiện sức khoẻ. Mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau, phù hợp với từng bệnh cảnh.

6.1. Kéo xương

Chỉ định kéo xương phù hợp với những trường hợp gãy xương có di lệch. Phương pháp này sử dụng một lực nhẹ để tác động lên vùng chấn thương, hướng tới mục đích sắp xếp lại các xương trở nên ổn định.

6.2. Bó bột

Bó bột là phương pháp cố định xương phổ biến cho mọi trường hợp gãy xương, tuỳ theo mức độ bác sĩ sẽ chỉ định:

  • Thực hiện bó bột đến khi vết gãy lành hoàn toàn.
  • Tiến hành nắn chỉnh hoặc kéo xương kết hợp với bó bột.
  • Phẫu thuật cố định xương kết hợp bó bột đến khi xương hồi phục hoàn toàn.

Bó bột là phương pháp chính điều trị gãy xương

Bó bột là phương pháp chính điều trị gãy xương

Đeo đai bó bột để tăng hiệu quả giữ xương thẳng hàng đến khi hồi phục, liền lại hoàn toàn. Đây là phương pháp hiệu quả nhằm hạn chế tuyệt đối tình trạng di lệch trong thời gian điều trị.

6.3. Bắt vít

Bắt vít hay cố định bên trong xương là phương pháp giữ các mảnh xương gãy nằm đúng vị trí, thẳng sau khi lành. Điều này giúp quá trình phục hồi chức năng diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Kỹ thuật này cần tiến hành mổ mở với vết rạch lớn, thuận tiện cho việc sắp xếp lại các chi tiết bị gãy bên trong. Tiếp đến bác sĩ sử dụng các thiết bị cấy ghép chuyên dụng như đinh nội tuỷ, chốt thép không gỉ, tấm kim loại,... để cố định và ổn định xương.

Một số loại cấy ghép đặc biệt có khả năng tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể, không cần tiến hành tháo gỡ. Song phần lớn bệnh nhân cần quay trở lại để phẫu thuật loại bỏ bộ phận cấy ghép tạm thời, chủ yếu ở những ca gãy xương đùi, gãy xương ống chân nghiêm trọng.

6.4. Cố định bên ngoài

Cố định bên ngoài thường được chỉ định với những trường hợp mô mềm bị tổn thương, việc điều trị tại khu vực gãy không đảm bảo được tính an toàn. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật táo tạo, sắp xếp lại xương gãy, giúp xương luôn ở trạng thái thẳng hàng.

Phương pháp cố định bên ngoài xương bị gãy kèm tổn thương mô mềm

Phương pháp cố định bên ngoài xương bị gãy kèm tổn thương mô mềm

Riêng với những ca bệnh nghiêm trọng, phương pháp này chỉ mang tính tạm thời. Sau khi các tổn thương mô mềm xung quanh hồi phục, bệnh nhân bắt buộc phải tiến hành phẫu chuyện để đưa mảnh xương vỡ về vị trị ban đầu, ngăn chặn nguy cơ di lệch và đảm bảo quá trình liền xương.

7. Hướng điều trị hỗ trợ gãy xương kín

Bên cạnh những phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa chuyên sâu, bệnh nhân cũng cần dùng thêm thuốc giảm đau, tập vật lý trị liệu để kiểm soát triệu chứng. Dưới đây là một số hướng chăm sóc bổ sung:

7.1. Dùng thuốc giảm đau

Trước và sau khi tiến hành các phương pháp điều trị, bệnh nhân thường được chỉ định dùng một số loại thuốc giảm đau nhằm kiểm soát tình trạng đau nhức, khó chịu. Cụ thể:

  • Thuốc Paracetamol phù hợp dùng với những ca bệnh đau nhức nhẹ.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid như Ibuprofen khuyến nghị nên dùng với các cơn đau mức trung bình.
  • Condeine chỉ định dùng với các cơn đau nhức năng, cho hiệu quả nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây nghiện và các tác dụng phụ đi kèm.

7.2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là hướng điều trị bổ sung không thể thiếu sau khi xương lành, giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Song việc vận động cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ, chú ý đến cường động và tần suất thực hiện.

Bệnh nhân gãy xương được khuyến nghị tập vật lý trị liệu bổ sung

Bệnh nhân gãy xương được khuyến nghị tập vật lý trị liệu bổ sung

Nếu tập đúng cách, cơ bắp tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi chấn thương có thể sớm phục hồi sức mạnh. Khả năng vận động thông thường cũng trở nên linh hoạt hơn, hạn chế nguy cơ cứng khớp.

8. Biện pháp phòng ngừa gãy xương kín

Gãy xương kín dù không nguy hiểm, khẩn cấp như gãy xương hở nhưng vẫn cần được điều trị sớm và kịp thời. Chủ động phòng ngừa từ đầu đóng vai trò quan trọng và cần thiết đối với mọi cá nhân, đặc biệt nhóm đối tượng nguy cơ cao:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng chất, đa dạng nguồn thực phẩm tốt cho xương như sữa chua, các loại rau xanh đệm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu,...
  • Mỗi buổi sáng nên ưu tiên tắm nắng trong 15 phút để bổ sung hàm lượng vitamin D3, đẩy nhanh quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Xây dựng thói quen tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày trong 30 - 60 phút, cải thiện sức khoẻ tổng thể và giảm nguy cơ thoái hoá xương khớp.
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân béo phì gây áp lực lên xương.
  • Nếu gia đình có người già, bệnh nhân loãng xương nên lắp đặt hệ thống chiếu sáng đầy đủ, tránh leo cao, đi đứng chậm rãi, giữ sàn nhà sạch sẽ,...
  • Tránh xa những chất kích thích không có lợi cho sức khoẻ như thuốc lá, rượu bia,... đây là những tác nhân chính làm đào thải canxi ra khỏi cơ thể.
  • Không vận động quá mức, bê vác đồ vật nặng hoặc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại gây áp lực lên xương.
  • Nếu có bệnh lý xương khớp, cần điều trị triệt để và tận gốc.
  • Khi tham gia thể thao hoặc lao động, cần trang bị đồ bảo hộ, hạn chế tối đa các chấn thương có thể xảy ra.

Xem thêm: Thực đơn cho người bị gãy xương: 6 Nhóm dưỡng chất tốt nhất

Giảm thiểu các nguy cơ dẫn đến gãy xương kín

Giảm thiểu các nguy cơ dẫn đến gãy xương kín

Gãy xương kín là tình trạng đứt gãy liên tục của xương nhưng không đâm xuyên qua da, biểu hiện ra bên ngoài. Việc điều trị cần được đánh giá kỹ lưỡng về vị trí gãy, xác định các chấn thương đi kèm để từ đó xác định hướng can thiệp phù hợp, nắn chỉnh, bó bột hay phẫu thuật.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

37

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám