Giải đáp Sỏi bùn túi mật uống thuốc gì để tan sỏi.

goole news
16

Sỏi bùn túi mật tuy không quá nguy hiểm nhưng cần có phương pháp phòng tránh điều trị kịp thời để tránh những biến chứng. Vậy sỏi bùn túi mật uống thuốc gì để loại bỏ nguy cơ chuyển biến xấu.

Tổng quan về sỏi bùn túi mật

Sỏi bùn túi mật uống thuốc gìSỏi bùn túi mật gây ra nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe người bệnh

Sỏi bùn túi mật là gì?

Sỏi bùn túi mật chính là một dạng của bùn mật được tạo ra từ một hỗn hợp muối canxi bilirubinat, các tinh thể cholesterol và chất nhầy. Trong một thời gian dài nếu như không có hướng xử lí bùn mật có thể kết tụ thành viên sỏi cholesterol và gây nhiều những biến chứng nguy hiểm khác. Một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh sỏi bùn túi mật là tiểu đường, mỡ máu cao, giảm cân quá nhanh, và phụ nữ mang thai,... Tỷ lệ mắc bệnh sỏi bùn túi mật có sự chênh lệch, ở nữ giới cao hơn nam giới.

Qúa trình co bóp cuả túi mật có thể sẽ giúp sỏi mật tự tan và đẩy ra bên ngoài. Tuy nhiên, với trường hợp sỏi túi mật to các tinh thể trong bùn mật và chất nhầy màng túi mật kết hợp với nhau và dẫn đến sự hình thành của sỏi mật dạng viên.

Dấu hiệu của sỏi bùn túi mật

Đa số những người mắc bệnh sỏi bùn túi mật thường không có triệu chứng rõ ràng. Trường hợp nhiều người có thể gặp các triệu chứng như: Đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, khó tiêu,… Nhưng nhìn chung các triệu chứng này cũng chỉ thoáng qua và không rõ ràng.

Khi các viên sỏi đã hình thành người bệnh có thể phải trải qua các triệu chứng cấp tính liên quan như:

  • Đau vùng mạn sườn phải: Cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột sau các bữa ăn nhiều chất béo, những cơn đau này thường kéo dài và âm ỉ,  dữ dội trong một hoặc vài giờ. Trường hợp đau không ngớt thì rất có thể người bệnh đang bị dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm.
  • Các triệu chứng khác: Dấu hiệu nóng sốt kèm theo khi xảy ra các cơn đau , hiện tượng ớn lạnh, vã mồ hôi, vàng da, thường xuyên xảy ra nếu như người bệnh gặp phải triệu chứng trên cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Nguyên nhân của sỏi bùn túi mật

Nguyên nhân sỏi bùn túi mật là do dịch mật bị ứ đọng khiến các tinh thể cholesterol, sắc tố mật canxi bilirubinat hoặc các muối canxi kết hợp với dịch nhầy trong màng túi mật tạo ra sỏi. Sỏi bùn túi mật cũng có thể xuất hiện đối với những người không ăn được bằng đường miệng mà phải nuôi dưỡng qua tĩnh mạch hoặc chế độ ăn uống nghiêm ngặt trong thai kỳ.

Giảm cân nhanh chóng

Bệnh nhân là những người áp dụng chế độ ăn uống khắt khe để giảm cân cũng là đối tượng dễ bị sỏi bùn mật. Nguyên nhân là do khi trọng lượng giảm nhanh, cơ thể phải đốt năng lượng từ mỡ sẽ khiến gan tăng cường sản xuất cholesterol.

Do sỏi viên

Nếu trong ống dẫn mật chủ có sỏi viên làm tắc nghẽn dịch mật cũng khiến sản sinh ra sỏi bùn mật.

Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc như thuốc tránh thai, ceftriaxone, thuốc hạ mỡ máu… cũng là nguyên nhân gây sỏi bùn mật.

Người nuôi ăn qua đường tĩnh mạch

Bệnh nhân phẫu thuật dạ dày hay người phải nuôi ăn qua đường tĩnh mạch cũng có nguy cơ cao bị sỏi bùn mật. Nguyên nhân là do dịch mật không được lưu thông thường xuyên, bị ứ đọng lâu ngày.

Mật chứa quá nhiều cholesterol

Thông thường, mật sẽ có đủ chất để hòa tan cholesterol. Tuy nhiên, nếu gan bài tiết nhiều cholesterol vượt qua khả năng hòa tan của mật thì phần cholesterol dư thừa sẽ lắng đọng và có thể hình thành nên các viên sỏi.

Mật chứa quá nhiều bilirubin

Một số bệnh lý như xơ gan hay nhiễm trùng đường mật sẽ kích thích gan sản xuất nhiều bilirubin hơn. Lượng bilirubin dư thừa có thể hình thành nên sỏi.

Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm gì không?

Sỏi bùn túi mật có những nguy cơ rủi ro nghiêm trọng như gây viêm đường mật, túi mật, ngoài ra tiến triển của bệnh trong nhiều năm không triệu chứng cũng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn. Sỏi gây biến chứng nhiễm khuẩn đường mật, túi mật, hoặc viêm túi mật cấp, viêm mủ túi mật, áp xe phải mổ cấp cứu cắt túi mật. Nếu điều trị kịp thời người bệnh sẽ hồi phục tốt mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, do tính chất tái phát của sỏi nên sau điều trị nhiều người vẫn phải đối mặt với nguy cơ viêm túi mật do sỏi bùn túi mật tái diễn trong tương lai. Đặc biệt, một số người có biểu hiện dưới đây thì cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời:

- Đau hạ sườn phải dữ dội kèm theo nôn, sốt, ớn lạnh.

- Đau hạ sườn phải trong nhiều giờ, mức độ đau không giảm, âm ỉ kéo dài.

Sỏi bùn túi mật uống thuốc gì?

Sỏi bùn túi mật luôn gây ra những tiềm ẩn nguy hiểm, chính vì vậy mà việc sớm phát hiện và điều trị là vô cùng quan trọng. Trường hợp bệnh chưa gây ra triệu chứng thì không cần điều trị nhưng tuyệt đối không nên chủ quan vì bệnh có thể phát triển nhanh và gây rủi ro.

Sỏi bùn túi mật uống thuốc gì? Sử dụng thuốc tây điều trị

Trả lời cho câu hỏi sỏi bùn túi mật uống thuốc gì? Người bệnh nên tham khảo sử dụng các loại thuốc tây dưới đây để ngăn ngừa và điều trị như thuốc hòa tan sỏi hoặc chống co thắt để giảm đau như: Alverin, Atropin, Papaverin, Tiemonium… Sử dụng những loại thuốc này cần có sự hướng dẫn của bác sĩ tránh gây ra nhiều tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa như: Xuất huyết, co thắt dạ dày,…

Mục đích sử dụng các loại thuốc tây là.

Giảm đau: Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chống co thắt cơ trơn, loại thuốc này có tác dụng giảm đau do sỏi mật. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với một mức độ đau khác nhau vì có những trường hợp đau nhẹ có những trường hợp đau quặn dữ dội. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Tan sỏi: Giúp bào mòn sỏi cholesterol từ từ bằng cách hòa tan lượng cholesterol dư thừa trong dịch mật; ức chế sản xuất cholesterol ở gan và ngăn ngừa hấp thu ở ruột.

Sỏi bùn túi mật uống thuốc gì đông y?

Thuốc đông y là giải pháp điều trị sỏi an toàn, hiệu quả

Sỏi bùn túi mật uống thuốc gì khi áp dụng sử dụng phương pháp đông y là câu hỏi đặt ra chưa có lời giải đáp. Trên thực tế, có nhiều loại thảo dược có thể chữa được sỏi bùn túi mật với kích thước nhỏ, nhưng cách thực hiện như thế nào cho đúng thì nhiều bệnh nhân chưa nắm rõ. Dưới đây là một số bài thuốc thảo dược lâu đời có thể áp dụng trong điều trị sỏi túi mật.

Quả dứa: Tác dụng giảm sưng viêm và nhanh lành vết thương sau phẫu thuật, tuy nhiên chưa được kiểm nghiệm về tác dụng bài sỏi trong túi mật. Cách sử dụng là lấy một quả dứa chín, cắt mắt dứa và gọt vỏ sau đó khoét 1 lỗ nhỏ cho một ít phèn chua vào đem nấu lên rồi ép lấy nước uống, mỗi ngày uống 2 lần.

 Dứa có tác dụng giảm sưng viêm và nhanh lành vết thương cho người bệnh

  • Quả đu đủ: Đu đủ xanh có tác dụng tốt với các trường hợp bị viêm, nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc làm tan sỏi túi mật. Đu đủ xanh bỏ hạt, cắt sạch phần đầu và đuôi sau đó rửa sạch cho vào cách thủy cùng một chút muối để nguội và ăn. Làm liên tục trong 1 tuần sẽ giúp cho những cơn đau sỏi được giảm. 
  • Quả sung: Dịch chiết từ trái sung có tác dụng tốt cho gan, giảm đau, sốt, có tính kháng khuẩn hỗ trợ điều trị sỏi túi mật.
  • Dầu ô liu: Dầu ô liu kết hợp nước cốt chanh có thể sẽ làm cho sỏi mật tan và đào thải ra ngoài.

Khi tìm hiểu sỏi bùn túi mật uống thuốc gì cần chuẩn bị rõ thông tin trước khi áp dụng. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp những giải pháp điều trị hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

5,553

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám