Tóm tắt về bệnh giang mai?
Giang mai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Giang mai là bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Trên lâm sàng ghi nhận 5 giai đoạn bệnh giang mai tương ứng với diễn biến bệnh.
Về triệu chứng, một số bệnh nhân khi bị lây giang mai không có triệu chứng, số còn lại có biểu hiện nhưng không điển hình. Tuy nhiên biến chứng của xoắn khuẩn giang mai gây tổn thương cho da, niêm mạc, mắt và dẫn đến các bệnh lý ở cơ quan nội tạng:
- Viêm gan
- Rối loạn tâm thần
- Phình động mạch chủ
- Bại liệt toàn thân,...
(Hình 1 - Thủ phạm gây ra bệnh giang mai là xoắn khuẩn)
Điều này khiến giang mai được liệt kê vào một trong các bệnh nguy hiểm, bởi bệnh lây nhiễm rất nhanh, thậm chí có khả năng tái nhiễm nhưng không dễ nhận biết, dẫn đến chậm trễ trong điều trị.
Ai dễ bị bệnh giang mai?
Ai cũng có thể bị bệnh giang mai nếu đã quan hệ tình dục với người bệnh. Tuy nhiên các đối tượng sau dễ bị nhiễm khuẩn hơn:
- Không sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục
- Có nhiều bạn tình
- Người quan hệ đồng giới
- Người bị nhiễm HIV…
(Hình 2 - Người có nhiều bạn tình có nguy cơ mắc giang mai cao hơn bình thường)
Giang mai có điều trị được không?
Các bác sĩ chuyên khoa đều đồng ý, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, không tái phát nếu được phát hiện và điều trị sớm. Giang mai trong 1 - 2 tuần đầu có khả năng điều trị dứt điểm cao.
Trong khi giang mai giai đoạn cuối thì hầu như không thể chữa khỏi. Các biện pháp y tế chỉ giúp thu hẹp vùng bị viêm, nhưng không thể biến mất hoàn toàn. Xoắn khuẩn - nguyên nhân gây bệnh có thể được tiêu diệt nhưng tổn thương do xoắn khuẩn gây ra lại không hồi phục được.
(Hình 3 -Tóm tắt 3 giai đoạn chính của giang mai với các cơ hội điều trị khác nhau)
5 giai đoạn bệnh giang mai
Giai đoạn 1 - Giai đoạn nguyên phát
Nằm trong số các giai đoạn bệnh giang mai, giai đoạn đầu (giai đoạn nguyên phát) thường có thời gian ủ bệnh từ 9 - 90 ngày, trung bình khoảng 3 tuần. Theo các chuyên gia của Bộ Y Tế, đây là thời điểm giang mai dễ lây nhất với triệu chứng là các vết loét trên da.
- Đặc điểm vết loét: Nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ
- Vị trí xuất hiện: Vết loét tập trung ở bộ phận sinh dục như dương vật, quy đầu, môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung hoặc môi, miệng
- Thời gian xuất hiện: Biến mất sau 3 - 6 tuần
(Hình 4 - Giai đoạn bệnh giang mai đầu tiên đặc trưng bởi các nốt loét xuất hiện trên bộ phận sinh dục và miệng)
Trong giai đoạn nguyên phát kéo dài 1 - 5 tuần này là thời gian điều trị dễ dàng và có nhiều hy vọng điều trị thành công nhất. Tuy nhiên, như đã đề cập, các nốt săng giang mai này thường xuất hiện ở vùng kín, ẩn sâu trong âm đạo, trực tràng nên rất khó phát hiện. Hơn nữa, một số bệnh nhân cũng có thể nhầm lẫn các nốt săng này với biểu hiện của bệnh lý khác nên không kịp thời điều trị, bệnh chuyển sang giai đoạn thứ phát.
Giai đoạn 2 - Giai đoạn thứ phát
Nếu không nghi ngờ giang mai ở giai đoạn đầu, hầu hết bệnh nhân đều không thể ngó lơ những bất thường của bệnh trong thời điểm này. Kéo dài từ 4 - 6 tuần, xoắn khuẩn giang mai đã phát triển với các biểu hiện rõ ràng như:
- Nổi ban màu hồng hoặc tím, nổi ban ở bẹn, miệng hoặc vùng sinh dục
- Phát ban ở lòng bàn tay và bàn chân hoặc toàn bộ cơ thể - Dấu hiệu của giang mai đã lan vào máu
- Triệu chứng kèm theo: sốt, rụng tóc, đau nhức cơ thể, đau họng, sưng hạch bạch huyết,....
(Hình 5 - Các nốt săng giang mai lan ra khắp người ở giai đoạn thứ phát)
Điểm chung các giai đoạn bệnh giang mai ở nguyên phát, thứ phát là chúng có thể tồn tại trong vài tuần, tái phát và biến mất trong một năm mà không cần điều trị. Nếu bạn lờ đi các dấu hiệu này của cơ thể, rất có thể cơ hội điều trị giang mai của bạn sẽ thấp đi đáng kể.
Giai đoạn 3 - Giai đoạn tiềm ẩn
Một trong những lý do khiến nhiều người chỉ đi khám và bất ngờ khi mình bị giang mai bởi họ đã bỏ lỡ các giai đoạn bệnh giang mai trước. Cho đến khi, xoắn khuẩn giang mai xâm nhập sâu vào các tế bào, cơ quan và phát triển thầm lặng. Lúc này, bệnh lý đã chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn, có thể kéo dài hàng năm với các triệu chứng không bao giờ tái phát. Nhưng tình trạng bệnh sẽ không ngừng diễn biến xấu hơn.
Giai đoạn cuối - Giai đoạn toàn phát
Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn này, các tổn thương sẽ biến thành các vết sần, sẹo trên da. Ngoài ra, xoắn khuẩn đã ăn sâu vào các mô mềm, phá huỷ và viêm thường nhưng thâm nhập vào cơ quan hoặc mô tế bào cơ bắp và cơ quan như não, gan, tim mạch nên mức độ tổn thương của người bệnh khá nghiêm trọng.
(Hình 6 - Giang mai tàn phá nghiêm trọng cơ thể người bệnh vào giai đoạn cuối)
Khoảng ⅓ bệnh nhân không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ phát triển thành giang mai muộn (giang mai lan toả). Đây là giai đoạn bệnh giang mai cuối cùng, thời gian tiến triển khoảng từ 3 - 10 năm.
Các tổn thương do giang mai muộn gây ra bao gồm:
- Giang mai lan tỏa thành tính vào xương gây viêm, phá huỷ mô, thoái hóa khớp và khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi vào ban đêm
- Giang mai tim mạch khiến bệnh nhân bị tách thành động mạch chủ, suy van động mạch chủ, hẹp động mạch vành,... Khi đó, bệnh nhân thường bị ho nặng, khó thở, khàn giọng, đau xương ức,...
Giang mai thần kinh và giang mai mắt
Đây là các biến chứng sau của giai đoạn bệnh giang mai cuối cùng. Các bác sĩ chuyên khoa nhận định, xoắn khuẩn giang mai có thể mất 10 - 25 năm hoặc sớm hơn sau nhiễm trùng ban đầu để gây:
- Giang mai thần kinh không triệu chứng gây viêm màng não nhẹ ở 15% bệnh nhân GĐ tiềm ẩn, 25 - 40% người mắc bệnh GĐ 1,... Viêm màng não theo thời gian sẽ biến thành suy nhược thần kinh. Hoặc người bệnh sẽ bị nhồi máu cơ thể hay sa sút trí tuệ với biểu hiện: khó chịu, khó tập trung, suy giảm trí nhớ, động kinh….
- Hội chứng về mắt như viêm giác mạc mô kẽ, viêm màng bồ đào, viêm võng mạc, viêm mạch võng mạc,... có thể bị mù.
(Hình 7 - Biến chứng của giang mai vào giai đoạn cuối phá huỷ thị lực của người bệnh)
Liên quan đến tổn thương dây thần kinh, bệnh nhân giang mai còn có thể Tabes tủy sống tức thoái hoá chậm và tiến triển của cột sau và rễ thần kinh. Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy đau như dao đâm ở lưng và chân, mất phản xạ và cảm nhận chi cưới, tiểu không tự chủ, rối loạn cương dương,...
Đường lây nhiễm của bệnh giang mai
Bệnh dễ dàng lây nhiễm qua các đường lây truyền dưới đây:
- Quan hệ tình dục (phổ biến nhất) kể cả quan hệ đường miệng, âm đạo hay hậu môn
- Từ mẹ sang con. Em bé mắc giang mai bẩm sinh có thể bị đục thuỷ tinh thể, điếc, co giật, thậm chí tử vong sau sinh.
- Dùng chung đồ vật cá nhân, để vết thương hở tiếp xúc với vật dụng của người bệnh
Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?
Ngay khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh giang mai, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị. Bạn nên trao đổi thẳng thắn với các bác sĩ nếu có:
- Các vết loét trên cơ thể
- Đã quan hệ với người mắc bệnh giang mai
- Đã quan hệ tình dục nhưng chưa làm xét nghiệm máu
Yêu cầu thực hiện xét nghiệm giang mai gồm lấy máu, xét nghiệm dịch tủy não hoặc sử dụng kính hiển vi trường tối sẽ được đưa ra để xác nhận bạn có mắc bệnh hay không. Nếu bạn mắc bệnh dưới 1 năm thì chỉ cần dùng 1 liều penicillin đã đủ để loại bỏ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu không may phát hiện bệnh muộn thì bạn sẽ phải kết hợp dùng nhiều loại thuốc hơn và duy trì chữa bệnh lâu dài.
(Hình 8 - Hãy đến bệnh viện ngay nếu bạn nghi ngờ mình bị giang mai)
Làm thế nào để phòng tránh bệnh giang mai?
Bạn có thể kết hợp các biện pháp dưới đây để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu:
- Quan hệ tình dục chung thuỷ, lành mạnh và sử dụng các biện pháp an toàn
- Không dùng chung vật dụng như khăn tắm, bàn chải, khăn mặt, đồ chơi tình dục,...
- Hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh giang mai
- Khám sàng lọc sức khỏe tiền hôn nhân và sàng lọc sức khoẻ trước khi mang thai
- Đi khám Phụ khoa và Khám Sức khỏe tổng quát định kỳ
Khoa Nam học - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị quy tụ các đội ngũ chuyên gia đầu ngành, đã có kinh nghiệm khám chữa và điều trị thành công cho nhiều ca khó. Đồng thời, các bác sĩ của Bệnh viện luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật, liệu pháp điều trị mới nhất để khám chữa bệnh hiệu quả tại Bệnh viện có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị hàng đầu.
Thấu hiểu tâm lý của người bệnh khi điều trị các bệnh xã hội, Phương Đông triển khai quy trình khám bệnh nhanh gọn, bảo mật riêng tư thông tin của khách hàng và kết hợp điều trị sức khoẻ tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực về tinh thần của người bệnh.
Như vậy, giai đoạn bệnh giang mai trải qua diễn biến nguyên phát, tiềm ẩn, thứ phát cho tới toàn phát. Để chủ động bảo vệ sức khỏe cho chính mình, bạn nên theo dõi sát sao các biểu hiện của bệnh lý và đi khám định kỳ để theo dõi tình hình sức khoẻ tốt nhất.