Hành trình vượt cạn "nghẹt thở" của mẹ Hạ Lan

Chế Thị Thùy Linh

29-08-2020

goole news
16

7 tiếng đồng hồ trôi qua kể từ khi vỡ ối, cổ tử cung vẫn chỉ mở 2 phân. Điều này khiến mình vô cùng hoang mang, lo sợ. Làm sao có thể vượt cạn thành công? Cùng xem hành trình vượt cạn của mẹ Hạ Lan ngay dưới đây nhé!

Đến khi vỡ ối mình vẫn chưa rõ giới tính của con!

Ngày 15/2, khoảng 5h sáng, khi đang ngủ say thì mình bị vỡ ối. Chạy vội vào toilet, mình hốt hoảng gọi chồng. Sau đó mình và anh gấp rút vào Phương Đông. Trên đường đi, anh vừa lái xe vừa thầm thì với em bé: Nếu là con trai thì đẹp trai thông minh như bố, con gái thì xinh đẹp dịu dàng như mẹ nha bé yêu. Thực sự kể từ khi mang thai, mình và chồng mình không hề tò mò về giới tính của con. Vì vậy đến bây giờ đi sinh cũng chưa biết là công chúa hay hoàng tử. Mỗi lần đi khám, mình nhất quyết không hỏi về giới tính của con. Và mình cũng nhắn bác sĩ không tiết lộ để mình và chồng đón chào niềm vui bất ngờ.

Hành trình vượt cạn nghẹt thở của mẹ Hạ Lan 

Đi sinh nhưng mình không hề biết giới tính của em bé

Tới khoảng 7h30, sau khi xong xuôi mọi thủ tục khai báo y tế và các giấy tờ. Mình được đưa vào phòng chờ sinh. Ngẫm lại thì thấy rất an tâm. Dịch Covid mới bùng phát nhưng bệnh viện không hề chủ quan mà thực hiện rất chặt chẽ các biện pháp sàng lọc bệnh nhân. Trong khi ở nhiều nơi khác, họ vẫn còn rất thờ ơ chủ quan với dịch bệnh.

Mình vỡ ối và hơi lo lắng nên mình nằm một chỗ không dám đi đâu. Anh xã thì lo lắng cho vợ con, cứ đi qua đi lại làm mình thêm sốt ruột. Những cơn gò cứng bụng dần xuất hiện nhưng lại "chẳng phải đau đẻ như người ta". Có chị nằm chờ sinh cùng mình cứ đau rồi kêu khóc liên hồi khiến mình rất nóng ruột. Trước đây, khi biết tin có thai, mình cũng rất lo lắng. Sự không chịu nổi đau. Vậy mà lúc này mình chỉ mong mình đau thật đau, đau dồn dập để chuyển dạ nhanh hơn. Chỉ mong con bình an bởi mẹ đã vỡ ối.

Vượt cạn khó khăn: 7 tiếng đồng hồ cổ tử cung vẫn chỉ mở 3cm

9h sáng, gần 4 tiếng trôi qua, cổ tử cung của mình mới chỉ mở 3cm. Điều này khiến mình càng lo lắng vì sau khi vỡ ối 12 tiếng mà cổ tử cung không mở thì rất có thể bé yêu của mẹ sẽ gặp nguy hiểm.

khoảnh khắc vượt cạn của mẹ hạ lan

Vượt cạn đầy xúc động

Thật may mắn trong suốt quãng thời gian chờ đợi, các cô điều dưỡng cứ 10-15 phút lại đo tim thai và cơn gò đồng thời động viên mẹ không dứt. Điều này giúp hành trình vượt cạn lần đầu của mình và chồng trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

9h30, mình được tiêm một mũi kích đẻ. Đúng 2 tiếng sau thì những cơn gò xuất hiện đều đặn. Lúc này mình luôn tự động viên cố lên, sắp được gặp con yêu rồi. Chồng mình thì mặt cứ tái dại đi. Mỗi lần con gò, mình lại "co cứng tay chân, bấu víu cạnh giường, hít vào thở ra để kìm chế".

11h, cổ tử cung vẫn chỉ mở 3cm nhưng hơi mềm hơn. Mình thấy hơi kiệt sức. Mình sợ cổ tử cung mãi không mở thì sẽ phải chuyển vào sinh mổ. Từ trước đến giờ, mình luôn tâm niệm thuận tự nhiên là tuyệt vời nhất. Vì vậy mình rất sợ sinh mổ.. Vừa đau lưng, vừa đau bụng, mình tự nhủ: "Chỉ cần mở 4cm thôi là có thể chích giảm đau, 4cm thôi là mẹ có thể sang phòng sinh thường".

Tiêm mũi kích đẻ thứ 2. Vừa dứt mũi thuốc, cơn gò của con đã khiến mình choáng váng mặt mày. Cơn gò lần này đau điếng người.

Vượt “cửa ải” cuối cùng

12h, tức là đã 7 tiếng trôi qua, bác sĩ thông báo cổ tử cung đã mở 4cm. Nghe vậy, mình thở phào. Cuối cùng cũng mở 4cm. Rồi chẳng mấy chốc 5, 6, 8 rồi 10cm. Bác sĩ Lâm cứ trêu rằng sao mở 4cm thì lâu mà lên 10cm thì nhanh quá vậy. Bởi mình chỉ mất khoảng 30 phút để mở từ 4 lên 10cm. Thật tuyệt vời!

Lúc này mình đã rất sẵn sàng vượt qua thử thách cuối cùng.

Bác sĩ Lâm như một người mẹ hiền, nắm tay rồi động viên mình:”Sắp được gặp con yêu rồi! Cố lên nha!”. Mình không dám rặn bừa bãi bởi sợ mất sức. Chỉ khi bác sĩ Lâm bảo rặn mình mới dám dồn hết sức mình. Anh xã đứng cạnh giường nắm tay mình chặt tới nỗi làm mình phát đau.

Và rồi tầm 8 phút rặn với 4 cú lấy hơi liên tục. Con yêu đã chịu chui ra. Là một nàng công chúa. Hai vợ chồng mình nhìn nhau cười hạnh phúc. Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng. Cảm giác được da kề da thật là hạnh phúc biết bao. Hơi thở cùng nhịp đập của hai mẹ con cùng dung hòa. Ông xã nhà mình cũng được da kề da với con chứ. Thật sự vô cùng hạnh phúc!

Sau ca vượt cạn thành công, bé được kề da với bố

Bé được da kề da sau sinh với bố

Sinh ra trong thời dịch

Sinh ra trong thời dịch đồng nghĩa với nguy cơ mắc Covid 19 cao trong khi sức đề kháng – “tấm khiên tự thân” để bảo vệ cho trẻ vốn rất mỏng manh…

Ngay lúc này thôi, nhiều bé thơ chào đời ngay trong những vùng tâm dịch, lạ lẫm với khu cách ly, tập làm quen với những khái niệm “F0”; “F1”, “cách ly” hay “giãn cách xã hội”… Nhưng cộng đồng sẽ là tấm khiên lớn bảo vệ các em, vì Covid là hiện tại, còn trẻ em là tương lai!

Sinh ra trong thời dịch Em bé Phương Đông sinh ra trong thời dịch

Nhằm mục đích sẻ chia với trẻ em vùng tâm dịch Đà Nẵng, Quảng Nam. BVĐK Phương Đông triển khai chiến dịch “SINH RA TRONG THỜI DỊCH“.

Với mỗi khách hàng sinh tại BVĐK Phương Đông, Phương Đông sẽ trích quỹ ủng hộ 10 tấm chắn giọt bắn cho trẻ em vùng tâm dịch!

Đăng ký Thai sản trọn gói tại Phương Đông từ 10-31/8, KH không chỉ được hưởng ưu đãi lên tới 30% mà còn chung tay cùng Phương Đông trao tặng 10.000 TẤM CHẮN GIỌT BẮN và 300.000 KHẨU TRANG Y TẾ cho trẻ em vùng tâm dịch.

#sinhratrongthoidich #nangniutungsusong

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông – Nâng niu từng sự sống!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,550

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Hành trình vượt cạn cam go của thai phụ mắc bệnh giảm tiểu cầu

Tỉnh lại sau hành trình vượt cạn cam go và nguy hiểm. Sản phụ mắc bệnh giảm tiểu cầu muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đội ngũ y bác sĩ BVĐK Phương Đông!

28-08-2020
19001806 Đặt lịch khám