Hen suyễn ở trẻ là bệnh lý hô hấp phổ biến, rất khó điều trị dứt điểm. Trẻ mắc bệnh này không được điều trị kịp thời sẽ gặp những tai biến về hô hấp. Vậy để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng, các bậc phụ huynh cần làm gì?
Hen suyễn ở trẻ là bệnh lý hô hấp phổ biến, rất khó điều trị dứt điểm. Trẻ mắc bệnh này không được điều trị kịp thời sẽ gặp những tai biến về hô hấp. Vậy để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng, các bậc phụ huynh cần làm gì?
Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là bệnh lý hô hấp khi phổi và đường thở vận chuyển không khí đến phổi bị viêm. Đây là bệnh mạn tính, phổ biến ở trẻ em và rất khó điều trị khỏi hoàn toàn làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp cũng như sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Tình trạng hen suyễn ở trẻ xuất hiện khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, đường hô hấp của trẻ bị co thắt, phù nề, chứa đầy chất nhầy gây tắc nghẽn, ảnh hưởng đến khả năng thở.
Bệnh hen phế quản gây cản trở trẻ khi tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, thể thao và cả khi đi ngủ, nhiều trường hợp lên cơn hen nguy kịch do không quản lý cơn hen chặt chẽ.
Hen suyễn ở trẻ là bệnh lý thường gặp về đường hô hấp
Bệnh hen suyễn sẽ để lại nhiều biến chứng cho sức khỏe của trẻ như tràn khí màng phổi, nhiễm khuẩn phế quản, suy hô hấp, xẹp phổi, ngừng hô hấp và nghiêm trọng nhất là đe dọa đến tính mạng trẻ nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Do đó, khi nghi ngờ những dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sau đây, phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ em sơ sinh bao gồm: Quấy khóc thường xuyên; thở khò khè; ăn kém, mặt nhăn nhó mỗi khi ăn. Với những trẻ lớn hơn thường có thêm nhiều dấu hiệu hơn như: Ho nhiều vào ban đêm; thở nhanh, thở gấp, có tiếng rít mỗi khi thở ra; khi chơi đùa hay vận động thường thở hắt ra; tức ngực hoặc khó chịu ở ngực; mỗi khi lên cơn hen suyễn mặt, môi, móng tay trẻ tái nhợt, người đổ nhiều mồ hôi.
Trẻ ho nhiều cảnh báo nguy cơ bị hen suyễn
Ngoài ra, khi trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì cần được đưa đến bệnh viện để kịp thời điều trị, tránh những hậu quả khôn lường nguy hiểm đến tính mạng:
Lông động vật là tác nhân khiến trẻ bị hen suyễn
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra đầy đủ nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ em. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này cho trẻ đó là:
Bệnh hen suyễn là bệnh mạn tính do đó trẻ cần được liên tục theo dõi, điều trị trong thời gian dài. Như thế đòi hỏi cha mẹ cần kiên trì và động viên trẻ nghiêm túc thực hiện phác đồ điều trị và các phương pháp dự phòng của bác sĩ để vừa ngăn chặn biến chứng, vừa kiểm soát hen suyễn tốt nhất.
Đối với những trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi rất khó để chẩn đoán trẻ có bị hen suyễn hay không, vì các triệu chứng hen suyễn thường dễ lẫn với các bệnh lý khác. Chẳng hạn như trẻ khò khè có thể vì nhiễm trùng đường hô hấp do virus, đó là lý do mà nhiều bác sĩ không xác định trẻ sơ sinh bị hen suyễn cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
Điều trị hen suyễn cho trẻ bằng thuốc cắt cơn và thuốc phòng ngừa. Hiện nay thuốc được dùng để phòng ngừa hen suyễn phổ biến là thuốc kháng viêm dạng hít, sau thời gian sử dụng và đúng liều lượng của bác sĩ, tình trạng hen suyễn ở trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Corticosteroid dạng hít là thuốc phổ biến dùng để giúp kiểm soát hen suyễn dài hạn và hạn chế tối đa nguy cơ lên cơ hen ở trẻ. Loại thuốc này an toàn và không gây nghiện. Đối với trẻ lớn thì dùng các thiết bị nhỏ để đo áp lực hít liều hoặc ống hút, còn trẻ sơ sinh sẽ dùng mặt nạ gắn ống hít liều có đồng hồ đo lượng thuốc.
Điều trị hen suyễn ở trẻ em sơ sinh
Để ngắt cơn hen suyễn nhanh chóng, trẻ cần dùng thuốc cắt cơn nhanh (thuốc cấp cứu) - loại được chỉ dành riêng cho trẻ. Thuốc cắt cơn hen hàng ngày được dùng trong trường hợp trẻ lên cơn hen nhiều hơn 1 lần/tuần, thức giấc vì cơn hen xuất hiện quá 2 lần/tháng hoặc từng phải điều trị ở viện vì lên cơn hen nặng.
Để được chẩn đoán và kịp thời điều trị, trẻ cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế khi xuất hiện dấu hiệu hen suyễn. Dựa vào tình trạng, mức độ bệnh hen của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc điều trị phù hợp.
Phụ huynh không thể ngăn chặn hoàn toàn hen suyễn nếu trẻ nhỏ đã mang gen bệnh này, ngoài ra bệnh cũng chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, tích cực điều trị, theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh sẽ giúp kiểm soát bệnh cho con, giúp con có đủ sức khỏe để sinh hoạt, vui chơi như những trẻ khác. Hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường khiến nhiều gia đình lo lắng, nhưng thực tế hầu hết trẻ mắc bệnh này vẫn sống khỏe mạnh. Cha mẹ có thể phòng ngừa cho trẻ khỏi hen suyễn, trì hoãn cơn hen suyễn ở trẻ hoặc giảm mức độ trầm trọng của triệu chứng hen bằng những cách dưới đây:
Nhà cửa sạch sẽ giúp hạn chế các cơn hen suyễn ở trẻ
Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ tin cậy để thăm khám và điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ cũng như chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em. Nếu cha mẹ cần được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn thêm các dịch vụ, vui lòng liên hệ Tổng đài Phương Đông 19001806.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.