Các bệnh về tai mũi họng: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Các bệnh về tai mũi họng như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm thanh khí phế quản. Đây là tình trạng gây ra phù nề của thanh quản và khí quản, dẫn đến đường dẫn khí dưới dây thanh âm (vùng hạ thanh môn) trở nên hẹp. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh ở trẻ em là tắc nghẽn mũi, khàn giọng, thở khò khè và khó thở. Trẻ còn có thể sốt cao, đau nhức cơ bắp nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng. Vậy cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em?
Viêm thanh khí phế quản hay còn được gọi là bệnh Croup là tình trạng viêm nhiễm cấp - mạn tính xảy ra ở khí quản, thanh quản và phế quản.
Đây được gọi là căn bệnh của trẻ em. Bởi bệnh thường gặp ở trẻ từ 3 tháng tuổi - 5 tuổi nhưng gặp tập trung và chủ yếu ở trẻ 2 tuổi. Bệnh cũng có thể xảy ra ở người trưởng thành và người cao tuổi nhưng tỷ lệ mắc bệnh thường rất thấp.
Viêm thanh khí phế quản là bệnh viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi
Do là một loại bệnh của viêm nhiễm đường hô hấp; nên viêm thanh khí phế quản ở trẻ em thường bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa. Khi thời tiết chuyển từ mùa thu sang mùa đông. Đây là loại bệnh có tính lây lan nhanh; dễ bùng phát thành dịch và trẻ có xu hướng tái phát nhiều lần.
Theo các chuyên gia y tế, có đến 75% nguyên nhân gây viêm thanh khí phế quản là do nhiễm trùng. Ngoài ra, bệnh có thể khởi phát do một số nguyên nhân không nhiễm trùng như trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng…
Viêm thanh khí phế quản cấp được khởi phát là do virus Parainfluenza
Theo thống kê mới nhất, có đến 50 - 75% trường hợp viêm thanh khí phế quản cấp được khởi phát là do virus Parainfluenza. Bên cạnh đó, còn một số virus khác cũng có thể gây ra bệnh như virus hợp bào hô hấp; adenovirus, rhode virus, virus cúm nhóm B… Trong đó, virus A được cho là nguyên nhân gây bệnh viêm thanh khí phế quản cấp nghiêm trọng nhất.
Khi trẻ bị viêm thanh khí phế quản do virus; sẽ có những triệu chứng ban đầu giống như bị cảm lạnh; sau đó từ từ xuất hiện các biểu hiện thở rít, ho khàn tiếng. Đa số trẻ mắc bệnh viêm thanh khí phế quản do virus đều sốt nhẹ từ 37 - 38 độ C; tuy nhiên cũng có một số trường hợp sốt cao lên đến 40 độ C.
Triệu chứng ho khan, thở rít thường gặp khi trẻ bị bệnh viêm thanh khí phế quản
Ngoài việc mắc bệnh là do nhiễm virus; viêm thanh khí phế quản còn khởi phát do một số yếu tố khác như trào ngược dạ dày, dị ứng. Đây còn được gọi là dạng viêm thanh khí phế quản ở trẻ em thể co thắt và không có biểu hiện sốt. Tuy nhiên bệnh có khả năng tái phát thường xuyên; và xảy ra đột ngột vào giữa đêm với triệu chứng như: trẻ thở hổn hển, thở rít khi hít vào, ho khàn tiếng.
Có thể thấy, khi trẻ bị viêm thanh khí phế quản dù nguyên nhân là do virus hay dị ứng; trào ngược dạ dày thì đều có triệu chứng đặc trưng là thở rít. Khi trẻ ngủ, nghỉ ngơi mà vẫn thở rít; thì đây là dấu hiệu cho thấy bệnh càng nặng thêm. Khi trẻ quá mệt, tình trạng ho khan sẽ giảm đi và cha mẹ có thể nghe thấy tiếng rít nhiều hơn mỗi khi thở.
Nếu trẻ không được điều trị đúng cách, kịp thời; sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bởi đường dẫn khí phù nề quá nhiều sẽ làm trẻ không thở được; không cung cấp đủ oxy vào máu sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Dù tình trạng này không xảy ra thường xuyên nhưng bác sĩ vẫn khuyến cáo phụ huynh không nên chủ quan, lơ là với sức khỏe của con nhỏ; nên đưa trẻ đi viện nếu thấy có dấu hiệu bất thưởng.
*Tìm hiểu thêm: Trẻ bị viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh
Sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm thanh quản cấp là sự lựa chọn của phần lớn người bệnh
Viêm thanh khí phế quản là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn; không có tính chất tái phát nếu người bệnh được điều trị từ sớm và đúng phương pháp. Do đó, ngay từ khi trẻ có các dấu hiệu ban đầu; cha mẹ nên chủ động thăm khám ngay.
Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em thường kéo dài trong khoảng vài ngày. Rồi khỏi hẳn trong 7 ngày nếu được điều trị đúng cách. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng lên gây ra các biến chứng như viêm phổi hoặc viêm tai giữa.
Sử dụng thuốc Tây y để điều trị viêm thanh khí phế quản cấp là sự lựa chọn hàng đầu của phần lớn người bệnh. Sau khi thực hiện chẩn đoán, tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và triệu chứng lâm sàng; bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm thanh quản ở trẻ em. Việc điều trị cần đảm bảo nguyên tắc khắc phục phù nề; loại bỏ dị vật đường thở và hỗ trợ hô hấp. Cụ thể:
Để việc điều trị bằng thuốc đạt hiệu quả cao nhất. Phụ huynh nên tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng thuốc cho trẻ theo sự chỉ định của bác sĩ. Không được thay đổi thuốc hay điều chỉnh liều dùng; hoặc ngừng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Nếu cơ thể trẻ xuất hiện bất kỳ biểu hiện lạ không rõ nguyên nhân, cha mẹ nên thông báo ngay cho bác sĩ.
Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh
Song song với việc cho trẻ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện sau tại nhà:
*Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu viêm phế quản phổi ở trẻ em và cách điều trị khỏi dứt điểm
Viêm thanh khí phế quản cấp là bệnh lý dễ tiến triển sang giai đoạn nặng, gây nguy hiểm cho cả người lớn và trẻ em nếu mắc bệnh. Do đó, phụ huynh cần có những phương pháp điều trị từ sớm để phòng những biến chứng nguy hiểm có khả năng xảy ra. Nếu trẻ có những biểu hiện sau, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến viện:
Trẻ bị viêm nắp thanh môn cấp có triệu chứng sốt cao đột ngột
Nguyên nhân khiến trẻ thở rít khi bị viêm thanh khí phế quản; có thể là do bệnh viêm nắp thanh môn cấp gây ra. Tương tự như bệnh viêm thanh khí phế quản; bệnh viêm nắp thanh môn cấp được gây ra bởi vi khuẩn và là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi.
Khi khởi bệnh, trẻ sẽ có triệu chứng đặc trưng là sốt cao đột ngột, cơ thể rất mệt mỏi, giọng nói bị nghẹt; trẻ có thể chảy nước dãi vì không thể nuốt nước bọt trong miệng. Nếu không điều trị sớm và đúng cách; đường dẫn khí của bé sẽ bị tắc nghẽn hoàn toàn.
Tuy nhiên hiện nay đây không phải là căn bệnh phổ biến ở trẻ em nhờ có vắc-xin Haemophilus influenzae type B (Hib). Do đó, để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này; phụ huynh nên chủ động cho trẻ đi tiêm vắc-xin Hib mũi đầu tiên vào lúc 2 tháng tuổi. Đồng thời, các chuyên gia cũng cho thấy khi tiêm vắc-xin Hib cũng giúp phòng ngừa được bệnh viêm màng não.
Có thể thấy viêm thanh khí phế quản là một căn bệnh khá phổ biến trong quá trình trưởng thành của trẻ. Mặc dù là căn bệnh ít gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng không vì thế mà phụ huynh chủ quan, lơ là với sức khỏe của trẻ nhỏ. Căn bệnh này có thể trở nên nghiêm trọng và cản trở quá trình thở bình thường của bé. Do đó nhận biết sớm các biểu hiện bệnh ở giai đoạn đầu sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt; thời gian hồi phục nhanh hơn. Song song, cha mẹ luôn cần có những biện pháp hỗ trợ phòng bệnh tại nhà cho trẻ để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Để đăng ký khám và điều trị các bệnh về da liễu trong đó có bệnh chốc, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Các bệnh về tai mũi họng như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.