Hẹp động mạch thận là bệnh là gì? Có nguy hiểm không?

Ngọc Anh

27-07-2024

goole news
16

Hẹp động mạch thận là tình trạng thu hẹp lòng động mạch cung cấp máu cho thận, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến thận. Bệnh này nguy hiểm ở chỗ khi lòng mạch hẹp ít, dễ điều trị thì bệnh nhân lại không có triệu chứng rất khó phát hiện. Một khi lòng động mạch hẹp nặng, người bệnh phát hiện ra thì cơ hội điều trị không lớn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, tăng huyết áp, thậm chí tử vong.

Hẹp động mạch thận là bệnh gì?

Động mạch thận bắt nguồn từ động mạch chủ bụng, ngang đốt sống lưng L1,L2 có vai trò cung cấp máu cho các hoạt động của thận. Hẹp động mạch thận là bất thường một hoặc hai lòng động mạch thận bị thu hẹp khiến lưu lượng máu đến động mạch hoặc đến các nhánh của thận bị giảm xuống hoặc tắc nghẽn hoàn toàn. 

(Hình 1 -  Các mảng bám từ cholesterol là nguyên nhân khiến lòng động mạch thận bị thu hẹp)

(Hình 1 -  Các mảng bám từ cholesterol là nguyên nhân khiến lòng động mạch thận bị thu hẹp)

Điều này khiến lượng máu đến thận không đủ làm tăng huyết áp đột ngột trong cơ thể và tổn thương các nhu mô thận. Theo các bác sĩ của Bệnh viện Thận học Hà Nội, đây là một trong các bệnh thường gặp nhất ở động mạch thận, bên cạnh phình động mạch thận, xơ vữa động mạch thận và xơ hoá động mạch thận. 

Bệnh hẹp động mạch thận có triệu chứng như thế nào?

Mặc dù đây là bệnh lý nguy hiểm, khiến huyết áp tăng cao và giảm chức năng thận, đột quỵ não, suy thận nhưng hầu hết mọi bệnh nhân ở giai đoạn đầu đều không có bất kỳ triệu chứng nào có thể nhận ra được. Trên lâm sàng, một số người bệnh có thể phát hiện lòng mạch thận hẹp khi đi tình cờ xét nghiệm, đi khám các bệnh khác như huyết áp cao,... 

(Hình 2 -  Đa số bệnh nhân không có biểu hiện nhận biết cho đến khi đi khám và được chẩn đoán ra bệnh)

(Hình 2 -  Đa số bệnh nhân không có biểu hiện nhận biết cho đến khi đi khám và được chẩn đoán ra bệnh)

Khi bệnh đã diễn biến nặng hơn (hẹp >70% động mạch), các biểu hiện về suy giảm chức năng thận mới xuất hiện rõ ràng hơn như:

  • Huyết áp cao khó trị
  • Nồng độ protein trong nước tiểu cao
  • Tăng hoặc giảm lượng nước tiểu so với bình thường
  • Phù nề, gây sưng bàn chân hoặc mắt cá chân. Tuy nhiên hiện tượng phù không hay xảy ra ở mặt hay tay
  • Buồn ngủ hoặc mệt mỏi
  • Ngứa hoặc bị tê da, da khô
  • Đau đầu, sụt cân
  • Không có cảm giác ngon miệng, buồn nôn, nôn, khó ngủ, khó tập trung
  • Hay bị chuột rút

Các yếu tố tăng nguy cơ hẹp động mạch thận

Như đã chia sẻ ở trên, hầu hết các trường hợp hẹp động mạch thận là do xơ vữa động mạch thận. Vì thế, các nhân tố gây xơ vữa động mạch cũng ảnh khiến người bệnh dễ bị hẹp động mạch hơn như sau:

  • Người cao tuổi từ 45 - 55 tuổi, cơ thể đang trải qua tình trạng lão hoá
  • Có tiền sử bệnh huyết áp cao
  • Người đang điều trị huyết áp cao, rối loạn lipid máu, bệnh lý tiểu đường, béo phì
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, thuốc lá điện tử,...
  • Nhiều người thân trong gia đình đều mắc các bệnh liên quan đến thận, mắc các bệnh lý tim mạch
  • Lười vận động, ít tập thể dục
  • Chế độ ăn nhiều chất béo, cholesterol, ăn mặn và ăn ngọt nhiều

(Hình 3 - Một số bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp dễ bị hẹp động mạch)

(Hình 3 - Một số bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp dễ bị hẹp động mạch)

Tại sao tình trạng hẹp động mạch thận gây ra?

Theo các bác sĩ của Bệnh viện Thận Hà Nội, có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh lý hẹp động mạch thận. 

  • Xơ vữa động mạch thận do các chất béo, các chất lipid máu tích tụ trong và trên thành động mạch. Khi các hoạt chất này càng nhiều sẽ khiến lòng động mạch cứng lại và gây giảm lưu lượng máu. Do đó, trên các động mạch của thận có thể hình thành sẹo, hẹp lòng mạch và lưu lượng máu đến thận giảm.
  • Loạn sản cơ động mạch thận: Đây là tình trạng các tế bào bất thường xuất hiện ở thành động mạch khiến các mạch máu thu hẹp lại, phình to ra hoặc tạo thành dạng hạt. Mặc dù bệnh hiếm gặp nhưng nếu không may mắc phải loạn sản, có tới 10 - 20% bệnh nhân sẽ bị hẹp động mạch thận dù loạn sản không gây viêm, không làm xơ vữa và không có nguyên nhân bệnh lý cụ thể.  

Biến chứng của bệnh hẹp động mạch thận

Biến chứng đầu tiên của bệnh lý này là tăng huyết áp khó kiểm soát. Theo thời gian, huyết áp cao khó trị sẽ khiến người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với các cơn đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Nếu không điều trị, thận có thể bị teo, nhu mô thận bị tổn thương, không tự phục hồi được dẫn đến suy thận. 

(Hình 4 - Người bệnh có thể bị đột quỵ khi mắc chứng hẹp động mạch thận)

(Hình 4 - Người bệnh có thể bị đột quỵ khi mắc chứng hẹp động mạch thận)

Làm thế nào để phòng tránh tình trạng hẹp động mạch thận

Các bác sĩ của Bệnh viện Thận học Hà Nội khuyến cáo bệnh nhân có thể chủ động phòng bệnh bằng các biện pháp như sau:

  • Duy trì cân nặng ổn định
  • Hạn chế gia vị như muối, đường trong chế độ ăn
  • Tăng cường tập thể dục thể thao 
  • Giảm stress, căng thẳng
  • Tránh hút thuốc lá

Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý hẹp động mạch thận

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệm và thực hiện các phương pháp chẩn đoán như sau:

  • Siêu âm Doppler động mạch thận giúp các bác sĩ quan sát các mạch máu trên thận có bị hẹp không, hẹp nhiều hay hẹp ít
  • Chụp CT mạch máu
  • Chụp MRI động mạch thận
  • Chụp X Quang động mạch thận: Bác sĩ sẽ chèn catheter vào động mạch thận, sau đó bơm thuốc cản quang để xem hình ảnh của mạch máu để tìm kiếm tổn thương ở vị trí này. Trong quá trình thực hiện, các chuyên gia cũng có thể can thiệp luôn như nong động mạch hoặc đặt stent động mạch thận để điều trị.  

(Hình 5 - Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ cho bác sĩ thấy rõ hình ảnh của các  mạch thận)

(Hình 5 - Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ cho bác sĩ thấy rõ hình ảnh của các động mạch thận)

Các cách điều trị hẹp động mạch thận

Điều chỉnh lối sống

Việc điều trị bệnh lý này sẽ tập trung vào ba khía cạnh chính như thay đổi lối sống. Về điều chỉnh lối sống, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ:

  • Nếu huyết áp của người bệnh không ổn định, tăng vừa phải hoặc tăng nghiêm trọng thì bạn cần duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu bệnh nhân có thừa cân.
  • Ăn thức ăn có lợi cho cơ thể, hạn chế muối trong chế độ ăn
  • Tăng cường hoạt động thể chất, thể thao, giảm mức độ căng thẳng trong cuộc sống
  • Không nên uống rượu, đồ uống có caffein và không hút thuốc lá

Điều trị bằng thuốc

Về điều trị bằng thuốc, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kiểm soát huyết áp, mỡ máu. Tuy nhiên nếu tổn thương ở mạch máu của thận vượt ngưỡng 80% thì người bệnh buộc phải can thiệp ngoại khoa để tái tưới máu của động mạch thận

  • Tạo hình động mạch thận để mở rộng lòng động mạch thận bị thu hẹp do mảng bám hoặc xơ vữa động mạch, Từ đó, lượng máu đến thận được cải thiện, người bệnh vẫn bảo toàn được chức năng thận
  • Đặt stent động mạch thận là thủ thuật sử dụng một stent (ống lưới kim loại nhỏ) để giữ cho động mạch thận mở rộng. Sau khi nong rộng, stent sẽ được luồn vào vị trí và cố định vào thành động mạch. Dụng cụ này giúp duy trì lưu lượng máu tốt và giảm nguy cơ tái hẹp
  • Phẫu thuật đặt cầu nối động mạch được áp dụng khi các phương pháp khác không hiệu quả hoặc không thể thực hiện. Thủ thuật này tạo ra một đường lưu thông máu mới để đi vòng qua đoạn động mạch bị hẹp, đưa máu từ động mạch chủ hoặc động mạch chủ bụng đến thận. Bác sĩ có thể sử dụng tĩnh mạch hoặc động mạch từ cơ thể bệnh nhân hoặc mạch máu nhân tạo để tạo cầu nối.

(Hình 6 - Đặt stent động mạch thận là một trong các cách điều trị)

(Hình 6 - Đặt stent động mạch thận là một trong các cách điều trị)

Tại sao nên lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để điều trị các bệnh thận?

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với chuyên khoa Nội thận uy tín, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, cam kết mang đến dịch vụ chẩn đoán và điều trị toàn diện cho các bệnh lý về thận, bao gồm cả hẹp động mạch thận. Bệnh viện được nhiều bệnh nhân lựa chọn để gửi gắm sức khỏe tiết niệu của mình, bởi:

  • Chuyên khoa Nội thận uy tín: Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý về thận, đặc biệt là hẹp động mạch thận, 
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại: Bệnh viện được trang bị đầy đủ các trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến như: Máy siêu âm Doppler màu, máy chụp CT scanner đa lát cắt, máy chụp MRA,... giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị.
  • Phương pháp điều trị đa dạng: Bệnh viện áp dụng đa dạng các phương pháp điều trị hẹp động mạch thận, bao gồm: điều trị nội khoa, can thiệp mạch và phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.
  • Dịch vụ chăm sóc toàn diện: Bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân, từ khâu thăm khám, chẩn đoán, điều trị đến chăm sóc hậu phẫu, đảm bảo bệnh nhân được hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

(Hình 7 - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông  thực hiện nội soi tán sỏi cho bệnh nhân)

(Hình 7 - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông  thực hiện nội soi tán sỏi cho bệnh nhân)

Có thể nói, hẹp động mạch thận là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy thận, tăng huyết áp hay tử vong,... Hy vọng bạn có thể tìm ra nguyên nhân và chữa trị hiệu quả khi thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hay các cơ sở y tế uy tín. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
132

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám