Chắc chắn các mẹ sẽ vô cùng sửng sốt khi tận mắt chứng kiến hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng. Có thể nói, rốn trẻ là bộ phận vô cùng nhạy cảm của trẻ, vì vậy nếu không được chăm sóc kỹ thì rất có thể bị viêm nhiễm qua đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tính mạng bé.
Rốn là nơi mà trẻ sơ sinh được tiếp nhận các chất dinh dưỡng khi còn trong bụng mẹ. Đến lúc chào đời, trẻ cũng phải mất một khoảng thời gian nhất định thì rốn mới lành và rụng cuống.
Nhiễm trùng rốn là hiện tượng cuống rốn của trẻ sau khi sinh bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Tình trạng này có thể lan rộng ra nhiều khu vực xung quanh và không còn nằm trong phạm vi ranh giới của da và niêm mạc rốn tại chỗ thắt hẹp nữa. Ngoài ra, một số trường hợp trẻ còn bị xung huyết ra cả thành bụng kèm hiện tượng phù nề, rỉ dịch hôi, có mủ,…
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng rốn xuất phát từ việc bị vi khuẩn xâm nhập. Cụ thể:
Việc nhận diện dấu hiệu và hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng là điều cần thiết mà bất cứ bà mẹ nào cũng phải biết. Qua đó sớm phát hiện và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho bé.
Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng sẽ có một vài dấu hiệu dễ nhận biết như sau:
Một số hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng sau đây sẽ khiến các mẹ vô cùng đau lòng:
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng với biểu hiện rỉ máu
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng với biểu hiện chảy mủ
Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng với biểu hiện sưng đỏ
Khi thấy rốn trẻ sơ sinh tiết mủ hoặc dịch có mùi hôi, có dấu hiệu sưng đỏ thì điều đầu tiên là bạn cần phải đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám ngay. Tại đây, bé sẽ được lấy dịch mủ tại rốn để làm xét nghiệm nhằm mục đích phân loại vi khuẩn, vi trùng gây viêm. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ phân tích và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp theo từng mức độ bệnh.
Có 3 mức độ đánh tình trạng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh tương ứng với các cách điều trị khác nhau được Tổ chức Y tế Thế giới công bố gồm:
Khi bị nhiễm trùng ở mức độ nhẹ, chân rốn của trẻ sơ sinh thường chỉ bị bị sưng, đỏ chứ không tiết dịch mủ. Biện pháp xử lý trong trường hợp này ba mẹ sẽ cho bé uống thuốc kháng sinh kết hợp với vệ sinh vùng rốn bằng cồn 70 độ.
Khi bị nhiễm trùng ở mức độ trung bình, phần chân rốn của trẻ sơ sinh sẽ bị các vết sưng, đỏ tại rốn với đường kính khoảng 2cm và kèm hiện tượng sốt, vàng da…Biện pháp xử lý phù hợp là đưa bé đến bệnh viện để nhờ sự can thiệp của bác sĩ. Thời gian điều trị khỏi hẳn hoàn toàn là trung bình 7 ngày.
Ở mức độ nặng, phần chân rốn của trẻ sơ sinh sẽ bị sưng đỏ và lan ra khu vực xung quanh với đường kính rộng hơn 2cm và bắt đầu có hiện tượng hoại tử dưới lớp da. Một số triệu chứng kèm theo có thể là sốc phản vệ, nhiễm trùng huyết. Biện pháp xử lý lúc này là đưa bé tới bệnh viện. Các bác sĩ sẽ kết hợp tiêm kháng sinh và điều trị các triệu chứng kèm theo cho bé. Thời gian điều trị nhiễm trùng rốn mức độ nặng trung bình là trên 14 ngày.
Vừa rồi là những dấu hiệu, hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mà các ba mẹ cần nắm rõ. Khi trẻ sơ sinh gặp tình trạng này, tốt nhất bố mẹ cần đưa bé thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.