Hở van 2 lá - Nguyên nhân và các phương pháp điều trị bệnh

Nguyễn Thị Vân Anh

13-09-2022

goole news
16

Trong tim có các van tim như van 2 lá, van 3 lá, van động mạch phổi, van động mạch chủ giúp đưa máu đi nuôi cơ thể. Nhưng nếu xảy ra tình trạng hở van 2 lá sẽ khiến quy trình vận chuyển máu sẽ gặp khó khăn, tim phải hoạt động dưới áp lực rất lớn, lâu dần sẽ dẫn tới suy tim. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và các phương pháp điều trị căn bệnh này nhé!

Hở van 2 lá là gì?

Trái tim có cấu tạo bao gồm 4 ngăn gồm 2 tâm nhĩ và 4 tâm thất nằm ở bên dưới. Trong đó, có 2 van thông với tâm nhĩ và tâm thất ở mỗi bên được gọi là van nhĩ thất. Van nhĩ thất nằm ở giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải còn được gọi là van 3 lá vì chúng có cấu tạo dạng 3 cánh khép lại, trong khi van nhĩ thất nằm giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái còn được gọi là van 2 lá vì có cấu tạo 2 cánh. 

Van hai lá ở tim nối giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, van có cấu tạo gồm có lá trước và lá sau áp vào nhau giúp van hoạt động đóng mở, đưa máu đi theo một chiều từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Hở van 2 lá là tình trạng van tim đóng không kín làm dòng máu bị trào ngược từ tâm thất trái về tâm nhĩ trái khi tim hoạt động co bóp. 

Do lượng máu trào ngược về tâm nhĩ trái cộng thêm lượng máu bình thường của cơ thể từ phổi đổ về làm tăng lưu lượng máu khiến giãn lớn tâm nhĩ trái và tâm thất trái nếu hở van 2 lá nặng và kéo dài.

Hở van 2 lá là tình trạng van đóng không kínHở van 2 lá là tình trạng van đóng không kín 

Các giai đoạn hở van của bệnh lý

Bệnh hở van tim 2 lá có 4 giai đoạn theo diễn biến từ nhẹ đến nặng như sau:

  • Giai đoạn A: Người bệnh có nguy cơ mắc hở van hai lá, thường gặp ở người bị sa van 2 lá, bệnh động mạch vành mạn tính, bệnh tăng huyết áp. Trên kết quả siêu âm tim hở van hai lá nhẹ, các buồng tim không có dấu hiệu gì bất thường và chức năng tim vẫn hoạt động tốt. Bệnh nhân hầu như không có triệu chứng của bệnh.
  • Giai đoạn B: Tình trạng hở van hai lá tiến triển tăng lên, thường xuất hiện ở người có bệnh van hậu thấp, sa van 2 lá, bệnh cơ tim. Trên siêu âm nhìn thấy hở van tim mức độ trung bình trở lên, các buồng tim có sự giãn nhẹ, chức năng tim hoạt động còn tốt và bệnh nhân không có triệu chứng của bệnh hở van tim 2 lá.
  • Giai đoạn C: Lúc này bệnh đã biến chuyển nặng tuy nhiên bệnh nhân vẫn không có những triệu chứng của bệnh. Trên siêu âm nhìn thấy tim hở van 3/4 - 4/4, độ dãn lớn thất trái, nhĩ trái gây nên áp lực động mạch phổi bình thường hoặc tăng khiến chức năng tim bắt đầu thay đổi.
  • Giai đoạn D: Hở van 2 lá nặng và bệnh nhân có triệu chứng suy tim, giảm khả năng gắng sức và gây nên khó thở. Trên siêu âm nhìn thấy tim hở van mức độ từ 3/4 trở lên, độ giãn lớn thất trái, nhĩ trái, tăng áp động mạch phổi khiến chức năng co bóp thất trái giảm mạnh.

Có nhiều giai đoạn của bệnh hở van tim 2 láCó nhiều giai đoạn của bệnh hở van tim 2 lá

Hở van tim 2 lá có nguy hiểm không?

Hở van 2 lá có nhiều mức độ có nhiều giai đoạn và mức độ khác nhau và được đánh giá dựa vào việc siêu âm tim và chụp cản quang ở buồng tim. Cách thông dụng nhất để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh hở van tim 2 lá chính là dựa vào siêu âm, được chia làm 3 mức độ như sau:

  • Hở van 2 lá 1/4: Đây là mức độ hở van 2 lá nhẹ hoặc rất nhẹ.
  • Hở van 2 lá 2/4: Đây là mức độ hở van tim trung bình.
  • Hở van 2 lá 3/4: Đây là mức độ hở van tim nặng.
  • Hở van 2 lá 4/4: Đây là mức độ hở van rất nặng.

Mức độ của bệnh hở van hai lá sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạnMức độ của bệnh hở van hai lá sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn

Nguyên nhân gây nên của tình trạng hở van tim 2 lá

Cấu trúc của van tim 2 lá bao gồm có vòng van, lá van, dây chằng và cơ trụ. Bất thường xảy ra khi cơ thể bị tổn thương bất cứ thành phần nào của bộ máy van tim đều có thể gây bệnh. Một số nguyên nhân thường gặp của hở van hai lá như sau:

  • Hở van tim 2 lá hậu thấp: Nguyên nhân do bệnh thấp tim ở độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi và để lại di chứng hở van tim tiến triển những năm về sau. Hở van lá hậu thấp thường kèm van 2 lá hoặc hẹp hở van tim 2 lá. Khi tới độ tuổi 30 đến 60 tuổi tình trạng hở van tim sẽ trở nặng.
  • Thoái hóa nhầy: Tình trạng này thường gặp ở người trung niên đến khi cao tuổi. Lúc này, các lá van dày lên, lùng nhùng khiến sa lá van hoặc đứt dây chằng làm cho lá van lật vào trong lòng tâm nhĩ trái, gây hở van khá nặng.
  • Thoái hóa vôi: Tình trạng thường gặp ở những người cao tuổi, những người có bệnh về tim mạch do xơ vữa. Vòng van tim và lá van vôi hóa sẽ hạn chế cử động lá van, và làm van đóng không kín.
  • Bẩm sinh: Nguyên nhân gây nên bệnh hở van 2 lá có thể do bẩm sinh như van bị sa, van bị chẻ giữa lá van, hoặc dây chằng của van ngắn bất thường. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và độ tuổi thanh thiếu niên.
  • Nhiễm trùng trên van tim: Do vi trùng tấn công lá van có thể làm rách van tim, đứt dây chằng hoặc tạo nên cục sùi to trên lá van cản trở hoạt động đóng mở của van.
  • Nhồi máu cơ tim hay thiếu máu cục bộ cơ tim: Nguyên nhân do thành tim co bóp bất thường gây nên đứt cơ trụ, dây chằng khiến thiếu máu nuôi và giãn thất trái sau nhồi máu.
  • Bệnh cơ tim giãn nở hay bệnh cơ tim phì đại: Do giãn vòng van tim, bất thường co bóp của tâm thất trái gây nên áp lực trong buồng tim.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hở van tim 2 láCó nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hở van tim 2 lá

Triệu chứng khi hở van tim hai lá

Ở những trường hợp bệnh lý của hở van 2 lá, các triệu chứng có thể không xuất hiện trong nhiều năm diễn ra bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng của hở van hai lá của bệnh nhân sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng sự tiến triển của bệnh nhanh như thế nào. Khi đó, các triệu chứng của người bệnh có thể bao gồm:

  • Nghe thấy tiếng tim bất thường thông qua qua ống nghe.
  • Người bệnh cảm thấy khó thở và đặc biệt khi hoạt động mạnh hoặc khi nằm xuống.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Tim hay đập nhanh và loạn nhịp.
  • Người bệnh bị phù mu bàn chân, mắt cá chân.

Hở van hai lá thường nhẹ và tiến triển của bệnh khá chậm. Các triệu chứng của bệnh có thể không xuất hiện trong nhiều năm và nhiều bệnh nhân cũng không biết bản thân đang mắc tình trạng này. Bệnh hở van hai lá cũng có thể không tiến triển nặng thêm. Tuy nhiên, đôi khi bệnh tình sẽ phát triển nhanh chóng và khiến người bệnh có thể bị đột ngột xuất hiện các dấu hiệu cùng những triệu chứng nghiêm trọng.

Tiên lượng về bệnh thay đổi theo thời gian, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của hở hai lá. Một số trường hợp hở hai lá có những biến chuyển nặng lên và trầm trọng. Khi hở hai lá trở nên trầm trọng, có khoảng 10% người bệnh không có triệu chứng trở nên có triệu chứng sau các năm sau đó. Khoảng 10% người bệnh bị hở hai lá mạn tính do sa van hai lá cần phải can thiệp kịp thời.

Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở tim đập nhanhNgười bệnh sẽ cảm thấy khó thở tim đập nhanh

Hở van hai lá có những biến chứng như thế nào?

Khi bệnh hở van hai lá ở mức độ nhẹ thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, khi bệnh nặng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm bao gồm:

Gây nên suy tim

Suy tim là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Hở van hai lá có mức độ nặng gây nên áp lực cho tim vì khi máu bị chảy ngược lại, lượng máu chuyển đi nuôi cơ thể sẽ bị ít hơn theo mỗi nhịp đập. Điều này khiến tâm thất trái ngày càng lớn hơn và nếu bệnh nhân không được điều trị, cơ thất trái sẽ yếu đi và dẫn đến tình trạng suy tim. Ngoài ra, áp lực máu tích tụ trong phổi cũng gây nên áp lực lên tim.

Rung nhĩ

Sự giãn ra và mở rộng của tâm nhĩ trái có thể dẫn đến tình trạng nhịp tim trong cơ thể hoạt động không đều. Trong đó, các buồng tâm nhĩ của tim đập rất hỗn loạn và quá nhanh. Rung nhĩ sẽ gây ra cục máu đông và các cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, gây ra những vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ tim nếu cục máu đông làm tắc nghẽn các mạch máu.

Tăng huyết áp động mạch phổi

Nếu tình trạng hở van hai lá kéo dài lâu và không được điều trị kịp thời, sẽ khiến áp lực lên mạch phổi. Hở van tim 2 lá có thể gây nên áp lực trong tâm nhĩ trái và cuối cùng sẽ gây nên tăng áp động mạch phổi của người bệnh. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng suy tim ở bên phải.

Bệnh hở van tim 2 lá gây nên nhiều biến chứng nguy hiểmBệnh hở van tim 2 lá gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Điều trị bệnh hở van tim 2 lá như thế nào?

Các phương pháp điều trị bệnh hở van 2 lá sẽ được lựa chọn tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu hở van tim 2 lá nhẹ sẽ không cần điều trị đặc hiệu, chỉ cần theo dõi siêu âm tim định kỳ mỗi năm để theo dõi sự tiến triển của bệnh. Nếu hở van tim 2 lá trung bình trở lên cần tìm ra nguyên nhân để điều trị can thiệp sớm để ngăn ngừa tình trạng hở 2 lá tiến triển nặng.

Những trường hợp hở van tim 2 lá nặng (3/4 - 4/4) và có triệu chứng cơ năng, giãn lớn buồng tim, khiến chức năng tim giảm cần điều trị phẫu thuật sửa hoặc thay van tim.

Điều trị nội khoa

Phương pháp điều trị này dùng kháng sinh phòng thấp tim tái phát lâu dài nếu hở van 2 lá do hậu thấp. Người bệnh nên điều trị răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng trên 2 lá van. Bởi nguyên nhân và nguồn gốc của nhiễm trình trên van tim có đến 75% vi trùng từ vòm họng. răng miệng bị viêm đi vào máu và bám lên các chỗ van tim gây nên viêm nhiễm. 

Điều trị các bệnh nội khoa có nguy cơ dẫn đến hở van tim như bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh tiểu đường, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim,... Điều trị suy tim nếu người bệnh có triệu chứng hay suy giảm các chức năng tim trên siêu âm tim. Các thuốc điều trị suy tim gồm thuốc ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II hoặc ARNI, thuốc chẹn beta, lợi tiểu. 

Nếu bệnh nhân có kèm bệnh tim mạch do xơ vữa cần dùng thêm một số loại thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc giảm cholesterol trong máu. Người bệnh bị rung nhĩ cần sử dụng thuốc làm chậm các tần số tim như chẹn beta và các loại thuốc chống đông để phòng ngừa huyết khối gây nên tắc mạch. Bệnh nhân hở van nặng và suy tim nên tiêm vaccine phòng bệnh cúm mỗi năm, vaccine phòng viêm phổi do phế cầu mỗi 5 năm.

Điều trị nội khoa là phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnhĐiều trị nội khoa là phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh

Điều trị phẫu thuật

Căn cứ vào các dấu hiệu và triệu chứng cũng như các thông số chức năng tim sẽ quyết định đến thời điểm phẫu thuật để thay van tim. Thông thường, bệnh nhân có triệu chứng, chức năng của tim còn tốt (EF>30%) thì chỉ định phẫu thuật, nếu chức năng tim suy giảm thì cân nhắc phẫu thuật nếu các yếu tố có nguy cơ cho phẫu thuật thấp cùng với tỉ lệ thành công của phẫu thuật cao. Điều trị hở van hai lá can thiệp gồm phẫu thuật và sửa van qua da.

  • Phẫu thuật sửa van: Đây là phương án được ưu tiên lựa chọn hơn nếu cấu trúc van thích hợp để sửa. Trường hợp nếu van hư nặng, vôi hóa nhiều không thể sửa thì các bác sĩ bắt buộc phải thay van nhân tạo. 
  • Sửa van 2 lá qua da (MitraClip): Bác sĩ sẽ đưa một ống thông theo mạch máu ở đùi đi vào tâm nhĩ trái, xuống thất trái, tiếp theo bác sĩ đưa 1 kẹp bằng kim loại vào giữa 2 mép van tim chỗ bị hở và kẹp lại. Phương pháp này không sửa van triệt để được như phẫu thuật mổ tim hở, nên chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhân nặng không thể phẫu thuật được.

Với những trường hợp hở van 2 lá nặng cần điều trị bằng phẫu thuậtVới những trường hợp hở van 2 lá nặng cần điều trị bằng phẫu thuật

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hở van 2 lá. Đây là căn bệnh nguy hiểm và ở giai đoạn đầu sẽ không có những biểu hiện rõ ràng. Vì vậy, hãy luôn kiểm tra sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở khám chữa bệnh uy tín với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao sẽ là địa chỉ tốt nhất để để mọi người thăm khám sức khỏe.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,021

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám