Khám thai tuần 16 gồm những gì?

Nguyễn Thị Thu Hiền

05-04-2022

goole news
16

Khám thai tuần 16 gồm những gì? Thai nhi ở giai đoạn này sẽ phát triển như thế nào? Mẹ bầu cần chuẩn bị gì trước đi khi khám thai tuần 16?

Thai nhi tuần thứ 16 bắt đầu chuyển giao từ thời kỳ “im hơi lặng tiếng” sang bắt đầu hoạt động. Các bộ phận của bé đã bắt đầu hoàn thiện dần. Xương đã cứng cáp hơn, các móng đã dài và cứng hơn. Vì thế khi đi khám thai tuần 16, mẹ sẽ dễ dàng phát hiện được những cử động của bé hơn. Vậy khám thai tuần 16 gồm những gì? Nên khám thai tuần 16 ở đâu? Cùng tìm hiểu trong bài viết nhé. 

Khám thai tuần 16 bao gồm những gì

Khám thai tuần 16 sẽ bao gồm những gì? 

Khám thai tuần 16 gồm những gì?

Với những mẹ bầu lần đầu mang thai sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ khi đi khám thai. Tuần 16 là một trong 10 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần nhớ. Vậy khám thai tuần 16 gồm những gì?

Thông thường ở lần khám và siêu âm thai 16 tuần, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các bước thăm khám sau: 

a. Khám sức khỏe tổng quát

Trong tất cả các lần khám thai định kỳ thì đều có bước khám tổng quát đầu tiên. Bác sĩ sẽ hỏi mẹ bầu các thông tin về tình hình sức khỏe gần đây. Sau đó sẽ tiến hành đo cân nặng, chiều cao, huyết áp,….

b. Siêu âm dạng 2D

Bác sĩ sẽ cho mẹ bầu làm các siêu âm 2D để xác định mức độ phát triển của em bé. Thông qua siêu âm còn có thể tầm soát được các dị tật có thể xuất hiện ở thai nhi trong thời gian này.

Siêu âm 2D trong thời điểm này còn giúp mẹ xác định được bé là trai hay gái với tỉ lệ đúng cao. Nhưng các cơ sở y tế, bệnh viện sẽ không cho biết giới tính của thai nhi cho đến khi bé được 24 tuần trở lên. Tránh trường hợp các gia đình muốn bỏ bé vì giới tính không phù hợp với mong muốn. 

Siêu âm dạng 2D khi đi khám thai sản tuần 16

Siêu âm dạng 2D khi đi khám thai 

c. Thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu

- Xét nghiệm máu thì không phải mẹ bầu nào cũng phải thực hiện. Chỉ những trường hợp mà bác sĩ chỉ định, được dự đoán đang gặp các vấn đề về sức khỏe. Xét nghiệm máu sẽ cho biết nhóm máu và tình trạng máu của mẹ. Từ đó biết được mẹ có bị thiếu máu hay không, có đang mắc bệnh gì không. Sau đó sẽ có nhưng tư vấn cần thiết cho mẹ bầu như bổ sung viên tổng hợp sắt hay ăn gì để bổ sung máu tốt nhất. 

- Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bác sĩ biết được cả mẹ và bé có đang phát triển khỏe mạnh không. Cụ thể là mẹ có bị tiểu đường không, có bị nhiễm trùng đường nước tiểu không… Từ đó sẽ có những biện pháp ngăn chặn lây sang em bé. 

d. Thực hiện xét nghiệm Triple Test

Đây là 1 xét nghiệm khá quan trọng giúp tầm soát nguy cơ mắc các dị tật ở thai nhi như Down, Edward, dị tật ống thần kinh,... Xét nghiệm sử dụng máu của mẹ để phân tích, rất an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. 

Xét nghiệm Triple Test thường được chỉ định khi trong gia đình em bé có người bị tật bẩm sinh di truyền, mẹ bầu trên 35 tuổi, mẹ bầu bị tiểu đường hoặc tiếp xúc với phóng xạ liều cao trong thời gian dài…

 

Xét nghiệm Triple Test khi khám thai 

Mẹ bầu đi khám thai tuần 16 cần chuẩn bị những gì?

Nếu mẹ bầu đã nắm được khám thai tuần 16 gồm những gì rồi thì bây giờ cùng tìm hiểu những điều mà mẹ bầu cần chuẩn bị trước khi khám thai tuần 16 nhé. 

a. Kiểm tra kỹ lịch khám thai

Bình thường, mẹ bầu sẽ có 10 mốc khám thai quan trọng đã được sắp xếp từ trước. Nhưng sẽ có những phát sinh bất ngờ từ phía bệnh viện hoặc thai nhi. Nên mẹ bầu cần nắm rõ lịch khám thai của mình. Mẹ bầu có thể tiết kiệm thời gian khám thai bằng cách xác nhận lại lịch khám thai với bệnh viện để không phải chờ lâu và gặp đúng bác sĩ của mình. 

Kiểm tra lịch trước khi đi khám thai 

Kiểm tra lịch trước khi đi khám thai 

b. Đi vệ sinh trước khi siêu âm thai

Khi đi khám thai ở giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ yêu cầu uống nhiều nước và không được đi vệ sinh trước khi siêu âm. Bởi vì khi đó bàng quang sẽ được làm đầy hơn, đẩy tử cung mẹ bầu lên cao hơn. Các bác sĩ sẽ nhìn thấy em bé dễ hơn. 

Nhưng sang tuần thứ 16, tức là sau 4 tháng, thai nhi đã phát triển lớn hơn. Nên mẹ bầu cần đi vệ sinh trước khi siêu âm thai để bàng quang trống. Bác sĩ có thể nhìn thấy em bé dễ hơn. 

c. Vấn đề ăn uống

Trước khi đi khám thai, mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích. Nếu cần kiểm tra đường huyết thì mẹ bầu cần nhịn đói trước số tiếng mà bác sĩ yêu cầu. Còn nếu siêu âm 4D hay đo tim thai thì mẹ bầu hãy ăn no. 

d. Mặc trang phục thoải mái, tiện cho việc thăm khám.

Mẹ bầu có thể mặc váy hoặc quần áo thoải mái, sao cho tiện cho việc thăm khám nhất. Mẹ bầu cũng nên lựa chọn những đôi giày bệt êm chân, dễ mang vào, tháo ra để di chuyển thuận lợi.

Mẹ bầu nên mặc trang phục thoải mái khi đi khám thai

Mẹ bầu nên mặc trang phục thoải mái khi đi khám thai

e. Đừng quên mang hồ sơ khám thai và các kết quả xét nghiệm trước đó. 

Mẹ bầu nên mang theo những giấy tờ này khi đi khám thai tuần 16. Điều này sẽ giúp bác sĩ theo dõi kỹ càng và sát sao sự phát triển của thai nhi và thai kỳ của mẹ. 

Sự phát triển của thai nhi 16 tuần tuổi mẹ tham khảo

Khi đi khám thai tuần 16, mẹ sẽ nhận ra sự thay đổi rõ rệt về hình ảnh siêu âm, bao gồm:

  • Thay đổi về kích thước: ở tuần 16, chiều dài của thai nhi từ đầu đến mông khoảng 12cm và có khối lượng khoảng 100g. Mỗi ngày, tim bé bơm khoảng 25 lít máu để nuôi dưỡng cơ thể. Lượng máu sẽ còn tiếp tục tăng sau thời gian này. 
  • Thay đổi về cử động tay chân: xương của bé đã trở nên chắc hơn, chân tay đã dài hơn và chắc hơn, móng cũng có thể  bắt đầu mọc. Bé sẽ hình thành các phản xạ ở chân tay, có một số thai nhi còn có thể mút ngón tay cái. 
  • Thay đổi về mắt: khi bước sang tuần thứ 16, mắt của bé đã di chuyển đến gần mặt trước của đầu. Ngoài ra, mặc dù mí vẫn nhắm nhưng mắt của bé cũng có thể hoạt động từ bên này sang bên kia. 
  • Thay đổi về tai: tai của bé khi sang tuần 16 đã trở về đúng vị trí. Lúc này, bé đã bắt đầu nghe được giọng nói của mẹ. 
  • Thay đổi về biểu cảm: khi xem hình ảnh siêu âm thai, bạn có thể sẽ bắt gặp biểu cảm trên khuôn mặt con. Đôi khi còn còn như đang ngáp trong bụng mẹ nữa.

Khi khám thai tuần 16, mẹ bầu sẽ nhận ra những thay đổi. Có thể nhìn rõ con hơn, cảm nhận cơ thể con đang lớn dần. Và hạnh phúc khi thấy biểu cảm trên khuôn mặt con. 

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 16

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 16

Trải nghiệm khám thai tuần 16 tại bệnh viện Phương Đông

Mang thai và sinh con là một quá trình kỳ diệu nhưng cũng rất vất vả, gian nan, thậm chí là nguy hiểm. Thấu hiểu được điều đó, Phương Đông đã xây dựng một dịch vụ thai sản trọn gói giúp mẹ bầu an tâm, khỏe mạnh trong suốt thời gian thai kỳ và vượt cạn thành công, đón em bé chào đời.

Khám thai tuần 16 tại BVĐK Phương Đông

Khám thai tuần 16 tại BVĐK Phương Đông

BVĐK Phương Đông sở hữu hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại, thiết bị Y tế cao cấp chuyên nghiệp. Giúp mẹ bầu hưởng trọn vẹn các dịch vụ y tế chất lượng cao nhất như siêu âm, xét nghiệm thường quy, chạy Monitor, tiêm phòng, theo dõi tim thai…

Sức khỏe của mẹ và em bé sẽ được đảm bảo trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu sẽ nắm được những thay đổi trong cơ thể mình. Phát hiện và ngăn chặn ngay những dấu hiệu bất lợi ảnh hưởng xấu đến cả thai nhi và mẹ. 

Tận hưởng dịch vụ thai sản trọn gói

Khi đăng ký 1 trong 7 gói thai sản trọn gói tại Phương Đông, mẹ bầu có thể yên tâm vì sẽ được thăm khám, theo dõi, siêu âm, vượt cạn cùng các chuyên gia, bác sĩ khoa sản giỏi nhất, nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện phụ sản hàng đầu. 

Trong khoảng thời gian lưu viện, mẹ và bé sẽ được phục vụ, chăm sóc tận tình với đội ngũ điều dưỡng viên chuyên nghiệp. Mẹ bầu có thể nghỉ ngơi thảnh thơi và tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc chào đón con yêu ra đời. 

Tận hưởng dịch vụ thai sản trọn gói tuyệt vời tại Phương Đông

Tận hưởng dịch vụ thai sản trọn gói tuyệt vời tại Phương Đông

Nếu cần tư vấn về gói khám thai tuần 16 hay các dịch vụ thai sản khác, bạn có thể liên hệ với BVĐK Phương Đông theo hotline 1900 1806 để được giúp đỡ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

14,966

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám