Khó nuốt không phải biểu hiện quá nguy hiểm nếu do quá trình ăn uống. Song đây là tín hiệu cảnh báo các bệnh lý về não bộ, thần kinh ảnh hưởng đến chức năng nhai, nuốt thông thường của con người.
Khó nuốt bệnh gì?
Khó nuốt là tình trạng đồ ăn thức uống, nước bọt bị mắc kẹt ở cổ họng, gặp khó khăn khi di chuyển xuống dạ dày. Việc này xảy ra khi các cơ, dây thần kinh của miệng, cổ họng và thực quản thiếu sự phối hợp ăn ý.
Nuốt khó có thể là hệ quả của bệnh rối loạn hệ thần kinh và não bộ; hoặc rối loạn hệ thống cơ và tắc nghẽn cơ hầu họng, cơ thực quản. Tùy trường hợp, biểu hiện này có mức độ nguy hiểm khác nhau:
- Ho, nghẹn khi cố uống nước, thức ăn hoặc nuốt nước bọt.
- Nuốt khó khi ăn quá nhanh, nhai không kỹ không quá lo ngại.
- Nuốt khó thường xuyên có thể xuất phát từ bệnh lý, cần can thiệp điều trị.
Khó nuốt là hệ quả của rối loạn hệ thần kinh và não bộ
Khó nuốt đau cổ có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, song phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Nếu người trẻ nếu gặp tình trạng này, nguyên nhân có thể xuất phát từ các vấn đề liên quan đến rối loạn chức năng.
Phân loại nuốt khó
Dựa vào vị trí có thể phân loại 3 chứng nuốt khó như sau:
- Nuốt khó ở miệng xảy ra khi khoang miệng gặp khó khăn trong việc nhai đồ ăn, do chức năng phối hợp giữa lưỡi, hàm, răng sụt giảm. Tuyến nước bọt cũng có thể được kích thích sản xuất, giúp làm mềm thức ăn.
- Nuốt khó ở hầu họng hay nuốt khó chuyển giao khởi phát khi vấn đề vận chuyển thức ăn từ miệng xuống cổ họng gặp vấn đề.
- Nuốt khó ở thực quản do nhu động thực quản không thực hiện chức năng co bóp, làm hoạt động nuốt thức ăn, đồ uống bị ảnh hưởng.
Phân loại nuốt khó theo vị trí
Nguyên nhân gây chứng khó nuốt
Hoạt động nuốt cần được phối hợp với nhiều dây thần kinh, bao gồm cơ miệng, cổ họng và thực quản. Nếu xuất hiện bệnh lý gây ảnh hưởng đến các cơ, dây thần kinh, chức năng cơ bản này sẽ gặp trục trặc.
Rối loạn hệ thần kinh và não bộ
Những bệnh lý liên quan đến rối loạn hệ thần kinh và não bộ đều có thể gây cảm giác nuốt khó:
- Xơ cứng teo cơ một bên (ALS) khiến các dây thần kinh kiểm soát cơ bắp bị suy yếu.
- Não hình thành khối u (lành tính hoặc ác tính) làm gián đoạn tín hiệu thần kinh điều khiển các cơ vận động.
- Bại não là chứng rối loạn bẩm sinh khiến trẻ không tự chủ được trong việc điều khiển, phối hợp hoạt động các cơ.
- Sa sút trí tuệ là một trạng thái tinh thần, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh nhân gặp khó khăn trong vận động và điều khiển suy nghĩ.
- Xơ cứng rải rác thuộc nhóm bệnh tự nhiễm có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh não bộ, tủy sống.
- Parkinson là bệnh lý khiến mô não bị thoái hóa, người bệnh gặp khó khăn trong vận động, phối hợp cơ quan bên trong cơ thể.
Các bệnh rối loạn thần kinh và não bộ gây nuốt khó
Rối loạn về cơ
Một số bệnh lý rối loạn về cơ làm xuất hiện triệu chứng khó nuốt:
- Co thắt tâm vị là chứng rối loạn hiếm gặp, chỉ khởi phát khi các cơ thực quản - tâm vị không thực hiện chức năng co giãn chuyển thức ăn xuống dạ dày.
- Co thắt cơ nhẫn hầu là tình trạng co thắt bất thường khi cơ trên thực quản co thắt nhiều, khiến bệnh nhân cảm thấy khó nuốt ở cổ.
- Co thắt thực quản là tình trạng các cơ vòng thực quản phía dưới co thắt quá mức.
- Chứng loạn dưỡng cơ là nhóm bệnh di truyền, toàn thân bệnh nhân bị yếu đi theo thời gian.
- Nhược cơ là một bệnh tự miễn làm gián đoạn tín hiệu từ dây thần kinh đến cơ, bệnh nhân khó kiểm soát cử động.
- Viêm cơ là bệnh tự miễn, phần lớn xảy ra ở thực quản và vùng họng.
- Xơ cứng bì là một loại bệnh tự miễn, hình thành mô sẹo bên trong thực quản. Chính các mô xơ này sẽ ngăn thực quản co bóp, cản trở quá trình vận chuyển thức ăn xuống dạ dày.
Hẹp, tắc nghẽn
Tắc nghẽn, hẹp cổ họng, thực quản còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân nguy hiểm hơn như:
- Ung thư vùng đầu, cổ, trong đó phổ biến nhất là ung thư thực quản.
- Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan là tình trạng tích tụ lượng lớn bạch cầu trong thực quản.
- Túi thừa thực quản trong niêm mạc thực quản trở thành điều kiện lý tưởng cản trở thức ăn, khiến bệnh nhân có cảm giác vướng ở cổ họng.
- Vòng thực quản chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, song có thể do bẩm sinh, viêm trào ngược dạ dày hoặc viêm thực quản do dùng thuốc.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản làm axit dạ dày chảy ngược lên thực quản, làm tổn thương và hình thành mô sẹo, khiến cơ bản này ngày càng siết chặt và kích ứng.
Các nguyên nhân do hẹp, tắc nghẽn cổ họng và thực quản
Nguyên nhân khác
Nuốt khó còn có thể xảy ra sau quá trình viêm họng do liên cầu khuẩn, trải qua cuộc phẫu thuật đầu và cổ, thực hiện các biện pháp điều trị ung thư như xạ trị.
Triệu chứng nuốt khó
Nuốt khó thường đi kèm với những biểu hiện dưới đây:
- Nuốt đau.
- Không nuốt được.
- Thức ăn mắc nghẹn ở cổ họng, ngực hoặc sau xương ức.
- Chảy nước dãi.
- Khàn tiếng.
- Trào ngược.
- Ợ nóng.
- Sụt cân do không ăn được.
- Ho, nôn mỗi khi nuốt.
Triệu chứng kèm theo nuốt khó
Phương pháp chẩn đoán
Trước khi chỉ định các phương pháp xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng, khai thác tiền sử bệnh, thời điểm khởi phát. Tiếp đến đánh giá chức năng nuốt dựa trên kết quả các xét nghiệm như:
- Chụp X-quang thực quản, tiêm thuốc cản quang: Khảo sát tình trạng cử động nuốt vùng hầu họng và thực quản.
- Nội soi thanh quản được tiến hành để kiểm tra, phát hiện vấn đề bất thường trong cổ họng và thanh quản.
- Nội soi sợi quang đánh giá cử động nuốt, kiểm tra thức ăn có lọt vào đường thở hay không.
- Đo áp lực thực quản hỗ trợ chẩn đoán rối loạn vận động dạ dày, thực quản.
Biến chứng nguy hiểm
Khó nuốt về cơ bản không đe dọa đến tính mạng người bệnh, song có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe bệnh nhân. Một số biến chứng cần thận trọng như:
- Mất nước.
- Suy dinh dưỡng, sụt cân.
- Đường thở tắc nghẽn.
- Viêm phổi hít.
- Thủng thực quản.
- Nhiễm trùng huyết.
Biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
Phương pháp điều trị
Dựa vào kết quả xác định nguyên nhân, bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
- Điều trị bằng thuốc theo từng tác nhân gây bệnh: Dùng kháng sinh với virus, nấm; dùng thuốc kháng axit dạ dày cho chứng trào ngược dạ dày - thực quản; kiểm soát trào ngược axit với thuốc ức chế bơm proton. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Can thiệp nong thực quản với bệnh nhân bị co thắt thực quản, hẹp thực quản, rối loạn nhu động.
- Phẫu thuật ngoại khoa trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư thực quản, cần tiến hành cắt bỏ khối u kết hợp hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp điều trị giảm nhẹ.
Biện pháp phòng ngừa
Nuốt nghẹn do bệnh lý cần phòng ngừa bằng cách tầm soát sức khỏe định kỳ, trung bình 6 - 12 tháng/lần. Song với tác nhân sinh lý thông thường, bệnh nhân có thể chủ động với các biện pháp sau:
- Ăn chậm, nhai kỹ và nuốt từ từ.
- Ưu tiên đồ ăn mềm, tránh ăn hoặc uống đồ quá lạnh.
- Cắt nhỏ phần thức ăn dai, nhầy hoặc trơn.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh tức giận hoặc bức xúc.
Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ y tế tin cậy, kiểm tra và điều trị triệu chứng, bệnh lý liên quan đến khó nuốt. Khách hàng đặt lịch dịch vụ được cam kết thăm khám bởi chuyên gia hàng đầu lĩnh vực, trang thiết bị y tế hiện đại và tiên tiến.
Khám Tai - Mũi - Họng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Khó nuốt là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng khó khăn khi nuốt thức ăn, xảy ra do ăn nhanh nuốt vội hoặc bệnh lý ở thực quản, hầu họng. Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân không chủ quan, cần chủ động kiểm tra và điều trị trước khi diễn biến xấu.