Viêm phổi hít: Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán & điều trị

Thu Hiền

11-08-2023

goole news
16

Viêm phổi hít là căn bệnh tương đối phổ biến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Căn bệnh này có dấu hiệu dễ nhận biết, cần được can thiệp, chữa trị kịp thời để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm. Bạn hãy cùng Bệnh viện đa khoa Phương Đông tìm hiểu kỹ càng về căn bệnh này tại bài viết dưới đây để phòng ngừa, điều trị thật hiệu quả nhé.

Viêm phổi hít là gì? 

Đây là tình trạng mà người bệnh bị nhiễm trùng phổi bởi vì hít vào thứ gì đó. Ví dụ như chất nôn, vụn thức ăn, nước bọt, đờm dãi, nước uống,… Những thứ này thay vì đi xuống hệ tiêu hóa lại tiến vào trong phổi. Lúc này phổi sẽ bị viêm, đau và tổn thương, vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 

Viêm phổi hít là tình trạng nhiễm trùng phổi bởi vì hít phải thứ gì đóViêm phổi hít là tình trạng nhiễm trùng phổi bởi vì hít phải thứ gì đó

Bệnh còn được gọi với cái tên khác là viêm phổi kỵ khí, viêm phổi hít sặc, viêm phổi do rối loạn nuốt hoặc viêm phổi hoại tử. Bệnh là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong của người cao tuổi. Tuy nhiên, người trưởng thành và trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng này. Bệnh có 2 dạng chính thường được chẩn đoán và điều trị, đó là: 

  • Viêm phổi do sặc thức ăn/dịch tiết hầu họng: Nhiễm trùng hoặc tổn thương ở nhu mô phổi bởi vì lượng lớn vi khuẩn gây bệnh tiến vào phổi. 
  • Viêm phổi phổi vì các tổn thương do trào ngược dịch vị dạ dày: Mức độ tổn thương tùy thuộc vào số lượng acid dịch vị, tính chất và độ pH tràn vào phổi. 

Dấu hiệu của bệnh viêm phổi hít

Triệu chứng thường gặp của bệnh tương đối dễ nhận biết, không quá khó để người bệnh phát hiện. Tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian, đi kiểm tra sức khỏe nếu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh như: 

  • Khó thở, thở khò khè, thở nhanh. 
  • Ho khan, ho có đờm, ho tiết ra máu. 
  • Hơi thở có mùi hôi. 
  • Khó nuốt khi ăn uống, nuốt nước bọt thấy đau.
  • Thể trạng luôn thấy mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng, hay vã mồ hôi. 
  • Ăn không ngon, biếng ăn,… 
  • Tụt huyết áp, cơ thể/mặt mũi tái nhợt hoặc tím tái. 
  • Ốm liên tục, sốt cao. 
  • Áp tai vào phổi nghe thấy tiếng râm ran, tiếng nổ lách tách. 
  • Đau ở ngực. 

Có nhiều bệnh nhân không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào của bệnh bởi vì miễn dịch kém. Bác sĩ đã phát hiện ra bệnh sau khi người bệnh kiểm tra sức khỏe định kỳ, chụp X-quang. 

Nguyên nhân gây viêm phổi hít

Căn bệnh này xuất hiện khá phổ biến ở người già, bệnh còn xảy ra với bệnh nhân đang điều trị một số bệnh lý,… Nguyên nhân gây ra bệnh ở người trưởng thành, viêm phổi hít ở trẻ sơ sinh khá đa dạng. Cụ thể: 

Người đang sử dụng các thiết bị hỗ trợ y tế 

Bệnh thường xuất hiện tại bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý như lao não, bại não, xuất huyết não, đa u tủy xương hoặc phì đại cột sống cổ. Những bệnh này bệnh nhân cần phải sử dụng đến các thiết bị hỗ trợ y tế như:

  • Ống thông dạ dày. 
  • Máy thở.
  • Đặt nội khí quản. 

Sau một thời gian sử dụng các thiết bị hỗ trợ y tế này, cơ thể bệnh nhân thường phủ một màng sinh học chứa vô số vi khuẩn gây hại. Điều này là tác nhân chính dẫn đến viêm phổi hít. 

Các thiết bị hỗ trợ y tế là tác nhân chính có thể hình thành viêm phổi hítCác thiết bị hỗ trợ y tế là tác nhân chính có thể hình thành viêm phổi hít

Hít phải dịch mũi họng có chứa vi khuẩn 

Một số người bệnh bị trào ngược dạ dày, hẹp tắc đường tiêu hóa, rối loạn nuốt, tật hàm nhỏ, tật lưỡi lớn, viêm lợi hoặc sâu răng,... cũng có xác suất cao bị bệnh. Nhóm đối tượng này thường hít phải dịch mũi họng có chứa vi khuẩn. 

Vệ sinh kém 

Chăm sóc răng miệng kém cũng là nguyên nhân chính dẫn đến vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển ở hệ hô hấp. Người cao tuổi có hệ miễn dịch kém rất dễ bị bệnh bởi vì nguyên nhân này. 

Viêm phổi hít ở trẻ sơ sinh 

Trẻ sơ sinh có xác suất cao bị bệnh này bởi vì thiếu oxy, hít phải phân su khiến bản thân suy hô hấp. Ngoài ra có không ít trẻ còn nuốt nước bọt, đờm dãi,… vào phổi bởi vì sinh non, sứt môi, hở hàm ếch, mắc hội chứng Down hoặc dị tật thực quản dẫn đến viêm phổi hít. 

Say rượu 

Nhiều người trưởng thành cũng bị bệnh bởi vì cách sinh hoạt không lành mạnh, đặc biệt là uống rượu, say rượu. Sử dụng chất kích thích là tác nhân chính dẫn đến hệ tiêu hóa hoạt động có vấn đề, vô tình hít phải các chất như nước bọt, đờm, vụn thức ăn… vào phổi. 

Say rượu cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị viêm phổi hítSay rượu cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị viêm phổi hít

Chẩn đoán bệnh viêm phổi hít

Bác sĩ thường phát hiện bệnh sau khi khám sức khỏe cho người bệnh. Ngoài việc ghi chép các biểu hiện lâm sàng như hơi thở bất thường, nhịp tim nhanh, tiếng nổ lách tách ở trong phổi,… Bác sĩ còn chẩn đoán chính xác bệnh thông qua các phương pháp như: 

  • Chụp X-quang phổi
  • Cấy đờm tìm nguyên nhân khiến phổi nhiễm trùng. 
  • Kiểm tra dịch hầu họng.
  • Nội soi phế quản.
  • Xét nghiệm máu.
  • Kiểm tra phản xạ nuốt. 
  • Đo nồng độ oxy bão hòa trong máu. 

Để bản thân phát hiện bệnh từ sớm, can thiệp chữa trị hiệu quả, mọi người cần định kỳ kiểm tra sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần tại cơ sở y tế, bệnh viện uy tín. Đặc biệt là đơn vị chuyên nghiệp, có đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, trang bị nhiều máy móc hiện đại như Bệnh viện Phương Đông. 

Các biến chứng có thể gặp của viêm phổi hít

Căn bệnh này nếu không phát hiện, can thiệp, chữa trị kịp thời thì một số biến chứng nguy hiểm sẽ xuất hiện. Các biến chứng sẽ tác động tới thể trạng, sinh hoạt thường ngày của người bệnh, trường hợp nặng bệnh nhân còn dẫn tới tử vong. Gia đình, người quen của bệnh nhân nên gọi cấp cứu, tìm đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như sau: 

  • Viêm phổi áp xe.
  • Suy hô hấp nặng.
  • Viêm phổi có sốc nhiễm khuẩn.
  • Tím tái.
  • Thở rít.
  • Co thắt thanh môn.
  • Đau tức ngực. 
  • Sốc, co giật. 
  • Ớn lạnh, sốt cao.  
  • Khó thở, thở khò khè. 
  • Nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng máu
  • Nhiễm trùng các cơ quan khác có trong cơ thể. 
  • Tử vong. 

Các biện pháp điều trị bệnh viêm phổi hít

Bác sĩ sẽ tiến hành các bước xét nghiệm cơ bản, sau đó chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh để lên phác đồ điều trị viêm phổi hít hiệu quả và an toàn nhất cho bệnh nhân. Dưới đây là một số biện pháp chữa trị căn bệnh này thường được bác sĩ áp dụng: 

Trường hợp viêm phổi hít do dị vật

Bệnh nhân mắc bệnh bởi vì dị vật rơi vào khiến phổi nhiễm trùng thường được bác sĩ điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra, bác sĩ còn chữa trị bằng cách kết hợp kháng sinh Beta Lactam cùng với kháng sinh Aminosid hoặc Quinolon. 

Điều trị bệnh cho bệnh nhân hít phải dị vật còn sử dụng một số thuốc như long đờm, chống viêm, hạ sốt, điện giải và bù nước. Bệnh nhân sẽ nhận được đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình chữa trị. 

Trường hợp viêm phổi hít do rối loạn chức năng nuốt

Trường hợp bệnh nhân viêm phổi hít bởi vì rối loạn chức năng nuốt sẽ được bác sĩ ứng dụng phác đồ điều trị, phục hồi an toàn và hiệu quả như: 

  • Hỗ trợ bù khi nuốt.
  • Luyện tập trong quá trình nuốt.
  • Cải thiện chức năng và tăng cường các cơ nhai nuốt. 

Các liệu pháp này sẽ giúp bệnh nhân giảm vấn đề ứ đọng thức ăn trong miệng, sặc thức ăn vào phổi. Hơn nữa, người bệnh cũng nên thực hiện chế độ dinh dưỡng, ăn các món ăn mềm, lỏng thay vì ăn đồ đặc. 

Trong quá trình ăn, bệnh nhân cần tập trung, tuyệt đối không vừa ăn vừa xem điện thoại hoặc nói chuyện, xem tivi,… Sau khi ăn cũng nên ngồi nghỉ ngơi 30 phút. Gia đình, người chăm sóc bệnh nhân cũng nên học cách cấp cứu ban đầu nếu bệnh nhân bị sặc. 

Điều trị bằng cách thực hiện liệu pháp nhai – nuốt đúng cách Điều trị bằng cách thực hiện liệu pháp nhai – nuốt đúng cách 

Trường hợp viêm phổi hít do bị trào ngược acid dạ dày vào phổi

Trường hợp người bệnh bị viêm phổi hít bởi vì trào ngược acid dạ dày vào phổi thì cách điều trị sẽ có chút khác biệt. Bác sĩ thường chỉ định hút hầu họng, đặt nội khí quản và soi rửa phế quản cho bệnh nhân. Đặc biệt là người bệnh không tự mình thở được, bệnh nhân bị rối loạn tri giác… 

Trong quá trình soi rửa phế quản, bệnh viện cần cung cấp đủ oxy cho người bệnh. Sau khi soi rửa, bệnh nhân không được dùng thuốc kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn. Điều này sẽ dễ gây ra tình trạng kháng thuốc. Sau 48 giờ, nếu tình trạng viêm phổi hít không có dấu hiệu cải thiện thì bác sĩ mới chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. 

Thuốc kháng sinh phổ rộng thường được sử dụng cho bệnh nhân tới khi có kết quả nuôi cấy theo kháng sinh đồ. Lúc này người bệnh có thể dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, tuy nhiên thuốc phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. 

Điều trị viêm phổi hít bằng hút hầu họng, đặt nội khí quản và soi rửa phế quảnĐiều trị viêm phổi hít bằng hút hầu họng, đặt nội khí quản và soi rửa phế quản

Kinh nghiệm phòng ngừa viêm phổi hít

Căn bệnh này thực sự nguy hiểm nếu không phát hiện, chữa trị kịp thời. Chính vì thế, bạn nên phòng ngừa viêm phổi hít bằng nhiều cách để bảo vệ an toàn cho bản thân. Dưới đây là một kinh nghiệm bạn cần đặc biệt chú ý:

  • Người bệnh bị suy giảm ý thức, người có vấn đề với chứng khó nuốt không nên ăn uống bằng đường miệng. Bác sĩ có thể khuyến cáo mở thông dạ dày hoặc tá tràng để bệnh nhân có đủ dưỡng chất.
  • Nên chế biến, bổ sung các loại thực phẩm, chế biến thức ăn mềm, lỏng. 
  • Tập trung, ngồi đúng tư thế khi ăn uống.
  • Tuyệt đối không ăn nhanh, nuốt nhanh, không được lơ là khi ăn uống… 
  • Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên. 
  • Định kỳ tới nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng, hạn chế sự phát triển của bệnh lý răng miệng. 
  • Không hút thuốc, khạc nhổ bừa bãi. 

Bài viết này chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về viêm phổi hít. Bạn có thể thấy rõ đây là bệnh lý tương đối nguy hiểm, có nguy cơ trở nặng và ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không phát hiện, điều trị kịp thời.

Nếu bạn nhận thấy bất cứ biểu hiện nào của bệnh thì tìm đến Bệnh viện đa khoa Phương Đông để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé. Bạn có thể liên hệ hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám tại Phương Đông.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,727

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám