Mang thai tuần đầu và những lưu ý quan trọng cho các mẹ

Nguyễn Thị Vân Anh

28-09-2022

goole news
16

Trước khi được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra và siêu âm thai cơ thể mẹ bầu sẽ có một số dấu hiệu của mang thai tuần đầu. Nhận viết sớm biểu hiện này sẽ giúp chị em có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Cùng Bệnh viện ĐK Phương Đông tìm hiểu một số dấu hiệu nhận biết cũng như lưu ý khi mang thai.

Khi nào nên khám thai lần đầu?

Trong khoảng thời gian đầu mới có thai, bên trong cơ thể có sự hình thành hợp tử ở giữa trứng và tinh trùng sau đó hình thành nên phôi bào đi vào tử cung và đậu thai. Khi thai được khoảng một hai tuần quá trình này tiếp tục diễn ra nên siêu âm giai đoạn này sẽ không có kết quả chính xác mà còn gây ảnh hưởng tới bào thai.

Tuy nhiên, lúc này này cơ thể người mẹ sẽ có một số dấu hiệu ở mang thai tuần đầu hoặc tuần thứ hai đó là đau tức ngực, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, rỉ máu âm đạo,... Còn nếu như không có dấu hiệu như trên mà cơ thể có dấu hiệu thèm ăn, buồn nôn hãy tiếp tục theo dõi  và đến cơ sở y tế để khám.

Khi có các biểu hiện buồn nôn, uể oải nên đi khám để nhận biết mang thai

Khi có các biểu hiện buồn nôn, uể oải nên đi khám để nhận biết mang thai

Mang thai tuần đầu có biểu hiện gì để nhận biết

Nhiều chị em không khỏi băn khoăn mang thai tuần đầu có dấu hiệu gì để nhận biết từ đó đưa ra chế độ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn. Dưới đây là những biểu hiện căn bản của mang thai ở tuần đầu bạn có thể tham khảo:

Đau tức ngực

Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất, phổ biến nhất bởi khi cơ thể mang thai hormone bên trong cơ thể phụ nữ như Progesteron và hCG sẽ có sự thay đổi làm cho máu lưu thông nhiều, kích thích tế bào ngực sung lên và từ đó gây nên cảm giác đau tức ngực.

Nhiều chị em có hiện tượng đau tức ngực khi mang thai giai đoạn đầuNhiều chị em có hiện tượng đau tức ngực khi mang thai giai đoạn đầu

Chuột rút

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, trứng làm tổ ở tử cung nên chúng sẽ gắn chặt vào thành tử cung từ đó khiến cho tử cung kéo căng hơn bình thường và gây nên hiện tượng chuột rút. Đây cũng là một dấu hiệu bình thường khi mang thai tử cung giãn rộng ra hơn so với trước đây để phù hợp cho sự phát triển của thai ở giai đoạn tiếp theo.

Rỉ máu âm đạo

Một số sản phụ trong thời gian đầu mang thai có thể xuất hiện dấu hiệu ra máu âm đạo với lượng ít hơn so với chu kỳ kinh nguyệt. Bởi khi trứng làm tổ trong tử cung sẽ gây nên hiện tượng xuất huyết.

Cơ thể mệt mỏi

Trong khoảng một đến hai tuần đầu khi có thai cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ buồn ngủ và không có đủ sức lực để tập luyện, hoạt động như thường ngày do cơ thể dùng năng lượng của người mẹ cho sự phát triển tế bào thai. Ngoài ra, khi mang thai những thay đổi về hormone cũng làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi hơn.

Cơ thể chị em cũng mệt mỏi hơn khi mang thai Cơ thể chị em cũng mệt mỏi hơn khi mang thai 

Vú sẫm màu hơn

Khi những hormone bên trong người phụ nữ thay đổi sẽ làm cho các tế bào biểu bì của vú làm cho hắc sắc tố xuất hiện ở bề mặt da nhiều hơn khiến vụ đậm hơn. Hiện tượng này sẽ xuất hiện nhiều hơn khi thai nhi được 10 tuần tuổi.

Buồn nôn

Đây cũng là một trong dấu hiệu mang thai tuần đầu phổ biến mà mẹ bầu hay gặp phải. Người phụ nữ khi mang thai thường hay buồn nôn vào thời gian buổi sáng trong ngày nhất là khi có mùi thức ăn. Dây hiệu này cũng có thể diễn ra cả ngày và thường ăn xong là buồn nôn.

Thèm ăn

Vì cơ thể mẹ cần rất nhiều Carbohydrate để cung cấp cho sự phát triển của thai thế nên sẽ khiến cho các mẹ luôn có cảm giác thèm ăn hơn so với bình thường. Tùy vào từng người mà sẽ thèm ăn chua hay ăn ngọt. Ở thời gian đầu tiên các mẹ sẽ có cảm giác chán ăn nhưng sau khi cơ thể thích nghi hơn lại có cảm giác thèm ăn.

Chị em có cảm giác thèm ăn nhiều hơn mặc dù liên tục nôn óiChị em có cảm giác thèm ăn nhiều hơn mặc dù liên tục nôn ói

Đầy hơi

Sự thay đổi về hormone sẽ làm cho ống tiêu hoá của người mẹ bị cản trở nên dạ dày sẽ đầy hơi. Triệu chứng này sẽ gây nên hiện tượng khó chịu cho chị em ở giai đoạn mang thai này.

Tiểu tiện nhiều hơn

Do tử cung lớn dần để thích nghi với sự phát triển của bào thai nên bàng quan sẽ chèn ép từ đó khiến thận hoạt động nhiều hơn. Đồng nghĩa chị em mang thai sẽ phải đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đây cũng chính là lời giải đáp cho câu hỏi mang thai tuần đầu có đi tiểu nhiều không.

Đau đầu

Cơ thể cần nhiều dinh dưỡng và oxy hơn chi sự phát triển của thai nên máy sẽ phải lưu thông nhiều hơn. Điều này sẽ khiến cho cơ thể người phụ nữ xuất hiện các cơn đau ở mức độ nhẹ trong khoảng thời gian này.

Choáng váng

Hormone hCG trong cơ thể tăng lên khiến hiện tượng choáng váng sẽ xuất hiện với mẹ bầu ở thời gian đầu mang thai. Một số triệu chứng như đau tức ngực, đầy hơi, táo bón, đau đầy và khiến cho mẹ luôn thấy choáng váng, mỏi mệt.

Trễ kinh

Thông thường nếu trễ kinh quá 10 ngày sẽ là một dấu hiệu mang thai phổ biến đối với phụ nữ. Tuy nhiên, với người có kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt thưa hay chị em giai đoạn cho con bú trễ kinh có thể bị bỏ sót trong những trường hợp này.

Khi người phụ nữ có dấu hiệu thường gặp như đau tức ngực, buồn nôn, trễ kinh, mệt mỏi, ra máu âm đạo nhiều, tiểu nhiều, sốt khi mang thai tuần đầu hãy đến ngay cơ sở ý tế để thăm khám. Qua đó bác sĩ sẽ tư vấn lịch khám thai định kỳ để có được sức khỏe tốt nhất.

Kinh nguyệt trễ là dấu hiệu mang thai của chị emKinh nguyệt trễ là dấu hiệu mang thai của chị em

Mang thai tuần đầu cần lưu ý gì để an toàn

Những tuần mang thai đầu tiên, nhất là 12 tuần đầu sẽ là giai đoạn vô cùng quan trọng bởi thai nhi có kích thước rất nhỏ mẹ thường ít quan tâm tới chế độ ăn uống, nghỉ ngơi nên cũng nhạy cảm hơn từ tác động môi trường. Nếu như không chăm sóc tốt ở giai đoạn này, thai nhi có thể chậm phát triển, dị tật hoặc thậm chí là sảy thai sớm. Do đó, mang thai tuần đầu các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

Bảo vệ thai nhi trước các tác động xấu

Ở giai đoạn đầu tiên là giai đoạn dễ sảy thai nhất nhiều khi chị em sảy thai còn chưa biết bản thân mình mang thai. Do đó, việc đầu tiên cần làm đó chính là dựa vào ngày quan hệ và rụng trứng để có thể theo dõi và xem xét khả năng mang thai của mình. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sảy thai trong đó nguyên nhân không thể kiểm soát được như biến dị, sai lệch nhiễm sắc thể, môi trường, sức khỏe, dinh dưỡng,....

Dưới đây là những biện pháp giúp hạn chế nguy cơ sảy thai sớm ở trong những tuần đầu tiên:

  • Không nên mang thai và sinh con quá gần, tốt nhất là nên sinh cách nhau ít nhất 24 tháng để giúp sức khỏe không bị ảnh hưởng cả mẹ và thai nhi.
  • Các mẹ không nên sinh con ở độ tuổi từ 35 trở đi, mẹ mang thai có nguy cơ dị tật và nhiều biến chứng thai kỳ cao hơn.
  • Tránh các hoạt động mạnh gây ảnh hưởng tới động thai, sảy thai nhất là các môn thể thao vận động sử dụng sức lực như nhảy dây, leo núi, chạy bộ hay đạp xe….
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, tốt nhất là nên chọn các môn thể thao phù hợp với chị em mang thai như đi bộ, tập yoga,...
  • Nên tiêm phòng đầy đủ vắc xin trước và trong thai kỳ ở thời điểm thích hợp được khuyến cáo.
  • Hãy khám sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn và mang thai để phát hiện nguy cơ dị tật thai từ đó có biện pháp phòng ngừa tốt nhất.
  • Không nên sử dụng đồ uống có hại như rượu bia, thuốc lá hay tiếp xúc với hoá chất độc hại các tia bức xạ….
  • Giữ gìn sức khỏe tránh bệnh lý nhất là bệnh do virus có thể gây biến chứng chẳng hạn như sốt virus, cảm lạnh,...

Khi mang thai giai đoạn đầu cần phải giữ gìn sức khoẻKhi mang thai giai đoạn đầu cần phải giữ gìn sức khoẻ

Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Phụ nữ mang thai tuần đầu nên chăm sóc một cách toàn diện, ngoài việc hạn chế các nguyên nhân gây sảy thai, dị tật thai hay chậm phát triển, chị em nên quan tâm tới chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cụ thể như sau:

Bổ sung thực phẩm tươi giàu dinh dưỡng

Khi mang thai các mẹ bầu hay có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn thế nên hãy tăng cường bổ sung thực phẩm tươi ít gây kích thích đường ruột, thực phẩm giàu dinh dưỡng. Một số thực phẩm tốt cho thai kỳ có các chất như: sắt, canxi, protein, acid folic mẹ cũng nên quan tâm.

Uống sữa hoặc sử dụng thực phẩm dinh dưỡng kết hợp với chế độ ăn ở giai đoạn thai kỳ cũng rất cần thiết để mẹ bầu có đủ dinh dưỡng cho sức khỏe tốt nhất. Nên lựa chọn thực phẩm an toàn vệ sinh, sạch sẽ để có được sự an toàn cho sức khỏe mẹ bầu.

Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng trong quá trình mang thaiBổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng trong quá trình mang thai

Kiên thực phẩm có hại

Khi mang thai trong tuần đầu tiên, mẹ cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm như rau ngót, dứa gai, đu đủ xanh,... Bởi nếu ăn quá nhiều thực phẩm này sẽ dẫn tới đau bụng, khó chịu, co thắt tử cung và nghiêm trọng hơn là sảy thai. Về sữa uống dùng khi mang thai cần phải chọn sữa và các chế phẩm từ sữa đã được tiệt trùng để đảm bảo an toàn nhất không bị nhiễm khuẩn.

Giữ tâm lý thoải mái và yêu đời hơn

Tâm lý tích cực và thoải mái, vui vẻ yêu đời là yếu tố quan trọng để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh nhất. Khi phát hiện mang thai trong những tuần đầu, mẹ cần cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn ngủ sớm hơn và đủ giấc, hãy làm việc nhẹ nhàng để an thai và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, để có thể theo dõi và chăm sóc sức khỏe thai tốt hơn, bạn cũng cần nhớ hãy đi khám thai ở các mốc quan trọng. Qua đó, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe, sàng lọc dị tật thai để tư vấn và mẹ bầu có thể chăm sóc thai tốt hơn.

Giữ tâm lý thoải mái nhất khi mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển toàn diệnGiữ tâm lý thoải mái nhất khi mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển toàn diện

Một số câu hỏi thường gặp?

Mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm của chị em, có không ít đắn đo, suy nghĩ và lo lắng chị em quan tâm hàng ngày. Cụ thể dưới đây là một số câu hỏi phổ biến nhất như:

Trả lời: Mang thai tuần đầu có đau lưng không?

Mang thai tuần đầu thông thường sẽ chưa có hiện tượng đau lưng và chỉ diễn ra ở một số trường hợp. Hiện tượng đau lưng sẽ diễn ra khi chị em mang bầu ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ.

Mang thai thời gian đầu sẽ chưa có hiện tượng đau lưngMang thai thời gian đầu sẽ chưa có hiện tượng đau lưng

Giải đáp: Mang thai tuần đầu có đau bụng không?

Mang thai tuần đầu rất có thể xảy ra hiện tượng đau bụng bởi lúc này chị em có thể vận động mạnh gây nên hiện tượng đau bụng. Tuy nhiên, đau bụng râm râm và mất đi sau một thời gian chị em không nên lo lắng. Còn nếu như tình trạng đau bụng liên tục và kèm theo một số triệu chứng chị em nên đi khám càng sớm càng tốt.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ uy tín có nhiều năm kinh nghiệm có đội ngũ y bác sĩ giỏi. Cùng với đó là hệ thống máy móc, cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám và chữa bệnh. Đặc biệt, khi khách hàng đến khám thai các bác sĩ sẽ tư vấn nhiệt tình về chế độ chăm sóc, dinh dưỡng giúp bạn yên tâm với quá trình mang thai của mình hơn.

Hơn thế, với mức giá phải chăng, thủ tục đơn giản nhanh chóng hứa hẹn sẽ là nơi khám và chữa bệnh lý tưởng nhất cho khách hàng. Đơn vị cũng có nhiều chính sách ưu tiên với các trường hợp đặc biệt khó khăn.

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi chị em mang thai cần được giải đápCó nhiều câu hỏi đặt ra khi chị em mang thai cần được giải đáp

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về mang thai tuần đầu dấu hiệu và những lưu ý cần thiết nhất. Hy vọng chị em sẽ có thêm hành trang kiến thức để có kỳ mang thai khỏe mạnh nhất. Nếu có nhu cầu khám, điều trị bệnh hãy liên hệ hotline: 19001806 với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được đặt lịch sớm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,839

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám