Nanh sữa là gì?
Nanh sữa, nang lợi, nanh lợi là những cái tên thường được mọi người nhắc đến. Theo dân gian còn được gọi là đẹn, để chỉ một hay nhiều đốm nhỏ màu trắng trên lợi của trẻ sơ sinh. Đến nay, nhiều người vẫn lầm tưởng đây là biểu hiện của tình trạng thừa canxi ở trẻ sơ sinh, hay tưởng đó là vết đóng cặn của việc không vệ sinh răng miệng tốt hoặc một loại bệnh nguy hiểm nào đó.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân mọc nanh sữa là do trong quá trình hình thành mầm răng tại giai đoạn thai nhi. Các thành phần tế bào tham gia vào quá trình tạo mầm răng, không bị phá hủy hoàn toàn, mà vẫn nằm trong xương hàm và hình thành răng sữa.
Bản chất nang lợi là một loại nanh có vỏ mỏng, trong lòng chứa một loại chất là keratin. Nang lợi có màu trắng do các mảnh vụn tế bào, trong quá trình hình thành răng sữa sót lại ở xương hàm. Đó là sản phẩm thoái hóa của biểu mô sừng hóa.
Nếu nó xuất hiện trên vòm miệng, đó có thể là do tàn tích của các tế bào tuyến nước bọt phụ bị vùi xuống dưới niêm mạc trong thời kỳ bào thai.
Nang lợi mọc ở trẻ sơ sinh
Nanh nợi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Như đã nêu, về bản chất thì bệnh này ở trẻ sơ sinh lành tính không gây bất kỳ nguy hiểm nào. Trong trường hợp, phụ huynh chăm sóc miệng không đúng cách, khi con mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.
Khi gặp những trường hợp nêu trên, thì phụ huynh tránh hoang mang lo lắng. Đặc biệt là không nên tự ý nhổ nanh sữa cho bé theo những mẹo dân gian chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh truyền lại. Khi xử lý không đúng cách, không đảm bảo về mặt vệ sinh, thì làm cho tình trạng nhiễm khuẩn cao hơn, tiến triển nặng hơn, gây đau nhức kéo dài. Vì thế, việc mà bố mẹ cần làm ngay lúc này là đưa bé đến các phòng khám uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Nang lợi làm trẻ đau khó bú sữa mẹ
Dấu hiệu nhận biết nanh sữa
Nanh sữa ở trẻ sơ sinh có kích thước mỗi hạt từ khoảng 2 đến 3mm, thường có màu trắng hay vàng nhạt, trên nền lợi xung quanh màu hồng nhạt. Nang lợi thường có từ 0 - 3 tháng tuổi, một số trường hợp ít xuất hiện ở tháng thứ 8. Nanh sữa có thể hết sau vài tuần, tuy nhiên cũng có khi tồn tại suốt 5 tháng mà không gây hại, hay biến chứng gì cả.
Tuy nhiên, nó có thể phát triển kín đáo ngay trên răng trẻ, đến khi ba mẹ phát hiện, thì nó đã lớn và có những biến chứng bội nhiễm.
Các dấu hiệu mà phụ huynh cần nhận thấy khi con mình bị tình trạng này là:
- Quan sát một cách thường xuyên vào khoang miệng và lợi của trẻ, nếu có nanh thì người mẹ sẽ thấy những nốt tròn có màu trắng hoặc vàng nhạt mọc trên hai răng nanh.
- Hay thấy trẻ có biểu hiện bỏ bú hoặc giảm bú, bú đau dẫn đến trẻ khóc thường xuyên, cần phải kiểm tra khoang miệng của trẻ.
Đáng chú ý, khi phát hiện tình trạng này ở trẻ cần phải theo dõi vùng lợi xung quanh nanh. Để kịp thời phát hiện biến chứng bội nhiễm gây sưng và đỏ, làm trẻ đau.
Khó bú là một trong những dấu hiệu của nanh sữa
Có nên loại bỏ nanh sữa trẻ sơ sinh
Nếu không những vết thương ở vùng đó sẽ gây chảy máu, đau đớn cho trẻ và càng làm cho phụ huynh tâm lý lo lắng (không nên tự nhổ tại nhà). Phụ huynh có thể lựa chọn cách lấy nanh sữa ở trẻ sơ sinh như sau:
- Bước 1: Bôi thuốc tê lên nanh để giảm đau cho trẻ.
- Bước 2: Sử dụng một số dụng cụ nhọn làm rách vỏ (vô trùng). Nang sẽ tự vỡ tiết ra chất màu trắng hoặc vàng nhạt.
- Bước 3: Vết lợi chích sẽ tự động liền sau 1 – 2 ngày. Nhưng vẫn có thể mọc nanh ở vị trí khác.
Tiêm răng sữa cho trẻ chỉ có chức năng làm cho răng hết sún nhanh chóng, chứ không có tác dụng phòng ngừa. Vì vậy, nó sẽ tái phát sau khi chích nhưng ở vị trí khác. Trong dân gian cũng có những mẹo chữa nanh sữa cho trẻ sơ sinh để điều trị tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ không nên tự ý chích nhổ nang lợi cho trẻ sơ sinh vì nó sẽ nhiễm khuẩn nặng hơn khi không biết cách xử lý.
Chăm con thế nào khi bị nanh sữa?
Việc chăm sóc con khi bị tình trạng này phụ thuộc vào từng trẻ. Nếu nang lợi quá to gây khó chịu khi mẹ cho bú hoặc bé quấy khóc không cho bú do nanh nhiễm khuẩn, thì bắt buộc phải đưa trẻ đến khám bệnh.
Điều này là trường hợp hiếm khi xảy ra, vậy nên cha mẹ cần phải chăm sóc răng miệng cho bé mình đúng cách và theo dõi thường xuyên, cho đến khi nanh tự vỡ ra và biến mất.
Các bước chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh mọc nanh là:
- Bước 1: Trước khi vệ sinh lợi, khoang miệng cho con, phụ huynh nên chú ý vệ sinh tay thật sạch bằng xà phòng sau đó lau khô tay. Điều này nhằm mục đích tránh vi khuẩn từ tay phụ huynh xâm nhập vào miệng con.
- Bước 2: Dùng khăn mềm sạch hoặc gạc rơ lưỡi nhúng qua nước muối sinh lý 0,9%. Dùng nước muối vừa an toàn cho trẻ, vừa hiệu quả sạch khuẩn cao.
- Bước 3: Bế chắc trẻ bằng một tay, một tay luồn một ngón tay vào khăn hoặc gạc đã nhúng nước muối sinh lý. Nhẹ nhàng vừa trò chuyện vừa đưa ngón tay có khăn từ từ vào miệng bé. Lau cẩn thận trong khoang miệng, lưỡi rồi lau dần đến lợi bé, nhất là chỗ nanh sữa mọc. Động tác nhẹ nhàng để không gây tổn thương cho bé, nhưng phải nhanh tránh việc bé khó chịu không hợp tác. Phụ huynh nên vệ sinh cho bé ngày ít nhất 3 lần, hoặc sau khi cho bé bú để đảm bảo vi khuẩn không phát triển gây viêm loét miệng ở trẻ em.
- Bước 4: Sau khi làm sạch miệng cho bé, phụ huynh có thể massage quanh cơ miệng một chút cho bé. Xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ quanh miệng bé, rồi vuốt ngược lại từ dưới lên. Việc massage giúp cơ miệng của bé được thoải mái, dễ chịu. Không còn sợ hãi việc vệ sinh miệng.
Chăm sóc em bé đúng cách
Xử lý thế nào khi bé mọc nanh sữa?
Khi thấy dấu hiệu mọc nanh sữa, phụ huynh cần bình tĩnh và theo dõi trạng thái cơ thể của trẻ. Cần nhìn xem tình hình, nó có gây khó chịu hoặc đau nhức cho trẻ hay không để từ đó có thể có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu trẻ không quấy khóc vẫn bú sữa bình thường, thì người chăm chỉ cần vệ sinh răng miệng cho bé hằng ngày. Theo dõi tình trạng liên tục của trẻ, sau đó khoảng 1 – 2 tuần thì răng nanh sữa sẽ biến mất.
Nếu khi trường hợp trẻ bị đau nhức, khóc liên tục ảnh hưởng đến việc bú sữa, thì cần đưa đến phòng khám gặp bác sĩ, để kiểm tra xem có bị nhiễm khuẩn hay không. Tại phòng khám, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng và nhanh chóng can thiệp kịp thời, giúp bé có sức khỏe răng miệng và cơ thể được tốt nhất.
Trong trường hợp cần thiết thì bác sĩ sẽ nhổ nanh sữa. Thủ thuật này cần thực hiện phải chính xác để hạn chế gây tổn thương niêm mạc hay làm trẻ đau đớn quá mức.
Lau nang lợi cho bé giúp bé bớt khó chịu
Phát hiện và điều trị nanh sữa tại bệnh viện Đa Khoa Phương Đông
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng và triệu chứng của bé và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tại Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông, đội ngũ bác sĩ Nhi khoa chuyên môn cao cùng với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại sẽ là một lựa chọn thích hợp để thăm khám, lý tưởng cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
Quá trình phát hiện và điều trị nanh sữa tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông nhanh chóng, chuyên nghiệp nhất và luôn tối ưu hóa phương pháp điều trị để giảm thiểu những biến chứng cho trẻ. Để được tư vấn, các mẹ có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 1806 hoặc đăng ký trực tiếp tại khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông địa chỉ số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Lựa chọn phòng khám phù hợp để kiểm tra
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hiểu được nanh sữa là gì và những thông tin liên quan về dấu hiệu nhận biết cũng như cách xử lý và điều trị nanh sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn. Ngoài những kiến thức trên chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn bất kỳ thắc mắc nào của bạn về lĩnh vực y tế, sức khoẻ. Hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Phương Đông để được gặp nhân viên tư vấn của chúng tôi.