Nhau thai bám mặt trước - Những kiến thức quan trọng mẹ bầu cần biết

Thiên Hương

24-11-2022

goole news
16

Bạn đang mang thai và kết quả siêu âm cho thấy nhau thai bám mặt trước. Bạn không biết nhau thai bám mặt trước là sao, có tốt hay không, có sinh thường được không? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông nhé!

Nhau thai bám mặt trước là gì?

Nhau thai bám mặt trước là hiện tượng nhau thai phát triển ở trước thành tử cung của người mẹ hay có thể hiểu một cách đơn giản là nhau thai nằm ngay phía trước đầu của bào thai. Trong quá trình bác sĩ thăm khám, siêu âm người mẹ sẽ biết được tình trạng vị trí nhau thai bám này của mình.

Hình ảnh nhau thai bám mặt trước tử cung.

Thế nào là nhau thai bám mặt trước nhóm 1, 2 và 3 là gì?

Khi nghe bác sĩ nói về tình trạng nhau thai, các mẹ thường thắc mắc nhau thai bám mặt trước nhóm 1 là gì, nhau thai bám mặt trước nhóm 2 là gì?

  • Nhau thai trước nhóm 1 nghĩa là phần nhau thai này bám ở đáy tử cung.
  • Nhau thai trước nhóm 2 nghĩa là phần nhau thai này bám ở bờ dưới nhau qua nửa dưới thân tử cung.
  • Nhau thai trước nhóm 3 nghĩa là phần nhau thai này bám thấp hoặc nhau tiền đạo. Nhau thai trước nhóm 3 thường bào thai trên 20 tuần mới có thể xác định được.

Đối với mẹ bầu khi được bác sĩ chẩn đoán là nhau thai mặt trước nhóm 1, 2 và 3 cần thăm khám định kỳ đầy đủ để biết xem nhau thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé yêu hay không.

Giải đáp những thắc mắc về nhau thai bám mặt trước

Chắc hẳn nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy lo lắng không biết nhau thai bám ở vị trí này có tốt không, có ảnh hưởng gì đến bé yêu không, có sinh thường được không hay phải sinh mổ,... Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay dưới đây để mẹ bầu có thể hiểu rõ được tình trạng mang thai của mình: 

Nhau thai bám mặt trước có tốt không?

Thực tế cho thấy, vị trí nhau thai bám này được cho là an toàn nhưng một số ít tình trạng nhau thai bám thấp (nhau thai tiền đạo) sẽ gây nguy hiểm đến thai nhi hơn rất nhiều. Nó xảy ra khi, các bánh nhau bám ở phần dưới cổ tử cung. Khi gặp phải tình trạng này, bào thai sẽ phải đối mặt với hiện tượng ngôi thai bất thường, làm tăng nguy cơ huyết áp tăng cao dễ dẫn tới suy thai cực kỳ nguy hiểm. Do đó, trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định mổ lấy thai sớm để bảo đảm tính mạng cho cả mẹ lẫn bé.

Nhau thai bám mặt trước hay mặt sau tốt hơn là câu hỏi được mẹ bầu hỏi nhiều trong quá trình khám thai. 

Bên cạnh đó, nhau thai bám ở vị trí này thường làm tăng những cơn đau đẻ, đây được cho là nguyên nhân gián tiếp gây ra những cơn đau, khó chịu ở phần thắt lưng cũng như chuyển dạ chậm trong quá trình sinh nở. Thông thường, trong khoảng tuần thai thứ 22 mẹ bầu sẽ bắt đầu thấy thai máy. Song đối với trường hợp nhau thai bám ở vị trí như trên, có thể phải tới tuần thứ 24, thứ 25 các mẹ mới cảm nhận được em bé trong bụng mình máy nhẹ. Nếu qua tuần thứ 25, mẹ bầu vẫn thắc mắc nhau bám mặt trước khi nào thai máy, hãy trao đổi điều này với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn một cách cụ thể.

 

Nhau thai bám mặt trước mẹ có sinh thường được không?

Như đã nói ở trên, vị trí nhau thai bám mặt trước thường các mẹ bầu sẽ cảm nhận được em bé nháy đạp muộn hơn so với các vị trí nhau thai bám khác. Trong trường hợp bào thai phát triển khỏe mạnh trong bụng, sản phụ không nên quá lo lắng chuyện sinh nở của mình. Bởi trong trường hợp này, việc sinh thường hay sinh mổ còn do nhiều yếu tố khác nữa. 

Mẹ bầu không nên quá lo lắng về vấn đề sinh thường hay sinh mổ mà hãy đặt sự tin tưởng của mình vào chỉ định của bác sĩ. 

Trong trường hợp nhau thai chặn ngay cổ tử cung của người mẹ khiến con đường sinh thường bị cản trở, việc sinh tự nhiên là hoàn toàn không có khả năng và bác sĩ sẽ yêu cầu mổ lấy thai. Nhưng mẹ bầu đừng vì điều này mà lo sợ, tránh ảnh hưởng đến tâm lý bản thân cũng như làm em bé trong bụng không được vui. 

Để biết chính xác và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các mẹ cần thăm khám sức khỏe một cách tổng quát. Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định mẹ dùng phương pháp sinh thường hay sinh mổ. 

Vị trí bám của nhau thai có ảnh hưởng đến em bé không?

Việc nhau thai bám mặt trước có thể sẽ khiến mẹ bầu gặp một số vấn đề như sau:

  • Cử động của bé mẹ sẽ khó cảm nhận được hơn

Nhau thai bám ở vị trí này sẽ trở thành tường thành ngăn cách giữa bé yêu với tử cung của người mẹ. Vì thế, cử động của bé yêu mẹ bầu sẽ khó cảm nhận được hơn, thậm chí là không thể cảm nhận thấy bất cứ cú đạp nào kể cả lúc đó đã là giữa thai kỳ. 

  • Khó nghe được nhịp tim của bé

Bác sĩ sẽ rất khó nghe tim thai của bé khi mẹ bầu có nhau thai mặt trước, gây cản trở trong việc chẩn đoán và phát hiện tình hình sức khỏe của em bé.

  •  Thủ thuật y khoa bị cản trở 

Chính điều này đã khiến không ít mẹ bầu lo lắng đến việc, nhau thai mặt trước mẹ có đẻ thường được không. Nếu bé bị ngôi trước, tức mông ra ngoài thì vị trí nhau thai bám như vậy sẽ khiến việc đưa bé ra ngoài bị cản trở phần nào. Mặc dù như vậy, vào giai đoạn cuối thai kỳ nha thai trở về vị trí phía sau, mọi chuyện sẽ được giải quyết một cách dễ dàng. 

Mẹ bầu nhau thai bám mặt trước cần lưu ý những gì? 

Để mẹ bầu thoát khỏi nỗi lo nhau thai bám mặt trước, mẹ cần chú ý một số chỉ dẫn dưới đây của bác sĩ:

  • Trong suốt thai kỳ cần thăm khám định kỳ một cách đầy đủ.
  • Tránh vận động quá nhiều trong suốt thai kỳ.
  • Thai kỳ 9 tháng 10 ngày mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Lên kế hoạch ăn uống, rèn luyện và nghỉ ngơi phù hợp với thể trạng của mẹ bầu. Chọn những thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều hoa quả, rau xanh và các loại ngũ cốc nguyên hạt, uống đủ nước, cung cấp thêm nước ép hoa quả, nước dừa, bổ sung sắt, axit folic, canxi ở dạng hữu cơ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ và tổng hợp.
  • Trong quá trình mang thai, nếu xuất hiện tình trạng đau bụng, chảy máu âm đạo một cách bất thường cần đến bệnh viện ngay lập tức. Hơn thế, những triệu chứng như đau lưng, đau thắt tử cung hay những cơn đau khác ở vùng bụng mẹ bầu cũng cần nói rõ cho bác sĩ, tránh trường hợp bong tróc nhau thai mà không hay biết.

Phần lớn, các vấn đề về nhau thai khó can thiệp một cách trực tiếp nhưng để có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Phụ nữ nên mang thai ở độ tuổi thích hợp.
  • Bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể cũng như sự phát triển của em bé.  
  • Trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng chất kích thích.
  • Tránh những cơn xốc nảy mạnh bất thình lình như đi ô tô, máy bay.
  • Giảm hoàn toàn những cử động đột ngột khi đang mang thai. 

Mẹ bầu nên gạt bỏ nỗi lo nhau thai bám mặt trước có nguy hiểm không mà điều cần làm là  khám thai định kỳ để phát hiện sớm những bất thường về ngôi thai. 

Bên cạnh đó, nhiều mẹ thắc mắc nhau thai bám mặt trước nên nằm như thế nào? Đối với vị trí nhau thai bám thế này, hiện chưa có một minh chứng khoa học nào nói về tư thế ngủ tốt cho cả mẹ và bé. Thế nhưng, tư thế ngủ tốt nhất trong các giai đoạn của thai kỳ dù nhau thai bám trước hay bám sau là nằm nghiêng về phía bên tay trái. Tư thế nằm này sẽ giúp người mẹ hô hấp dễ dàng hơn vì tử cung đã được giảm áp lực. 

Những biến chứng của nhau thai bám mặt trước hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Bởi tất cả những gì mẹ bầu cần làm là tin tưởng và tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ lành nghề trong việc chăm sóc, quan tâm và theo dõi tình hình mẹ và bé luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng một cách tận tình nhất.

Mọi thắc mắc và cần tư vấn bất cứ điều gì, mẹ bầu đừng ngần ngại mà hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 19001806 hoặc điền thông tin tại phần Đặt lịch khám để được hỗ trợ nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
93,748

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám