Nhau thai bám thấp có thực sự nguy hiểm như lời đồn?

Thiên Hương

24-11-2022

goole news
16

Mẹ bầu lo lắng không yên khi được bác sĩ chẩn đoán nhau thai bám thấp. Vậy tình trạng này có nguy hiểm đến mẹ và bé hay không? Cùng tìm hiểu với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông nhé!

Nhau thai là gì?

Nhau thai hay còn có tên gọi khác là rau thai, bánh nhau được hình thành và phát triển trong tử cung của mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Bộ phận này giữ vai trò vô cùng quan trọng, bởi chẳng những có tác dụng cung cấp oxy, nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bào thai phát triển, loại bỏ chất thải của em bé mà còn là hàng rào bảo vệ thai nhi để chống lại tình trạng truyền nhiễm từ cơ thể người mẹ. Bánh nhau khi hình thành sẽ bám vào thành tử cung của người mẹ và dây rốn của em bé cũng sinh ra từ đó.

Nhau thai sẽ nặng khoảng 500g khi được đủ ngày đủ tháng.

Thông thường, rau thai sẽ bám ở mặt trước, mặt sau hay đáy của tử cung. Thế nhưng, cũng có một số trường hợp nhau thai bám thấp sát lỗ cổ tử cung, điều này gây ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của thai nhi.

Những điều cần biết về hiện tượng nhau thai bám thấp

Mẹ bầu đã hiểu nhau thai bám thấp là gì, vì sao nó lại bám thấp, dấu hiệu nhận biết hiện tượng này,… hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tìm hiểu rõ những vấn đề này ngay dưới đây:

Nhau thai bám thấp là gì?

Nếu bào thai phát triển bình thường thì bánh nhau sẽ được bám ở đáy tử cung về phía bên trái hay bên phải. Trong suốt thai kỳ, khi tử cung được kéo giãn, bánh nhau sẽ di chuyển lên trên hoặc sang hẳn một bên. Còn nhau thai bám thấp tức một phần bánh nhau gắn ở dưới tử cung, gần cổ tử cung thay vì đáy tử cung như bình thường.

Do đây là hiện tượng rau thai nằm sát lỗ cổ tử cung nên dễ bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung, dễ dẫn đến tình trạng xuất huyết. Vì thế, nhau bám thấp là dạng nhẹ của nhau tiền đạo.

Dựa vào khoảng cách của bánh rau đến lỗ trong cổ tử cung mà nhau tiền đạo được chia làm 4 loại:

  • Loại 1 -  Nhau bám thấp: Bờ dưới bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung nhưng chưa đến lỗ trong cổ tử cung, cách lỗ trong cổ tử cung dưới 2cm.
  • Loại 2 – Nhau bám mép: Bờ dưới bánh nhau bám đến sát lỗ trong cổ tử cung.
  • Loại 3 – Nhau tiền đạo bám trung tâm: Bờ dưới bánh nhau phủ qua và che kín một phần lỗ trong cổ tử cung.
  • Loại 4 – Nhau tiền đạo trung tâm: Bánh nhau phủ qua và che kín hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung.

4 loại nhau tiền đạo.

Vì sao nhau thai bám thấp?

Hiện nay, nguyên nhân nhau thai bám thấp vẫn chưa được tìm ra một cách rõ ràng. Thế nhưng, trước nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, bởi sự thiếu hụt dinh dưỡng ở mặt đáy tử cung mà bánh nhau buộc phải mở rộng diện tích nên mới dẫn tới hiện tượng này.

Bên cạnh đó, cũng có một số yếu tố có thể dẫn tới tình trạng này bao gồm:

  • Người mẹ trên 35 tuổi.
  • Tử cung, cổ tử cung của người mẹ bị viêm nhiễm hoặc dị dạng.
  • Có sẹo mổ u xơ tử cung, mổ tạo hình tử cung, chửa góc tử cung, kiểm soát tử cung, bóc rau nhân tạo,…
  • Tiền sử mẹ bầu sảy thai, nạo hút thai và đẻ nhiều lần.
  • Khu niêm mạc đáy tử cung tuần hoàn bị giảm sút
  • Mẹ bầu hút thuốc lá hay chất kích thích, chất gây nghiện.
  • Lần mang thai trước xuất hiện nhau tiền đạo.

 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rau bám thấp vẫn chưa được tìm ra.

Cách nhận biết nhau thai bám thấp

Trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ nếu sản phụ xuất hiện triệu chứng ra huyết âm đạo, không kèm theo đau bụng, máu ra đỏ tươi sau khi ra đông lại thành cục thì cần đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Bởi đây chính là dấu hiệu của nhau tiền đạo.

Siêu âm được cho là phương pháp vừa an toàn vừa hiệu quả trong việc xác định nhau tiền đạo ở bà bầu. Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể dễ dàng xác định được bánh nhau bám ở vị trí nào trong tử cung cũng như biết sự phát triển và khảo sát hình thái của em bé.

Ngoài chảy máu âm đạo, mẹ bầu khi thấy dấu hiệu sau cũng cần đến bệnh viện ngay:

  • Tử cung bị đau nhói, co thắt.
  • Sau khi giao hợp bị chảy máu.
  • Nửa sau của thai kỳ bị chảy máu trong.
  • Đi lại nhiều, làm việc nặng,… bị chảy máu.

Nếu thấy âm đạo ra máu đỏ tươi sau khi ra đông lại thành cục, mẹ bầu nên đến bác sĩ sản khoa thăm khám. 

Nhau thai bám thấp có sao không?

Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không là quan tâm cả các mẹ bầu khi gặp phải tình trạng này. Về vấn đề này, các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành đã nghiên cứu một cách rõ ràng và cặn kẽ. Theo đó, khi bị tình trạng này cả mẹ bầu và bào thai trong bụng đều phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. 

Điều đầu tiên cần phải nói đến là tình trạng băng huyết trong thai kỳ, khi chuyển dạ sinh con và sau khi sinh vài giờ. 

Nguy cơ cho mẹ

  • Thiếu máu: Mẹ bầu bị nhau tiền đạo, trong suốt thai kỳ rất dễ chảy máu nhiều lần làm gia tăng nguy cơ thiếu máu, điều này dễ dẫn đến sinh non. Nặng hơn, nếu mẹ bị thiếu máu nặng, thai nhi trong bụng sẽ chậm phát triển.  
  • Xuất huyết khi sinh: Khi chuyển dạ, bánh nhau bị bóc tách sớm sẽ khiến mẹ bầu bị mất máu nhiều, có thể dẫn đến tử vong. Trong trường hợp sinh mổ, sau khi mổ bóc tách khối rau sẽ làm cổ tử cung chảy máu nhiều, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu băng huyết nặng, mẹ bầu có thể phải cắt bỏ tử cung của mình.
  • Nguy cơ sinh mổ gia tăng: Nhiều sản phụ bị nhau tiền đạo được bác sĩ chỉ định nhập viện sớm để theo dõi nhằm hạn chế tai biến sản khoa cũng như phương pháp sinh là sinh mổ.

Nguy cơ cho thai nhi

  • Thai nhi suy dinh dưỡng, chậm phát triển: Bào thai bị tình trạng này là do mẹ thiếu máu. Nặng hơn có thể dẫn đến suy thai vô cùng nguy hiểm.
  • Sinh sớm: Các bác sĩ sẽ chỉ định sinh sớm khi người mẹ ra máu quá nhiều, bằng phương pháp sinh mổ. Tuy nhiên, trẻ sinh non thường gặp một số vấn đề sức khỏe như cân nặng không đủ và suy đường hô hấp.
  • Không thuận ngôi thai: Nhiều người cho rằng, chính việc nhau thai bám thấp đã làm cản trở việc bào thai quay đầu về vị trí thuận.

Mẹ bầu bị nhau tiền đạo, cả mẹ và bé đều phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị nhau thai bám thấp

Bên cạnh những yếu tố như độ tuổi và sức khỏe của bào thai, vị trí bám của rau thai và em bé thì yếu tố chính được cho là quyết định đến phương pháp điều trị nhau tiền đạo của bác sĩ là lượng máu bị chảy của mẹ bầu, cụ thể như sau:

Không chảy máu hay chảy máu rất ít

Mẹ bầu bị nhau thai bám thấp không chảy máu hoặc chảy máu rất ít, bác sĩ sẽ đề nghị người mẹ chỉ đứng hay ngồi khi cần thiết và nghỉ ngơi,  tĩnh dưỡng tại giường nhiều hơn. Đồng thời, tránh vận động và quan hệ tình dục trong toàn thai kỳ. Trong quãng thời gian này, khi thấy ra máu người mẹ cần đến cơ sở y tế thăm khám càng sớm càng tốt.

Chảy máu nặng

Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện theo dõi và chăm sóc một cách kịp thời. Mẹ bầu có thể cần truyền máu khi bị mất máu quá nhiều và khi cần, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc nhằm ngăn ngừa tình trạng chuyển dạ sớm.

Đối với em bé đã đủ 36 tuần tuổi, mẹ bị chảy máu nặng bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Khi sinh sớm được chỉ định, để tăng tốc độ phát triển của phổi em bé có thể phải tiêm corticosteroid. 

Chảy máu không kiểm soát

Lúc này mẹ bầu sẽ được chỉ định sinh mổ khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị rau bám thấp dựa vào lượng máu bị chảy của mẹ bầu.

Những thắc mắc thường gặp về nhau thai bám thấp

Việc được chẩn đoán nhau thai bám thấp khiến không ít mẹ bầu băn khoăn nên ăn gì, kiêng gì, có nên uống nước dừa hay sinh thường được không?... Sau đây những lo âu của mẹ bầu sẽ được giải đáp: 

Rau bám thấp nên ăn gì và kiêng gì? 

Thực tế, việc ăn uống của mẹ bầu bị nhau tiền đạo chưa có một chỉ dẫn cụ thể nào nhưng nếu bị tình trạng này, mẹ bầu cần tuân thủ một số chỉ dẫn của bác sĩ dưới đây một cách nghiêm ngặt:

  • Lên thực đơn ăn uống một cách lành mạnh và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
  • Trao đổi trực tiếp với bác sĩ sản khoa về việc sử dụng thuốc bổ như sắt, axit folic và canxi ở dạng hữu cơ để cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn.
  • Khi thấy âm đạo bị xuất huyết, mẹ bầu cần đi kiểm tra ngay.
  • Dành thật nhiều thời gian nghỉ ngơi và tuyệt đối không lo lắng.
  • Tránh vận động mạnh, hạn chế đạp xe, đi xe máy trong suốt thai kỳ.
  • Không giao hợp nhằm ngăn ngừa tình trạng xuất huyết xảy ra.
  • Xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc sinh thường hay sinh mổ.  

Bố mẹ thắc mắc, “Nhau thai bám thấp có quan hệ được không?” thì câu trả lời là “Không” nhé!

Đặc biêt, nhau thai bám thấp có nên uống nước dừa không là một trong những câu hỏi được các mẹ bầu tìm kiếm nhiều hiện nay. Như chúng ta đã biết, nước dừa giàu protein, natri, photpho, vitamin C, B1, B6, chất xơ, kali, magie, canxi, kẽm. Vì thế mà đây được cho là một loại thức uống tốt cho bà bầu. 

Tất cả những lợi ích mà nó mang lại như tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện lượng nước ối, bổ sung điện giải, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ và lợi tiểu. Bởi thế, bà bầu bị nhau bám thấp vẫn có thể uống nước dừa. Vì cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra nước dừa có tác động tiêu cực đối với bà bầu nhau tiền đạo.

Nhau thai bám thấp có sinh thường được không?

Trường hợp không có các vấn đề sức khỏe và chỉ định đi kèm như người mẹ khỏe mạnh, bé đã trưởng thành, nhau thai bám không quá thấp thì mẹ bầu có thể sinh thường. Tuy nhiên, trong trường hợp sinh thường này, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều rủi ro như khi chuyển dạ, trong quá trình sinh và vài giờ đầu sau sinh mẹ bầu có thể bị xuất huyết nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn cả là có thể dẫn tới tử vong khi không được can thiệp kịp thời.  Vì thế, để “mẹ tròn con vuông”, trước khi sinh mẹ bầu cần thảo luận với bác sĩ chuyên khoa để cân nhắc trước mặt lợi và mặt hại giữa việc sinh thường và sinh mổ.

Nhau thai bám thấp mẹ bầu nên lưu ý những gì? 

  • Khi mẹ bầu được bác sĩ chẩn đoán là nhau tiền đạo, mẹ cần chú ý đến tình trạng xuất huyết âm đạo của mình. Nếu thấy tình trạng này ngày một nghiêm trọng, cần cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
  • Nhau tiền đạo không có biện pháp chữa khỏi. Mục tiêu của việc điều trị là hạn chế và kiểm soát lượng máu bị chảy cho đến khi thai đủ ngày đủ tháng hoặc có khả năng sống sót sau sinh.
  • Với những trường hợp nhau bám thấp trung tâm, bán trung tâm và mổ cấp cứu khi ra huyết âm đạo hiện nay đã rất phát triển, mẹ bầu có thể yên tâm.
  • Với một thai kỳ nguy cơ cao cần khám thai định kỳ và theo chỉ định của bác sĩ.

 

Nhau thai có vấn đề bà bầu cần thăm khám theo chỉ định của bác sĩ sản khoa. 

Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, việc khám thai định kỳ là điều vô cùng quan trọng, nhất là đối với những bà bầu bị nhau thai bám thấp. Nhờ đó, sẽ phát hiện sớm được những dấu hiệu bất thường và có cách kiểm soát tốt, hạn chế biến chứng nguy hại cho cả mẹ lẫn bé yêu. Ngoài ra, bác sĩ khuyên khi mẹ bầu đi tiểu, thấy máu xuất hiện không kèm theo dấu hiệu đau bụng cũng cần đến bệnh viện kiểm tra kịp thời.

Bà bầu bánh nhau bám thấp bác sĩ cũng khuyên nên ưu tiên lựa chọn hình thức sinh mổ để đảm bảo cho mẹ và em bé. Do trường hợp này có thể sinh sớm trước từ 2 đến 3 tuần hay nhiều hơn. Bởi thế, mẹ bầu và gia đình cần lưu ý cũng như chuẩn bị tinh thần sẵn sàng lên bàn mổ bất cứ lúc nào.

Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với dịch vụ thai sản trọn gói sẽ giúp hành trình mang thai của bà bầu trở nên dễ dàng và an toàn hơn rất nhiều. Trong suốt quãng mang thai của mình, mẹ bầu sẽ được các chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành sản khoa thăm khám một cách kỹ càng cùng những tư vấn, hướng xử lý tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé.

Nhau thai bám thấp khá nguy hiểm đến sức khỏe của 2 cả mẹ con. Nhưng nếu được phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời thì không phải là tình trạng đáng lo ngại. Để thai kỳ an toàn, mẹ bầu nên thăm khám đúng lịch và đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. 

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ thai sản trọn gói hay có bất cứ thắc mắc cần tư vấn, mẹ bầu đừng ngần ngại mà hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 19001806 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

20,904

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

TTND.TS.BS.CKII

NGUYỄN HUY BẠO

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám