Băng huyết sau sinh - tai biến sản khoa nguy hiểm thường gặp

Nguyễn Thị Vân Anh

25-08-2022

goole news
16

Đối với các thai phụ, băng huyết sau sinh là một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu sau sinh. Nếu không có kiến thức về nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng này thì sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ lẫn bé. Chính vì thế, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ về băng huyết sau sinh là gì, nguyên nhân và cách đề phòng nhé!

Băng huyết sau sinh là gì?

Theo các bác sĩ, băng huyết sau sinh là tình trạng âm đạo của sản phụ chảy máu liên tục trong vòng 24 giờ sau sinh, số lượng máu hơn 500ml hoặc 1000ml đối với sinh mổ ảnh hưởng đến tổng thể. Đó là những tiêu chuẩn số đo quốc tế, tuy nhiên với phụ nữ Việt Nam, nếu mất từ 200-300ml máu cũng có thể gây ra việc rối loạn huyết động. 

Có 2 loại của tình trạng băng huyết sau sinh:

  • Chảy máu nhiều trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh được coi là băng huyết sớm. Đặc biệt, với sản phụ đã trải qua sinh mổ, xuất hiện hiện tượng máu chảy nhiều, màu đỏ tươi, đỏ bầm, kèm máu cục, máu loãng thì phải hết sức cẩn thận. Cảm giác mệt mỏi, tụt huyết áp, tái mặt, toát mồ hôi, tim đập nhanh,…
  • Nếu chảy máu nghiêm trọng sau 24 giờ đến 12 tuần sau khi sinh con được coi là băng huyết muộn sau sinh hay xuất huyết muộn sau sinh. Theo ước tính, chỉ sau 1-2 tuần sinh nở, hiện tượng băng huyết sẽ xuất hiện. 

Băng huyết là hiện tượng chảy máu liên tục trong vòng 24 giờ sau sinh Băng huyết là hiện tượng chảy máu liên tục trong vòng 24 giờ sau sinh 

Nguyên nhân dẫn đến băng huyết

Một vài những yếu tố dẫn đến nguy cơ băng huyết sau sinh:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi tỉ lệ bị băng huyết hậu sản càng cao, nếu sản phụ từ trên 35 tuổi thường dễ xuất hiện tình trạng này
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI): Béo phì, thừa cân là nguyên nhân biến chứng chảy máu ngay và sau sinh. Sản phụ có BMI >30 có nguy cơ băng huyết cao so với sản phụ có BMI trong ngưỡng 20-30.
  • Bệnh lý nội khoa: Tỷ lệ bị băng huyết ở nhóm sản phụ mắc tiểu đường type 2 là 34% so với nhóm không mắc bệnh tiểu đường là 6%.
  • Tiền căn băng huyết sau sinh: Sản phụ đã từng bị băng huyết trước đó sẽ tăng nguy cơ xuất hiện băng huyết sau sinh. 

Mặc dù tỷ lệ tử vong do xuất huyết ngay sau sinh đang cải thiện đáng kể, tuy nhiên băng huyết vẫn là mối lo ngại đến với nhiều phụ nữ mang thai. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra băng huyết sau sinh? Hãy cùng điểm qua 4 nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:

Đờ tử cung

Đây nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng xuất huyết. Hiện tượng này được chẩn đoán khi tử cung mềm, giãn và máu chảy tự do sau khi sinh dẫn đến cơ thể bị choáng.

Đờ tử cung xảy ra khi tử cung căng giãn quá mức, quá trình chuyển dạ quá nhanh. Trong trường hợp sản phụ có nguy cơ cao bị đờ tử sau sinh khi sinh đa thai (sinh đôi, sinh ba), em bé có kích thước trung bình lớn, sản phụ trên 35 tuổi, người mẹ từng sinh nở nhiều lần,…

Sự bất thường của bánh nhau

Gồm có 3 vấn đề thường gặp: nhau bong non, nhau tiền đạo, và nhau cài răng lược. Nhau bong non là việc nhau thai rời khỏi thành tử cung trước khi sinh, thường là 3 tháng cuối hoặc sớm hơn (tuần thứ 20). Triệu chứng bao gồm ra máu âm đạo, đôi khi kèm khó chịu và đau tử cung; đau bụng đột ngột hoặc liên tục.

Nhau bong non gây đau, khó chịu tử cung Nhau bong non gây đau, khó chịu tử cung 

Nhau tiền đạo là khi nhau thai bao phủ một phần (hoặc tất cả) cổ tử cung. Khi người mẹ sử dụng chất gây nghiện, hút thuốc hoặc từng phẫu thuật tử cung, nạo phá thai sẽ làm tăng nguy cơ của nhau tiền đạo.

Thông thường, nhau tiền đạo chỉ được phát hiện khi siêu âm. Trong nửa đầu thai kỳ, nếu tỉ lệ bám không cao, nó có thể tự điều chỉnh cho phù hợp. Còn trong nửa cuối thai kỳ, sản phụ có thể gặp trường hợp chảy máu âm đạo nhưng không có dấu hiệu đau đớn. 

Nhau tiền đạo giúp bao phủ một phần hoặc tất cả cổ tử cungNhau tiền đạo giúp bao phủ một phần hoặc tất cả cổ tử cung

Tử cung, âm đạo bị vỡ và rối loạn đông máu

Nguyên nhân dẫn đến việc tử cung, âm đạo bị vỡ hoặc rách được cho là khó đẻ cần sự can thiệp của thủ thuật. Trong các tình huống khác như quá trình đau đẻ quá nhanh, đẻ rơi cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường sinh dục.

Một trong những yếu tố gây nên rối loạn chảy máu là béo phì, bệnh tim, sốt khi mang thai và chảy máu trước khi sinh. Ngoài ra, rối loạn đông máu xảy ra khi nhau bong non, thai lưu hoặc nhiễm trùng. Tùy vào thể trạng và sự phục hồi khác biệt của mỗi người mà băng huyết sau sinh dẫn đến các biến chứng khác nhau. 

Rối loạn máu đông gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu Rối loạn máu đông gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu 

Băng huyết sau sinh được điều trị như thế nào?

Dựa vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng băng huyết mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Trường hợp băng huyết sau sinh do đờ tử cung:

  • Kích thích co thắt tử cung bằng xoa bóp hoặc thuốc tăng co bóp.
  • Dùng thuốc co hồi tử cung bao gồm oxytocin, methylergonovine, prostaglandin.
  • Truyền máu, dịch và các chế phẩm của máu.
  • Trong trường hợp bệnh nặng bệnh nhân sẽ phải: Phẫu thuật kẹp mạch máu tử cung gây chảy máu. Gây tắc động mạch tử cung, bao gồm việc đưa các mảnh nhỏ vào động mạch tử cung để ngăn máu đến tử cung. 
  • Sản phụ được chỉ định cắt tử cung nếu các phương pháp trên không có tác dụng.

Tình trang ra máu bất thường ở âm đạo, mẹ bầu cần lưu ýTình trang ra máu bất thường ở âm đạo, mẹ bầu cần lưu ý

Trường hợp băng huyết sau sinh do bất thường bánh nhau:

  • Với trường hợp băng huyết do sót nhau, sót màng: Cần truyền dịch tĩnh mạch ngay. Cho thuốc giảm đau và tiến hành kiểm soát tử cung. Dùng kháng sinh toàn thân. Theo dõi mạch, huyết áp, chảy máu và co hồi tử cung. Hồi sức truyền máu nếu thiếu máu.
  • Với trường hợp băng huyết do nhau không bong: Nếu chảy máu, tiến hành bóc nhau và kiểm soát tử cung, xoa đáy tử cung, hồi sức chống choáng và có thể sử dụng kháng sinh.
  • Nếu sản phụ bị nhau cài răng lược bán phần chảy máu hoặc nhau cài răng lược toàn phần, hãy đề nghị cắt tử cung.
  • Nếu chảy máu nhiều, cần phải hồi sức chống choáng, truyền máu và phẫu thuật. Duy trì gò tử cung theo nguyên tắc chung.

Trường hợp băng huyết sau sinh do tử cung, âm đạo bị vỡ hoặc rách:

  • Sau khi xử lý chung cần sử dụng các biện pháp phục hồi đường sinh dục.
  • Nếu bị tụ máu, tùy theo vị trí, kích thước và sự tiến triển của khối máu tụ để có phương pháp xử trí thích hợp.
  • Nguyên tắc chung là phải phá khối máu tụ và khâu cầm máu, tránh tái phát.

Đối với trường hợp băng huyết sau sinh do rối loạn đông máu, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân, các yếu tố đông máu và đưa biện pháp điều trị nội khoa bằng máu tươi cho mẹ bầu.

Băng huyết sau sinh có nguy hiểm không?

Như đã đề cập tình trạng chảy máu sau 24 giờ sinh đến 12 tuần sinh được coi là xuất huyết sau sinh muộn. Vậy nguyên nhân nào gây ra băng huyết muộn? 

  • Xuất huyết muộn sau sinh xảy ra nếu tử cung không co bóp bình thường sau khi bạn sinh con. 
  • Tình trạng nhiễm trùng cũng là yếu tố gây ra xuất huyết muộn sau sinh.
  • Sản phụ có nguy cơ bị băng huyết cao nếu bị rối loạn đông máu toàn thân. 

Theo các bác sĩ và chuyên gia, dù băng huyết sớm hay băng huyết sau sinh mổ hoặc sinh thường 1 tháng, đều nguy hiểm đến sản phẩm và có nguy cơ tử vong cao nếu không được xử lý kịp thời. Sau đây là những biến chứng nguy hiểm của băng huyết:

  • Lượng máu chảy ra quá nhiều mà không kịp thời đưa đến bệnh viện cầm máu sẽ gây mất máu trầm trọng và dẫn đến tử vong
  • Gây viêm nhiễm cho cơ quan sinh sản: Băng huyết nếu không được điều trị cẩn thận sẽ gia tăng rủi ro viêm nhiễm cơ quan sinh sản, buồng trứng, tử cung, ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.
  • Phụ nữ bị xuất huyết mà chủ quan không chăm sóc kĩ sau sinh, không thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến buồng trứng, tử cung thậm chí gây vô sinh hiếm muộn. 

Mẹ bầu cần chú ý khi cơ thể có bất kì dấu hiệu bất thường nào Mẹ bầu cần chú ý khi cơ thể có bất kì dấu hiệu bất thường nào 

Phòng tránh băng huyết sau sinh

Hiện nay, để khắc phục tình trạng xuất huyết hậu sản, chị em nên có những lưu ý trong cách chăm sóc sức khỏe sinh sản như:

  • Cần đi khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng và nhanh chóng đề phòng nếu biến chứng và những dấu hiệu có nguy cơ băng huyết xảy ra.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày để không bị viêm nhiễm, nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời ngăn chặn bệnh phụ khoa.
  • Sản phụ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng của mình, tránh để trọng lượng thai nhi quá to
  • Cần nhanh chóng đến các cơ sở có uy tín khi phát hiện chảy máu ở vùng kín, dịch tiết âm đạo có mùi hôi, đau bụng dưới. 
  • Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc phá thai nếu lỡ mang thai ngoài ý muốn, điều này vô tình dẫn đến nguy cơ băng huyết. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, chị em cần đến bác sĩ để được tư vấn kỹ càng.
  • Trong tình huống phát hiện mang thai ngoài ý muốn, nên đi khám tại bệnh viện có uy tín để có hướng xử lý phù hợp

Biện pháp phòng tránh băng huyết sau sinh Biện pháp phòng tránh băng huyết sau sinh 

Những câu hỏi xoay quanh băng huyết sau sinh

Ăn gì để không bị băng huyết sau sinh?

Ngay trong thời gian thai kỳ, sản phụ cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt là những thực phẩm có chứa nhiều sắt. Một vài thực phẩm khuyên dùng cho chị em như: thịt bò, gan động vật, các loại rau có lá màu xanh đậm, trừng, các loại trái cây như nho, chuối, đậu phụ, bí đỏ…

Điều trị băng huyết sau sinh ở đâu tốt?

Nhìn chung, sau sinh cơ thể của người mẹ sẽ có nhiều thay đổi, nếu không được chăm sóc khoa học sẽ dẫn đến các tai biến sản phụ nguy hiểm, điển hình là băng huyết sau sinh. Vì vậy, cần thường xuyên theo dõi sức khoẻ và nếu trường hợp băng huyết xảy ra, cần tới bệnh viện uy tín được điều trị và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tốt. 

Đến với Bệnh viện ĐK Phương Đông chúng tôi, bên cạnh việc được chăm sóc sức khỏe toàn diện, được tôn trọng và thấu hiểu, người bệnh còn được trải nghiệm những tiện ích hoàn hảo của hệ thống dịch vụ y tế chất lượng, được lựa chọn chế độ thăm khám, phòng nghỉ dưỡng cũng như chế độ chăm sóc theo yêu cầu với chi phí thấp, thông tin bệnh nhân bảo mật tuyệt đối. Với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị hiện đại được áp dụng vào điều trị sẽ đảm bảo trị liệu các bệnh lý phụ khoa cũng như sức khỏe sinh sản cho nữ giới. Để được tư vấn, đặt lịch khám nhanh chóng, Quý khách vui lòng gọi tới số 1900 1806. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,936

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

7 loại trái cây nên ăn tốt nhất sau sinh mổ

Đu đủ, bưởi, cam, quýt, táo, sung, chuối tiêu, na, dưa hấu,... là những hoa quả nên ăn sau sinh mổ, giúp phục hồi sức khỏe và tăng lượng sữa.

30-12-2020

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám