Nhiễm độc thai nghén là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Dương Minh Ngọc

18-08-2022

goole news
16

Nhiễm độc thai nghén không được chữa trị sẽ rất nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi. Dựa vào thời điểm xuất hiện, và mức độ tình trạng của bệnh, để có biện pháp phòng và điều trị căn bệnh này. Cùng tìm hiểu để biết thêm thông tin phòng ngừa căn bệnh này tránh gây hại cho thai phụ và thai nhi.

Nhiễm độc thai nghén là gì?

Nhiễm độc thai nghén hay ngộ độc thai nghén là một dạng bệnh lý phát sinh trong thời kỳ thai nghén của thai phụ. Tình trạng này xuất hiện trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Thai nhi trong người mẹ bị nhiễm độc sẽ nhẹ cân, chậm phát triển và có thể bị ngạt khi sinh.

Rối loạn co thắt các mạch máu, gồm cả mạch máu ngoại biên và mạch máu của nội tạng, dẫn đến các cơ quan nuôi dưỡng của thai nhi và thai phụ bị thiếu máu. Mẹ bầu không xử lý kịp thời sẽ để lại biến chứng về sau.

Nhiễm độc thai nghén là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầuNhiễm độc thai nghén là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu

Nguyên nhân gây ra nhiễm độc thai nghén

Hiện nay nguyên nhân khiến mẹ bầu nhiễm độc thai nghén vẫn chưa được làm rõ. Theo các bác sĩ, các yếu tố được xác định làm tăng nguy cơ ở các mẹ bầu gồm:

  • Thời tiết thay đổi.
  • Làm việc mệt mỏi, quá sức trong thời kỳ mang thai.
  • Người có thể trạng béo phì.
  • Thai phụ sử dụng những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ngộ độc.
  • Trong người mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp.

Làm việc quá sức là một trong những nguyên nhân gây bệnhLàm việc quá sức là một trong những nguyên nhân gây ra nhiễm độc thai nghén

Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén 

Biểu hiện nhiễm độc thai nghén của mỗi sản phụ là khác nhau, đa số đều có triệu chứng là: Choáng váng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn. Ngoài những biểu hiện chung như trên, ngộ độc thai nghén sẽ được chia ra 2 giai đoạn, với các biểu hiện khác nhau ở mỗi giai đoạn như sau:

Nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu

Đây là thời kỳ đầu khi mới bắt đầu mang thai, có một số mẹ bầu thì không có dấu hiệu nhiễm độc thai nghén. Nhưng hầu hết các mẹ sẽ có những biểu hiện nhiễm độc trong thai kỳ, tuy nhiên mức độ sẽ khác nhau:

  • Mẹ bầu nhiễm độc nhẹ: sẽ có hiện tượng ốm nghén. Cơ thể luôn mệt mỏi, buồn nôn, gầy, xanh xao…
  • Đối với mẹ bầu nhiễm độc nặng: thì sẽ có triệu chứng nôn mửa, ăn không được ngon, nôn hết khi ăn vào. Không được khắc phục sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng đến thai nhi.

 3 tháng đầu thai kỳ khi mẹ bầu nhiễm độc thai nghén sẽ nôn mửa nhiều lần

3 tháng đầu thai kỳ khi mẹ bầu nhiễm độc sẽ nôn mửa nhiều lần

Nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối

Vào thời kỳ cuối của thai kỳ, nhiễm độc thai nghén sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của cả sản phụ lẫn thai nhi. Một vài dấu hiệu có thể nhận biết bệnh ở giai đoạn này là:

  • Phù nề: Triệu chứng của phù nề thường bắt đầu từ nhẹ đến nặng, từ chân đến mặt hoặc phù cả người. Mẹ bầu sẽ thấy lõm khi ấn vào chỗ phù nề. Cơ thể sẽ tăng cân bất thường ở 3 tháng cuối này, dấu hiệu tăng nhanh khoảng 500 gram/ tuần cần đi khám để điều trị.
  • Tăng huyết áp: Huyết áp sẽ tăng đến 140/90 mmHg. Cần tìm ra phương pháp điều trị thích hợp để không để lại những hậu quả sau này.
  • Trong nước tiểu chỉ số về nồng độ protein tăng.

Ngoài những triệu chứng, biểu hiện trên mẹ bầu cũng cần phải lưu ý những vấn đề khác thường như: tim đập nhẹ, khó thở, mắt nhìn hơi mờ. 

Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán nhiễm độc thai nghénXét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán tình trạng nhiễm độc trong thai kỳ

Để chẩn đoán thai phụ có bị nhiễm độc thai nghén hay không, thì xét nghiệm nước tiểu là một phương pháp. Nếu nồng độ protein trong nước tiểu tăng cao vượt quá 0,3 g/l thì bà bầu phải theo dõi để kịp thời điều trị. 

Nhiễm độc thai nghén để lại biến chứng gì?

Tiền sản giật và sản giật là biến chứng sẽ để lại cho bà mẹ nếu tình trạng nhiễm độc thai nghén không được điều trị kịp thời.

Tiền sản giật

Người mẹ sẽ có biểu hiện choáng váng, mắt mờ khi nhìn, buồn nôn, trong nước tiểu nồng độ protein tăng 0,5 g/l, ít nước tiểu, phù nề ngày càng nặng. Thai phụ sẽ lên cơn sản giật nếu huyết áp tăng trên 160/100 mmHg, có điều trị nhưng vẫn tăng không giảm. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ mang thai sau tuần 20.

Sản giật

Hiện tượng này xảy ra ở cuối thai kỳ, khi mẹ bắt đầu chuyển dạ hoặc sau khi đẻ. Người mẹ sẽ lên cơn co giật, hôn mê, tăng huyết áp, protein niệu, thậm chí là phù nề. Đa số hiện tượng này xảy ra ở con so nhiều hơn con rạ và ở phụ nữ mang thai từ tuần 30 trở đi.

Mẹ bầu có thể hôn mê nếu bị sản giậtMẹ bầu có thể hôn mê nếu bị sản giật

Khi người mẹ bị sản giật toàn thân sẽ co cứng, mắt đảo lên trên, thân ưỡn ra sau, ngừng thở ngay sau đó, lúc sau chuyển sang co giật ở mặt, tay chân giật mạnh. Không cẩn thận sẽ cắn phải lưỡi và sùi bọt mép, mặt tái xanh rồi nhanh chóng chuyển sang xám xịt. Lúc sau co giật sẽ giảm dần, sản phụ hôn mê và thở rất mạnh. Hiện tượng này cần phải được xử lý ngay không thì sẽ dẫn đến suy tim, phù phổi thậm chí chảy máu não từ từ rồi tử vong.

Cách điều trị khi bị nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén kéo dài có thể đe doạ đến tính mạng của mẹ và bé, do đó, tình trạng bệnh này cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Dựa trên thời điểm xuất hiện và mức độ bệnh sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. 

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, lành mạnh. Không làm việc quá sức mình. Luôn giúp trạng thái vui vẻ, tránh căng thẳng.
  • Điều trị bằng thuốc: gồm 2 nhóm thuốc là lợi tiểu và hạ huyết áp. Do bác sĩ chỉ định dùng để kiểm soát triệu chứng phù nề và tăng huyết áp. Nhóm thuốc an thần và chống co giật được dùng để phòng và điều trị tiền sản giật.

Ngủ đủ giúp giảm ốm nghénNgủ đủ giúp giảm ốm nghén

Nếu trong lúc chuyển dạ, mẹ bầu bị ngộ độc thai nghén thì bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng nhiễm độc để thực hiện các biện pháp nội khoa kết hợp sản khoa phù hợp, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Mách mẹ cách phòng ngừa nhiễm độc thai nghén hiệu quả

Thai phụ đi khám định kỳ để nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì phải xử lý ngay. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần đề phòng chứng sản giật khi bị nhiễm độc thai nghén. Biện pháp phòng ngừa các mẹ có thể tham khảo: 

  • Theo dõi sức khỏe thường xuyên, đi khám đúng hẹn, gặp dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay để nhanh chóng được giải quyết.
  • Gặp bác sĩ chuyên khoa nếu phát hiện bị phù nề hay tăng huyết áp.
  • Làm theo sự hướng dẫn và điều trị trực tiếp từ các bác sĩ chuyên khoa.
  • Ăn uống đầy đủ, cân bằng chất dinh dưỡng.

Bị nhiễm độc thai nghén nên ăn gì?

Nhiều mẹ bầu lo lắng không biết khi bị nhiễm độc thai nghén nên ăn gì, bổ sung như thế nào? Theo các chuyên gia giải đáp, mẹ cần: Giảm lượng muối trong thức ăn; Ăn nhiều các thực phẩm như: hạt vừng đen, rau xanh, quả cà chua, rong biển, hạt tiêu, tỏi, đậu xanh, nấm đen,...; Nên chia ra làm nhiều bữa, tránh những lúc nghén để có thể dễ dàng trong việc ăn uống hơn.

Tăng cường ăn rau xanh giúp mẹ bầu tránh bị nhiễm độc thai nghénTăng cường ăn rau xanh giúp mẹ bầu tránh bị ngộ độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén là một bệnh rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Khi mang thai phụ nữ luôn phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi, cũng như những căn bệnh mang lại những nguy cơ khó lường. Chính vì thế đòi hỏi chị em phụ nữ luôn phải trang bị cho mình rất nhiều những thông tin hữu ích, lối sống lành mạnh và đặc biệt luôn luôn theo dõi thai kỳ của bản thân.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu về ngộ độc thai nghén hoặc các bệnh lý liên quan cũng như tìm kiếm giải pháp điều trị, bạn có thể liên hệ và thăm khám tại các cơ sở bệnh viện uy tín.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,709

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Mang thai

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám