Khi nào bé trai bắt đầu tuổi dậy thì?
Các bé nam sẽ bắt đầu dậy thì ở 9 - 15 tuổi. Đây là giai đoạn đánh dấu những biến đổi ở tuổi dậy thì nam rõ ràng nhất cả về cơ thể và tâm sinh lý. Với tốc độ phát triển vượt trội, trẻ có thể có xu hướng tự ti, thu mình lại, lo âu nhiều hơn và rất cần sự đồng hành của cha mẹ.
Kéo dài khoảng 5 năm, cha mẹ có thể nhận biết một số thay đổi về mặt sinh lý của bé nam sớm như sau:
- Xuất hiện mụn trứng cá
- Phát triển lông mu, có ria mép và râu
- Giọng nói trầm đặc
- Tinh hoàn và dương vật lớn hơn, có thể có phóng tinh lần đầu
- Thay đổi vóc dáng: chiều cao tăng nhanh, nặng cân hơn, vai mở rộng, cơ bắp phát triển,...
Nếu các cơ quan phát triển trước độ tuổi trên thì được coi là dậy thì sớm. Ngược lại, nếu sau 14 tuổi cơ thể con bạn mới có những sự thay đổi đầu tiên thì được gọi là dậy thì muộn.
(Hình 1 - Mọi nam nữ đều phải trải qua tuổi dậy thì đầy khó khăn)
Những biến đổi ở tuổi dậy thì nam về ngoại hình
Hormone sinh dục nam tiết ra nhiều hơn
Đây là một trong những biến đổi ở tuổi dậy thì nam mang tính chất chủ chốt nhất. Bởi trẻ chỉ bắt đầu dậy thì khi tuyến yên tiết ra hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) - hoạt chất khiến tinh hoàn phát triển và tạo ra hormone nam testosterone. Theo các bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, lượng hormone sinh dục nam lớn này sẽ khiến cơ thể bé thay đổi cả về bên trong và bên ngoài.
Mọc nhiều mụn trứng cá và có mùi cơ thể
Nội tiết tố và tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến các tuyến dầu nhờn trên da bị kích ứng. Điều này khiến da sản sinh quá nhiều bã nhờn, dầu thừa, lâu ngày dẫn đến bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và mụn phát triển.
Mặt khác, nam giới tuổi này khá hiếu động, yêu thích các hoạt động thể thao như đá bóng, bóng rổ,... chưa có ý thức vệ sinh da mặt kết hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam khiến nhiều bạn nam bị lên mụn trứng cá ở tuổi dậy thì.
(Hình 2 - Nam giới tuổi dậy thì bắt đầu có nhiều mụn hơn trên mặt)
Ngoài ra, không ít nam giới khi đang dậy thì có mùi cơ thể và phải bắt đầu dùng các sản phẩm khử mùi. Nguyên nhân là do testosterone hoạt động mạnh, kích thích tuyến bã nhờn tăng sinh khi cơ thể đổ mồ hôi sau hoạt động mạnh hoặc dưới thời tiết mùa hè sẽ sản sinh ra mùi hôi khó chịu.
Xem thêm: Hôi nách tuổi dậy thì là gì? Làm thế nào để điều trị dứt điểm
Mọc nhiều lông trên khắp cơ thể
Lông mu bắt đầu mọc ở bụng dưới, trên bìu, gốc dương vật và lông nách cũng mọc lên mạnh mẽ. Ngoài ra, nếu chú ý quan sát, cha mẹ có thể thấy lông mặt và ria mép của bé cũng xuất hiện. Đây là một trong số những biến đổi ở tuổi dậy thì nam đáng lưu ý.
(Hình 3 - Lông xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bé trai)
Chiều cao và cân nặng thay đổi
Hormone nam dồi dào khiến cơ thể của bé nở nang ở phần vai, hẹp dần ở phần eo, tạo thánh dáng tam giác ngược quen thuộc của người đàn ông. Cánh tay và chân cũng trở nên to lớn hơn.
Các bé trai có thể cao thêm khoảng 8 - 12 cm trong 1 - 2 năm nếu có dinh dưỡng tốt. Cân nặng cũng có sự thay đổi mạnh. Do đó, chỉ 1 - 2 năm này, các bạn nam sẽ cao lớn vượt trội hơn hẳn trước thời kỳ dậy thì.
(Hình 4 - Bảng chiều cao, cân nặng của nam nữ trong tuổi dậy thì)
Vỡ giọng, thay đổi giọng nói
Dây thanh quản rộng ra, dây thanh đới dày lên khiến bé trai bắt đầu vỡ giọng. Các bạn nam trong giai đoạn này có giọng nói trầm xuống, khàn hơn giống như người bị viêm họng đột ngột hoặc từ từ.
Đồng thời do kích thích thanh quản tăng lên nhanh và mạnh hơn nữ giới, cùng với cấu trúc nhô ra ở mặt trước của sụn giáp bao quanh, yết hầu sẽ nổi lên thành cục. Thông thường, kích thước của bộ phận này sẽ to lên đến tuổi trưởng thành do thanh quản tiếp tục phát triển.
(Hình 5 - Một số dấu hiệu về những biến đổi ở tuổi dậy thì nam)
Các nếp gấp thanh âm bên trong thanh quản dài và dày theo kích thước của thanh quản. Khi nói chuyện, tần suất rung của nếp gấp thấp nên đa số nam giới ở tuổi trưởng thành đều có giọng trầm thấp hơn.
Cơ quan sinh dục phát triển
Đây là sự thay đổi từ một đứa trẻ thành một chàng trai nhưng điều này cũng ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lý của bé trai. Bước vào tuổi dậy thì, tinh hoàn sẽ di chuyển từ từ xuống bìu. Một số nam giới có một bên tinh hoàn phát triển nhanh hơn bên kia khiến tinh hoàn bên cao bên thấp. Hiện tượng này là bình thường, không cần quá lo lắng.
Dương vật của bé sẽ to lên, có màu sậm hơn và có thể gặp phải tình trạng mộng tinh - dương vật cương cứng và xuất tinh trong lúc ngủ. Đây là tình trạng hầu hết các chàng trai đều gặp phải, cho thấy tính dục nam đang phát triển bình thường, không cần quá lo lắng. Ngoài ra, vào buổi sáng, dương vật cũng có xu hướng cương tự nhiên ngay cả khi cậu bé không nghĩ đến chuyện quan hệ tình dục.
Xem thêm: Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không? Cha mẹ làm gì để giúp con
Những biến đổi ở tuổi dậy thì nam về tâm lý
Hình thành quan điểm và ý kiến riêng
Nếu như trước đây, cha mẹ và những người xung quanh có thể quyết định hộ bé hoặc rất dễ dàng để khuyên nhủ bé thay đổi quyết định. Tuy nhiên, khi đã bước vào tuổi dậy thì, các bé có xu hướng trở nên độc lập và có suy nghĩ riêng nên dễ xảy ra các bất động ý kiến cùng các bậc phụ huynh hơn.
Trên góc độ khoa học, một trong số những biến đổi ở tuổi dậy thì nam là bé hình thành tư duy và nhận thức. Kết hợp với một phần kinh nghiệm và kỹ năng sống đã có, hầu hết các bé đã có quan điểm cá nhân. Nhưng cũng do tuổi còn nhỏ, chưa phát triển về tâm lý và nhận thức nên có thể bé vẫn sẽ có những nhận thức non nớt, suy nghĩ chưa thoả đáng.
(Hình 6 - Ở tuổi này, bé bắt đầu có những suy nghĩ riêng)
Lúc này cha mẹ nên tôn trọng, dành thời gian lắng nghe và đưa ra lời khuyên phù hợp. Các bậc phụ huynh có thể dẫn dắt bé bằng cách phân loại chuyện đúng, sai, điều nên làm và không nên làm trước để giúp con em mình hình thành nhân cách đúng đắn. Sau đó, cùng với sự phát triển của con, bạn có thể từ từ truyền thụ vốn sống và kinh nghiệm xã hội của mình cho bé.
Tò mò về người khác giới
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hormone, con trai bắt đầu có những tò mò, suy nghĩ khác về bạn bè khác giới. Bé có thể bắt đầu nảy sinh cảm xúc khác với bạn khác giới và muốn yêu đương trong thời kỳ này. Đây được coi là phần tự nhiên trong những thay đổi độ tuổi sinh lý của nam giới. Chính vì thế, bạn không nên cấm đoán hoặc ngăn cản quá mức.
(Hình 7 - Nam nữ giới tuổi này có thể có những suy nghĩ về giới tính đầu tiên)
Hãy lắng nghe cảm xúc và câu chuyện của con nhiều hơn. Đồng thời, bạn cũng nên cho con những lời khuyên trực diện về giáo dục giới tính, chuyện tình cảm, chia sẻ trải nghiệm tình cảm của chính mình,... để con mở lòng, tin tưởng và chia sẻ chuyện tình cảm cùng cha mẹ. Đồng thời, đây cũng là tiền đề để con có mối quan hệ tình cảm lành mạnh, trong sáng trong thời gian học tập.
Dễ kích động khi bị phê bình
Có quan điểm và bắt đầu có cá tính riêng khiến con trẻ hình thành một phần “cái tôi” và tâm lý người lớn chưa hoàn chỉnh. Điều này khiến bé có xu hướng phản đối, không dễ dàng chấp nhận những ý kiến, đóng góp từ những người khác.
Phản ứng của bé sẽ gay gắt hơn nữa nếu như bị cha mẹ phê bình trước đám ông, làm bé tự ti và xấu hổ hơn. Do đó, khi bé phạm lỗi, người lớn nên tìm không gian riêng, nói chuyện với bé, khéo léo chỉ dạy, tránh chỉ trích quá trực diện khiến bé nhận sai và thay đổi cách xử lý vấn đề.
(Hình 8 - Bé có thể dễ kích động hơn bình thường)
Những biến đổi ở tuổi dậy thì nam khiến bé thay đổi quá nhanh, quá nhiều còn được ví von như cuộc đấu trí giữa con trẻ và phụ huynh. Đặc biệt, việc các em bé hiện nay còn có xu hướng phát triển sớm, có suy nghĩ và lập trường rõ ràng nên không khuyến khích các biện pháp mạnh với các bé. Bạn có thể áp dụng các hình phạt giảm nhẹ như chơi game, giảm tiền tiêu vặt, viết biên bản kỷ luật, phạt làm nhiều việc nhà hơn,...
Tính cách được hình thành rõ ràng
Dưới sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, tính cách của bé trai trong thời điểm này cũng được hình thành rõ ràng hơn. So với khoảng thời gian trước dậy thì, bé có thể có sự chuyển biến khá rõ ràng trong tính cách.
Nếu nhận thấy con có những nét tính cách tiêu cực, cha mẹ nên tìm cách uốn nắn, từ từ đưa hành vi và suy nghĩ của bé về đúng hướng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên làm gương, cẩn thận trong hành vi, lời nói và tính cách để trẻ em học hỏi theo.
Đồng thời, bạn cũng nên quan tâm, tìm hiểu các mối quan hệ bên ngoài của con như môi trường sống, trường học,... để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Quan tâm nhiều hơn đến ngoại hình
Cùng với nhu cầu tình cảm, thể hiện bản thân tăng cao, trẻ em tuổi này sẽ quan tâm nhiều hơn đến ngoại hình của mình. Trong trường hợp tình cờ nghe thấy những lời chê bai về vóc dáng, bé dễ cảm thấy tự ti, lo lắng. Vì thế, cha mẹ nên hỗ trợ bé trong quá trình vệ sinh cơ thể, chăm sóc bản thân, chọn quần áo sao cho gọn gàng, thơm tho, tươm tất.
(Hình 9 - Bé có thể “điệu đà” và chăm chút cho ngoại hình nhiều hơn)
Khó kiểm soát cảm xúc
Tâm sinh lý bất ổn là một trong những biến đổi ở tuổi dậy thì nam điển hình nhất. Do ảnh hưởng của nội tiết tố nam, thay đổi trong tâm sinh lý khiến bé gặp khó khăn trong quản lý cảm xúc, kiểm soát tâm trạng và hành vi.
Điều này dẫn đến các bé có xu hướng nóng nảy, dễ cáu giận vì những chi tiết nhỏ. Lời khuyên dành cho các bậc làm cha làm mẹ trong thời gian này là cho trẻ tham gia các lớp học kỹ năng, cho trẻ đọc sách về quản lý cảm xúc giúp bé biết cách xử lý cảm xúc và ứng xử tốt hơn.
Đề cao cái tôi và muốn được công nhận
Trong giai đoạn đánh dấu sự hiếu thắng của các chàng trai, con bạn luôn khao khát được chú ý, được công nhận bởi những người xung quanh. Đồng thời, các bé cũng đặt nhận thức về cá nhân và ý kiến của mình lên cao.
Một số bé có xu hướng thể hiện năng lực cá nhân qua thành tích học tập, khả năng giao tiếp, các cuộc thi,... Nhưng không thể loại trừ một số bé thu hút sự chú ý bằng cách tham gia vào các cuộc ẩu đả, đua xe, cá cược,....
(Hình 10 - Các con rất muốn được chú ý và công nhận từ mọi người)
Muốn được tôn trọng và đối xử như người lớn
Khát vọng thầm kín của đa số nam sinh trong độ tuổi này là được tự làm nhiều việc theo cách của mình hơn. Hay nói cách khác là được tin tưởng và tôn trọng như người trưởng thành. Khi đó, bạn nên gợi ý cho con lập kế hoạch, đặt điều kiện với con,... để đồng hành cùng con trở thành người lớn thực thụ.
Lời khuyên dành cho con mẹ khi đang có bé trai đang dậy thì?
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đối mặt với những biến đổi ở tuổi dậy thì nam, bạn nên:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng các nhóm chất protein, vitamin, canxi, khoáng chất để đảm bảo cho xương khớp và cơ bắp của bé phát triển
- Ngủ sớm, dậy sớm, ngủ đủ 8 - 10 giờ/ ngày để duy trì trạng thái tinh thần sảng khoái, tỉnh táo và hỗ trợ cân bằng hormone
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
- Chuẩn bị và truyền thụ những kiến thức về dậy thì và giáo dục giới tính cho bé
- Xây dựng thói quen trò chuyện cởi mở, lắng nghe ý kiến của con, cố gắng nghe ý kiến của con và thấu hiểu trước khi đưa ra lời khuyên
Ngoài ra, cha mẹ có con trong tuổi dậy thì cũng có thể đưa bé đến Khoa Nhi của các Bệnh viện uy tín để được theo dõi và phát hiện sớm các bất thường (nếu có).
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi ở tuổi dậy thì?
Theo các Chuyên gia của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, quá trình dậy thì ở nam giới có thể bị ảnh hưởng bởi:
- Gen di truyền: Nam giới dậy thì theo độ tuổi nên những biến đổi ở tuổi dậy thì nam của con bạn có thể tương tự quá trình này ở ông, bố, anh,.... của bé
- Sức khoẻ: Đối với trẻ khoẻ mạnh, cơ thể bé sẽ phát triển nhanh và tốt hơn. Ngược lại, nếu bé bị bệnh hoặc có hệ thống miễn dịch kém thì bé sẽ dậy thì muộn và chậm phát triển hơn
- Môi trường và thói quen sống như: tập thể dục thể thao,...
Bên cạnh sự bầu bạn về mặt thể chất, điều kiện kinh tế, bạn nên dành thời gian để cùng con đối mặt với những vấn đề tâm lý tuổi dậy thì. Điều này vô cùng quan trọng bởi nếu bỏ lỡ, con cái bạn có thể hình thành những suy nghĩ tiêu cực và đời sống tinh thần không lành mạnh.
Trong trường hợp bạn gặp khó khăn khi kết nối, giao tiếp hoặc nhận thấy những bất thường trong tâm lý, hành vi của con thì có thể đưa con đến gặp các Chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời.
Giới thiệu về Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Tinh thần
Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Tinh thần Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những địa chỉ thăm khám, tầm soát và điều trị tổn thương về tâm thần chất lượng cao được nhiều khách hàng tin tưởng.
Đội ngũ bác sĩ tiêu biểu có thể kể đến Ths.BS Quách Văn Ngư, ThS.BSNT Nguyễn Đình Nam, ThS.Chuyên gia Hoàng Quốc Lân,... đã có nhiều năm đào tạo, nghiên cứu và thăm khám cho nhiều ca bệnh tâm lý - tâm thần thành công. Trong đó có điều trị các bệnh lý về tinh thần cho trẻ vị thành niên như stress, áp lực học tập, trầm cảm, rối loạn lo âu, nghiện game và mạng xã hội,...
Áp dụng các phương pháp điều trị mới như trị liệu nhận thức hành vi, trị liệu chánh niệm, trị liệu phỏng vấn tạo động lực,... Trung tâm đã thực hiện điều trị thành công cho nhiều ca “tâm bệnh”, giúp người bệnh trở lại với cuộc sống bình thường.
(Hình 11 - ThS.BSNT Nguyễn Đình Nam khám Tâm thần tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)
Mỗi bệnh nhân sẽ được thăm khám và điều trị theo các phác đồ cá nhân phù hợp. Đối với các ca trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ,... có thể sẽ phù hợp với biện pháp kích thích từ trường xuyên sọ. Đây là cách sử dụng từ trường để kích thích các nơron trong não, điều trị không xâm lấn, không dùng thuốc, cải thiện nhanh các triệu chứng buồn chán, lo âu, mất ngủ… mà không cần dùng thuốc, gây tác dụng phụ đến các cơ quan khác.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về những biến đổi ở tuổi dậy thì nam. Đây là giai đoạn khó khăn với trẻ nên cha mẹ cần có sự đồng hành, quan tâm hơn đến con để dễ dàng nhận thấy những thay đổi và hỗ trợ tốt nhất cho con, trở thành một người đàn ông mạnh mẽ, bản lĩnh.