Niêm mạc tử cung là gì?
Niêm mạc tử cung là một lớp mô bao phủ lấy toàn bộ bề mặt phía bên trong của tử cung. Hàng tháng, dưới sự tác động của hormone sinh dục nữ estrogen, lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên tùy theo từng thời điểm cụ thể trong tháng. Niêm mạc tử cung dày lên là dấu hiệu chuẩn bị cho việc thụ thai, phôi thai tiến vào làm tổ trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Mặt khác, nếu như trứng không gặp được tinh trùng để diễn ra quá trình thụ tinh thì lớp niêm mạc này sẽ bị bong tróc và thoát ra ngoài cơ thể. Đây chính là hiện tượng hành kinh ở chị em phụ nữ. Trong trường hợp nếu quá trình thụ thai diễn ra thì nội tiết tố nữ tiếp tục tác động để lớp niêm mạc này dày hơn và chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình làm tổ của thai nhi.
Lớp niêm mạc tử cung rất quan trọng trong quá trình thụ thai ở nữ giới.
Nội mạc tử cung có cấu tạo gồm 2 phần như sau:
- Lớp đáy (nội mạc căn bản): Phần này không chịu nhiều biến đổi trong mỗi kỳ kinh.
- Lớp nông (nội mạc tuyến): Đây là phần sẽ chịu sự tác động lớn ở kỳ kinh nguyệt.
Độ dày niêm mạc tử cung
Độ dày lớp nội mạc tử cung có sự thay đổi nhất định theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Độ dày cũng quyết định tới việc bạn có mang thai được hay không. Cụ thể độ dày của niêm mạc tử cung thay đổi trước, trong và sau kỳ kinh như sau:
Giai đoạn vừa hết kỳ kinh
Đây là lúc niêm mạc mỏng nhất và bắt đầu tái tạo lại độ dày. Độ dày nội mạc giai đoạn này chỉ khoảng 3 – 4mm, đủ để bao phủ toàn bộ mặt trong của tử cung.
Giai đoạn giữa chu kỳ kinh, trước thời điểm rụng trứng
Ở thời điểm này, niêm mạc tử cung chịu sự tác động từ hormone Estrogen và Progesterone nên độ dày tăng lên nhanh chóng cùng với đó là hiện tượng tiết dịch. Giai đoạn này, độ dày khoảng 8 – 12mm. Đây là độ dày thích hợp và lý tưởng nhất cho quá trình thụ thai.
Giai đoạn sau rụng trứng và trước lúc có kinh
Lớp niêm mạc phát triển dày hơn giai đoạn giữa chu kỳ kinh. Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có kinh là thắc mắc của nhiều chị em. Theo các chuyên gia, giai đoạn trước lúc có kinh nội mạc dày khoảng 12 - 16mm; nếu quá trình thụ thai không diễn ra, trứng không gặp được tinh trùng thì lớp niêm mạc này sẽ tự bong ra tạo thành hiện tượng kinh nguyệt ở nữ giới.
Như vậy, niêm mạc tử cung bình thường ở phụ nữ là mức 3-4mm khi vừa sạch kinh, khoảng 8-12mm ở giữa chu kỳ và trước khi trứng rụng, ở mức 12-16mm sau rụng trứng, trước khi xuất hiện máu kinh nguyệt. Một số trường hợp đặc biệt có niêm mạc tử cung bất thường như quá mỏng hoặc quá dày sẽ gây khó khăn cho việc thụ thai và bảo vệ thai nhi an toàn trong tử cung người mẹ.
Lớp nội mạc thay đổi độ dày trong chu kỳ kinh theo từng giai đoạn.
Độ dày niêm mạc tử cung ảnh hưởng sao đến việc mang thai
Lớp nội mạc tử cung đóng vai trò quan trọng, là nơi cho thai nhi làm tổ và cung cấp chất dinh dưỡng cho thai trong giai đoạn đầu. Sau khi trứng rụng, lượng tế bào chất sẽ tăng lên, glycogen, các chất béo được tích lũy trong tế bào, các mạch máu cung cấp máu cho nội mạc cũng tăng sinh dồi dào hơn. Tất cả là để chuẩn bị cho việc thụ thai thành công và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh.
Độ dày, mỏng của niêm mạc tử cung ảnh hưởng tới việc có thai và giữ thai như sau:
Niêm mạc tử cung quá mỏng
Thông thường, ở nữ giới lớp nội mạc dày nhất đo được là khoảng 12 - 16mm. Trường hợp người có nội mạc tử cung dày không quá 8mm thì được coi là niêm mạc tử cung mỏng. Nếu rơi vào trường hợp này bạn có hiện tượng như kinh nguyệt kéo dài, lượng máu kinh mỗi lần đến chu kỳ ít.
Niêm mạc tử cung mỏng có sao không? Vì niêm mạc tử cung là nơi để thai nhi làm tổ và lấy chất dinh dưỡng, nếu nó quá mỏng thì thai khó làm tổ. Nếu thai nhi đã có thể làm tổ trên lớp niêm mạc thì việc giữ lại thai trong suốt hành trình dài 9 tháng 10 ngày là khó thực hiện. Bởi khi thai lớn hơn đồng nghĩa với việc tăng về khối lượng và kích thước, một lớp niêm mạc quá mỏng sẽ không đủ khả năng để thai bám và cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai. Điều này dẫn đến hiện tượng thai chết lưu hoặc sảy thai.
Trả lời cho câu hỏi niêm mạc tử cung dày 6mm có thai không, các bác sĩ cho rằng đây là lớp nội mạc quá mỏng nên việc mang thai khó diễn ra. Nếu để tự nhiên mà không can thiệp phụ nữ sẽ có có bầu hoặc có cũng sẽ khó giữ được thai an toàn.
Nội mạc tử cung quá mỏng khiến chị em khó có thai.
Niêm mạc tử cung quá dày
Một người có lớp nội mạc tử cung trên 20mm được xem là quá dày. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lớp nội mạc dày quá mức là do dư thừa lượng estrogen trong cơ thể, khiến lớp nội mạc phát triển nhanh chóng và quá mức. Đây cũng là nguyên nhân gây cản trở quá trình làm tổ của thai nhi.
Ngoài ra, lớp nội mạc này quá dày còn gây ra hiện tượng mất cân bằng hormone, rong kinh, vô kinh thứ phát. Bên cạnh đó còn là triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn,... Đây đều là nguyên nhân khiến phụ nữ chậm có con.
Các bất thường về độ dày nội mạc tử cung chỉ được phát hiện qua siêu âm, do đó chị em độ tuổi sinh sản nên duy trì khám phụ khoa định kỳ để được chẩn đoán bệnh và can thiệp kịp thời.
Lớp nội mạc tử cung dày quá cản trở quá trình thụ thai.
Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?
Nội mạc tử cung có độ dày từ 8-10mm được coi là kích thước hoàn hảo nhất cho quá trình thụ thai ở phụ nữ. Đây là lúc mà trứng và tinh trùng thụ tinh thành công và có thể bám vào làm tổ, phát triển thành thai nhi khỏe mạnh. Sau khi bạn tính ngày là hết chu kỳ hành kinh trong tháng nhưng kinh nguyệt vẫn không đến và đo nội mạc tử cung dày khoảng 8-14mm thì tức là đã có thai.
Một số trường hợp bạn thấy chậm kinh và niêm mạc tử cung đo được dày khoảng 10mm cộng với kết quả thử thai lên 2 vạch thì là tín hiệu đáng mừng bởi bạn đã có thai. Việc cần làm là theo dõi thêm và giữ gìn sức khỏe cũng như thăm khám đúng lịch hẹn bác sĩ để đảm bảo em bé phát triển an toàn, khỏe mạnh.
Ngoài ra, nhiều chị em lo lắng khi thấy niêm mạc tử cung dày nhưng thai chưa vào tử cung lại trễ kinh, có thể có 2 trường hợp xảy ra là bạn đã có thai nhưng thời điểm siêu âm thai chưa vào tử cung hay thai lạc chỗ hoặc bạn thử hai lên 2 vạch dương tính giả. Tốt nhất lúc này bạn nên đi đến cơ sở y tế để xét nghiệm chỉ số beta HCG để được chẩn đoán và bác sĩ tư vấn cụ thể.
Cách khắc phục niêm mạc tử cung mỏng để có thai bạn cần phải bổ sung lượng estrogen phù hợp, uống thuốc và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp,... Tóm lại bạn cần đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân do thiếu máu, do nạo phá thai nhiều hay do thiếu hụt estrogen để có chỉ định phù hợp.
Với những người nội mạc tử cung quá dày có thể được các bác sĩ sử dụng hormone để thiết lập lại sự cân bằng của estrogen và progesterone giúp nội mạc có độ dày bình thường, người phụ nữ có cơ hội mang thai.
Ăn sầu riêng có thể cải thiện lớp nội mạc tử cung cho phụ nữ.
Niêm mạc tử cung là một phần quan trọng ảnh hưởng tới sự thụ thai và mang thai của phụ nữ. Để bảo vệ thiên chức làm mẹ của mình chị em nên đi khám định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp dịch vụ khám sản phụ khoa, khám sức khoẻ sinh sản uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm. Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần để đặt lịch khám.