Thắt ống dẫn trứng là thủ thuật được thực hiện khi người phụ nữ lớn tuổi, đã có đủ con và không có mong muốn có con nữa. Các bác sĩ sẽ thực hiện thắt vòi trứng lại, khiến 2 bên vòi trứng gián đoạn và không có thai tự nhiên được nữa (triệt sản nữ).
Trên thực tế, một số chị em lại cho rằng hoàn toàn có thể nối ống dẫn trứng sau triệt sản để có thai lại. Đây là nhận định sai lầm, tỷ lệ phẫu thuật nối ống dẫn trứng thành công vô cùng thấp. Ngay cả khi phẫu thuật thành công, trên ống dẫn trứng xuất hiện mô sẹo cũng khiến mẹ ít có cơ hội trải qua thai kỳ khỏe mạnh.
Nối ống dẫn trứng sau triệt sản là gì?
Nối ống dẫn trứng sau triệt sản là thủ thuật khơi thông đoạn vòi trứng nối từ buồng trứng tới tử cung để thụ thai trở lại. Đây là cách đầu tiên mà các chị em đã thực hiện thắt ống dẫn trứng muốn tiến hành để có thai tự nhiên. Tuy nhiên, các chuyên gia sản khoa cho rằng, phẫu thuật nối ống dẫn trứng không hề đơn giản, chứa đựng nhiều rủi ro và có tỷ lệ thành công thấp.
Phẫu thuật nối ống dẫn trứng thường được thực hiện bằng hình thức nội soi
Vì thế, nếu chị em mong muốn có thai thì thường được nhân viên y tế khuyến khích thực hiện thụ tinh ống nghiệm (IVF). Nguyên nhân là tỷ lệ có thai tự nhiên sau khi nối ống dẫn trứng ở Việt Nam chỉ 30%. Trong khi đó, tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm là 40 - 45% trên thế giới và 35 - 40% tại Việt Nam với bản chất thay thế được hoàn toàn vai trò của ống dẫn trứng trong chu kỳ thụ thai.
Nối ống dẫn trứng sau triệt sản có mang thai được không?
"Có thể", nhưng theo ý kiến của phần đông các chuyên gia Sản phụ khoa là không nên thực hiện. Vì hiệu quả mang thai hậu phẫu là khá thấp, đặc biệt thấp hơn nữa nếu sản phụ đã lớn tuổi.
Khi đó, giải pháp hàng đầu nếu các chị em muốn mang bầu là nên thực hiện thụ tinh ống nghiệm (IVF). Lý do là phẫu thuật ống dẫn trứng chỉ tác động đến phần vòi trứng chứ không ảnh hưởng đến kinh nguyệt, nội tiết tố và buồng tử cung.
Tỷ lệ mang bầu tự nhiên sau phẫu thuật là khá thấp
Đối với trường hợp này, IVF có thể thực hiện thay vai trò của ống dẫn trứng, trứng và tinh trùng được lấy ra, chọn lọc và thụ tinh tạo thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được đặt vào buồng tử cung để phát triển giúp bệnh nhân có nhiều cơ hội gặp con hơn.
Xem thêm:
Có nên phẫu thuật nối ống dẫn trứng sau triệt sản có nguy hiểm không?
Bạn nên cân nhắc các thông tin dưới đây nếu đang cân nhắc thực hiện thông ống dẫn trứng sau triệt sản hay thụ tinh ống nghiệm IVF.
Tỷ lệ thành công sau phẫu thuật thấp
Đây cũng là phẫu thuật phức tạp và có nguy cơ thất bại cao. Bạn có thể tưởng tượng khi thắt, bạn đã cắt một phần ống dẫn trứng và nối hai đầu lại để trứng và tinh trùng không gặp nhau được. Khi cần nối ống dẫn trứng sau triệt sản thì vòi trứng đã có sẹo.
Nếu là sẹo mổ nội soi thì rất khó thành công. Còn nếu sẹo mổ là mổ hở thì người ta sẽ cắt phần sẹo vốn có (do nối) và thực hiện nối bằng sợi chỉ vô cùng mỏng (khoảng 1,5mm mảnh hơn cả sợi tóc). Vì thế, kỹ thuật này yêu cầu bác sĩ thực hiện vô cùng khéo léo.
Các phương pháp hỗ trợ sinh sản IVF giúp người phụ nữ có con nhanh và an toàn hơn
Ít có cơ hội mang bầu tự nhiên
Thắt ống dẫn trứng là thủ thuật có tính chất vĩnh viễn. Theo lý thuyết, bà bầu vẫn có thai tự nhiên được. Tuy nhiên, nếu có 10 người thực hiện thủ thuật này chỉ có khoảng 3 người có thai lại bình thường. Đây là ước lượng cho trường hợp các chị em thắt ống dẫn trứng bằng cách dùng sợi chỉ cột, cắt mà bằng dao điện để đốt thì cơ hội có em bé sẽ thấp hơn nữa.
Tỷ lệ thành công của phẫu thuật còn phụ thuộc vào các phương pháp thắt ống dẫn trứng trong quá khứ
Ngoài ra, ngay cả khi nối ống dẫn trứng thành công, trên ống dẫn trứng vẫn sẽ hình thành thêm sẹo mổ mới. Điều này khiến bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Không phù hợp cho tất cả đối tượng
Phải thừa nhận rằng, phẫu thuật này không dành cho tất cả các phụ nữ đã thắt tai vòi. Chống chỉ định với các trường hợp phụ nữ >35 tuổi vì cơ hội thành công là không đáng kể.
Phụ nữ lớn tuổi không phù hợp với phẫu thuật nối ống dẫn trứng
Phẫu thuật nối ống dẫn trứng sau triệt sản diễn ra như thế nào?
Bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật trong vòng 2 - 3 giờ, theo trình tự như sau:
- Bước 1: Gây mê toàn thân cho bệnh nhân để hôn mê sâu và không cảm thấy đau trong quá trình phẫu thuật.
- Bước 2: Bác sĩ đưa thiết bị nội soi qua rốn của bệnh nhân vào khu vực vùng chậu để quan sát ống dẫn trứng xem có thông được không
- Bước 3: Nếu như có thể phẫu thuật được, nhân viên y tế sẽ rạch vết mổ nhỏ gần vùng kín của bệnh nhân. Sau đó, thủ thuật tháo kẹp, cắt vòi trứng đã bị thắt sẽ diễn ra.
- Bước 4: Nối đầu ống dẫn trứng lại với tử cung bằng những mũi khâu rất nhỏ.
Nối vòi trứng hết bao nhiêu tiền?
Thủ thuật có chi phí dao động từ 12.000.000 - 23.000.000 VNĐ/ lần (chưa bao gồm chi phí nội trú, xét nghiệm phát sinh). Chi tiết quý khách hàng có thể liên hệ cơ sở y tế uy tín để có thông tin cụ thể.
Nhìn chung, phẫu thuật nối ống dẫn trứng sau triệt sản là cuộc giải phẫu có tính chất phức tạp và tỷ lệ thành công thấp. Chính vì vậy, các chị em nên cân nhắc rất kỹ khi thực hiện thắt. Nếu còn trẻ thì không nên thắt ống dẫn trứng vội mà chỉ nên tránh thai bằng cách đặt vòng, cấy que hoặc thực hiện các biện pháp an toàn khác.
Nếu chị em có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 để Phương Đông kịp thời hỗ trợ.