Theo dõi tình hình sức khoẻ của bé qua phân của trẻ sơ sinh

Dương Minh Ngọc

12-09-2022

goole news
16

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc rất khó và cha mẹ cần hết sức cẩn thận. Đối trẻ em mới sinh, chúng ta thường rất khó để theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé vì trẻ sẽ không thể ra hiệu cho cha mẹ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh vẫn có thể theo dõi tình trạng sức khoẻ của con thông qua việc quan sát phân của trẻ sơ sinh.

Phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Chắc hẳn nhiều phụ huynh bất ngờ khi chúng ta có thể theo dõi tình trạng sức khoẻ của con khi thấy phân của trẻ sơ sinh. Đây là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao.

Màu sắc phân phản ánh tình trạng sức khoẻ của trẻMàu sắc phân phản ánh tình trạng sức khoẻ của trẻ

Khi bé sơ sinh có sức khoẻ ổn định và phát triển bình thường thì phân của bé sẽ có đặc điểm như sau:

Trẻ vừa mới sinh

Khi mới chào đời được vài ngày, trẻ sẽ bắt đầu đi đại tiện và phân của bé sẽ có màu xanh đen, khá dính và sền sệt. Đây là các chất thải của bé khi đã hấp thụ các chất dinh dưỡng ở trong bụng mẹ và được gọi là phân su. Nếu thấy phân trẻ có đặc điểm như trên thì bạn có thể an tâm bởi bé đang phát triển khỏe mạnh và hệ tiêu hoá đang hoạt động bình thường.

Sau một thời gian, cha mẹ sẽ thấy phân của trẻ sơ sinh không có những đặc điểm như lúc trước nữa vì phân su thường chỉ kéo dài trong khoảng một thời gian ngắn. Sau khi, các bé được ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức dần dần khi đi đại tiện sẽ ra phân có những đặc điểm khác nhau.

Trẻ mới sinh thường đi phân suTrẻ mới sinh thường đi phân su

Trẻ sơ sinh ăn sữa mẹ

Các em bé khi ăn sữa mẹ thường có phần mềm và màu vàng nhạt. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ kết thúc đi phân su khi bé ăn sữa mẹ. Một trong những công dụng tuyệt vời từ sữa mẹ đó là giúp cơ thể bé đào thải được hết phân su ra ngoài. Khi đó, bé đi đại tiện sẽ có màu vàng thay vì màu xanh đen như trước và không nặng mùi. 

Trong khoảng thời gian này, phân của trẻ sơ sinh khi bú mẹ sẽ lỏng hơn và không hề dính hay sệt. Cha mẹ sẽ cũng không cần quá lo lắng khi phân bị vón cục, vì đây cũng là hiện tượng bình thường. Trong giai đoạn này, cha mẹ sẽ khá vất vả vì số lần bé đi đại tiện khá là nhiều, nhiều bé có thể đi đại tiện đến 4 lần một ngày. Đây chính là thời gian hệ tiêu hoá của trẻ bắt đầu đi vào hoạt động. 

Chỉ sau vài tuần, chúng sẽ hoạt động ổn định. Do đó, số lần “đi nặng” của bé sẽ không còn nhiều như trước, các bậc phụ huynh sẽ đỡ vất vả hơn trước. Do đó, các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nếu phân của trẻ sơ sinh khá mềm và việc đi đại tiện của trẻ không quá khó khăn. Nếu như bé “đi nặng” ít lần trong tuần nhưng vẫn đảm bảo phân có những đặc điểm như kể trên thì không có gì phải lo lắng các mẹ nhé!

Trẻ bú sữa mẹ đi ngoài dễ dàng hơn

Trẻ sơ sinh ăn sữa công thức

Thông thường, trẻ sơ sinh khi ăn sữa công thức sẽ đi đại tiện có sự khác biệt so với bé ăn sữa mẹ. Cha mẹ cần nắm được các đặc điểm này để có thể theo dõi sức khỏe và chăm sóc bé yêu thật tốt. Trẻ ăn sữa công thức thường “đi nặng” ra phân có mùi hơn. Trẻ sơ sinh đi ăn sữa ngoài sẽ có phân màu nâu vàng. Một số trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng nhạt và có mùi.

Ngoài ra, số lượng “đi nặng” của bé cũng khá là nhiều. Song khi dùng sữa ngoài trẻ thường dễ bị táo bón, vì thế các bậc phụ huynh cần chăm sóc con cần thận, bổ sung các chất dinh dưỡng để hệ tiêu hoá của bé hoạt động tốt.

Phân của trẻ uống sữa công thức sẽ có màu nâu vàng và có hạt Phân của trẻ uống sữa công thức sẽ có màu nâu vàng và có hạt 

Những lưu ý khi phân trẻ sơ sinh có dấu hiệu bất thường

Trong quá trình bé phát triển, ba mẹ sẽ nhận thấy một số bất thường khi bé sơ sinh đi đại tiện như phân lỏng hoặc có màu sắc lạ. Đây là lúc bạn cần xem xét để đưa bé đến khám sức khỏe.

Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Ba mẹ cần nhận biết được con đang bị tiêu chảy thông qua đặc điểm phân của trẻ sơ sinh như sau:

  • Phân trẻ sơ sinh lỏng hơn bình thường.
  • Số lần đi ngoài thường xuyên hơn.
  • Phân của trẻ sơ sinh sẽ trào ra khỏi tã lót.
  • Trong phân có xuất hiện máu.

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường có hệ tiêu hóa khỏe hơn do trong sữa mẹ có chứa những hợp chất có lợi giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh. Trong khi đó, trẻ bú sữa công thức dễ bị lây nhiễm mầm bệnh qua đường tiêu hóa nên nguy cơ bé đi phân lỏng cũng cao hơn. 

Phân của trẻ sơ sinh sẽ trào ra khỏi tã lót khi gặp vấn đề về đường tiêu hóaPhân của trẻ sơ sinh sẽ trào ra khỏi tã lót khi gặp vấn đề về đường tiêu hóa

Vì vậy, ba mẹ cần vệ sinh dụng cụ bú của bé là điều quan trọng. Cần làm sạch bình sữa và núm vú để vi khuẩn không tấn công đến hệ tiêu hoá còn non yếu của bé.Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thông thường sẽ do những nguyên nhân sau:

  • Trẻ bị nhiễm trùng như tình trạng viêm dạ dày ruột.
  • Bé ăn hoặc uống nhiều nước trái cây.
  • Trẻ sơ sinh bị phản ứng với thuốc.
  • Trẻ sơ sinh bị nhạy cảm hoặc bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó.
  • Nếu trẻ đang bú sữa ngoài, có thể con đang bị phản ứng với công thức sữa. Trong một số trường hợp mọc răng, phân của trẻ sơ sinh thường thường lòng hơn bình thường. 

Đối với các bé lớn tháng hơn, tiêu chảy cũng có thể do nguyên nhân tình trạng táo bón nặng. Phần phân tươi sẽ bị rò rỉ ra ngoài khi phần bị cứng và mắc kẹt lại. Nếu tình trạng trẻ bị tiêu chảy không thuyên giảm, liên tục đi phân lỏng hơn 6 ngày một lần, hãy đưa trẻ đến bệnh viện hay cơ sở y tế để để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Phân của trẻ sơ sinh bị táo bón

Khi trẻ bị táo bón, bé sẽ đi ngoài khá khó khăn sẽ có những hiện tượng như mặt đỏ, căng thẳng, phải cố hết sức để có thể rặn. Thật ra, đây là hiện tượng khá phổ biến, cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện thông qua những dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Trẻ sơ sinh gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện.
  • Phân của sơ sinh nhỏ, cứng và ráo hơn bình thường.
  • Bụng của trẻ luôn căng.

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, phân xuất hiện cùng máu kèm bụng căng cứngKhi trẻ sơ sinh bị táo bón, phân xuất hiện cùng máu kèm bụng căng cứng

Trong phân của trẻ sơ sinh có xuất hiện máu, có thể do hậu môn của bé bị chảy máu do hậu môn của bé bị chảy máu trong lúc rặn để thải phân ra bên ngoài. Trẻ sơ sinh khi dùng sữa công thức dễ bị táo bón hơn so với trẻ bú sữa mẹ. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn cách pha sữa với lượng nước phù hợp theo đúng công thức khi phi sữa cho con. Các mẹ nên chú ý đến nhiệt độ pha sữa của bé để dễ hoà tan hết sữa bột trong bình. Ngoai ra, có một số nguyên nhân dẫn tới trẻ bị táo bón như sau:

  • Sốt
  • Mất nước
  • Lượng chất lỏng hàng ngày bé cung cấp có sự thay đổi.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày của bé có sự đổi mới.
  • Trẻ đang sử dụng một số loại thuốc nhất định.

Để cải thiện tình trạng táo bón của trẻ bạn nên cho bé uống nhiều nước và sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ, tập thể dục hay massage nhẹ nhàng cho bé ở tư thế nằm co hau chân xuống giống như đạp xe. Nếu tình trạng của bé khá nghiêm trọng đặc biệt là trong phân của bé có lẫn máu hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân để điều trị bệnh kịp thời.

Trẻ sơ sinh đi đại tiện phân sống

Phân sống ở trẻ là hiện tượng thức ăn chưa được tiêu hoá hết mà lẫn vào trong phân của trẻ khi bé “đi nặng”. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh rất hiếm gặp vì nguồn thức ăn chính của bé chính là sữa mẹ. Tuy nhiên, khi trẻ đã đến tuổi ăn dặm thì hiện tượng này có thể xảy ra. Tình trạng, phân sống ở trẻ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, nhưng tin vui đó là hiện tượng này không có gì đáng lo ngại.

Bởi vì, khi ở giai đoạn này bé mới biết đi, trẻ sinh có thể đi ngoài nhiều lần và trong phân có lẫn với thức ăn do chưa kịp tiêu hoá. Sau một thời gian, khi bé đã biết ngồi bô và ít đi ngoài hơn thì ruột già, vi khuẩn có lợi sẽ có đủ thời gian tiêu hoá giúp bé không còn đi phân sống nữa.

Trẻ trong giai đoạn ăn dặm thường đi phân sốngTrẻ trong giai đoạn ăn dặm thường đi phân sống

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, trẻ đi phân sống là hiện tượng xấu. Loại phân của trẻ sơ sinh này thông báo đến cha mẹ biết được hệ tiêu hoá của con đang có vấn đề. Phổ biến nhất chính là hội chứng ruột kích thức không dung nạp thức ăn, nhiễm khuẩn hay dị ứng có thể là nguyên nhân khiến bé đi ngoài ra phân sống. 

Những căn bệnh trên sẽ khiến hệ tiêu hoá của trẻ không thể tiêu hoá hết thức ăn. Do đó, nếu các mẹ nhận thấy phân của trẻ sơ sinh có hiện tượng phân sống kèm theo một số biểu hiện đau bụng, lờ đờ, chậm phát triển thì ba mẹ nên đưa đến bệnh viện để được điều trị.

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân màu xanh

Khi phân của trẻ sơ sinh có màu xanh có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang hấp thụ quá nhiều đường lactose. Điều này, thường xuyên xảy ra nếu bé được bú sữa mẹ nhưng chỉ bú ở sữa đầu mà không được uống sữa cuối. Để tránh tình trạng phân có màu xanh, bạn hãy cho bé bú hết sữa ở một bên ngực trước khi chuyển sang bên còn lại. Ngoài ra khi trẻ uống sữa công thức đi ngoài có màu xanh có thể từ nguyên nhân như sau:

Một số loại sữa công thức sẽ khiến phân của bé chuyển sang màu xanh đậm.

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Thời gian ăn uống của bé không đúng giờ.
  • Trẻ bị nhạy cảm với thức ăn.
  • Dạ dày của trẻ gặp vấn đề.

Trẻ đi phân màu xanh là do bé hấp thụ quá nhiều đường lactoseTrẻ đi phân màu xanh là do bé hấp thụ quá nhiều đường lactose

Phân trẻ của sơ sinh màu rất nhạt

Phân của trẻ sơ sinh có màu nhạt có thể là biểu hiện của chứng vàng da, một hiện tượng rất phổ biến ở bé sơ sinh. Bệnh vàng da sẽ khiến da và tròng mắt của bé  sẽ chuyển sang màu vàng. Tình trạng này sẽ biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng nghiêm trọng và không có dấu hiệu cải thiện, cha mẹ có thể đưa con đến bệnh biên. 

Nếu trong phân của trẻ có kèm theo những hạt phấn trắng và nhợt nhạt, bạn nên thông báo cho bác sĩ vì đây là một dấu hiệu cho thấy gan của bé đang có vấn đề. Đối với một số trẻ lớn hơn, uống quá nhiều sữa hoặc bị nhiễm trùng cũng gây nên tình trạng màu phân nhạt màu.

Phân của trẻ sơ sinh có màu nhạt là biểu hiện của bệnh vàng daPhân của trẻ sơ sinh có màu nhạt là biểu hiện của bệnh vàng da

Trong phân của trẻ xuất hiện máu

Nếu trong trường hợp trẻ bị táo bón, phân của trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện máu. Nguyên nhân là do các mạch máu li ti ở vùng hậu môn bị nứt do trẻ cố gắng cho phân thải ra ngoài. Ngoài ra, trong phân trẻ sơ sinh xuất hiện máy còn là biểu hiện của tình trạng trẻ bị ruột kích thích và bị nhiễm trùng. Để chắc chắn về tình trạng của bé, bạn hãy đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán kịp thời.

Phân của trẻ sơ sinh sẽ cho bạn thấy rất nhiều tình trạng về sức khỏe của bé. Nếu bé yêu của bạn có những dấu hiệu bất thường hãy con đến gặp bác sĩ tại bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,844

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám