Mách ba mẹ cách phòng tránh dậy thì sớm ở trẻ 

Phan Thị Hoàn

03-07-2024

goole news
16

Dậy thì sớm là khi cơ thể của trẻ bắt đầu trải qua những thay đổi về mặt thể chất để trở thành cơ thể của người lớn quá sớm. Đa số các trường hợp dậy thì sớm không gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe thể chất của trẻ, tuy nhiên, đôi khi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao sau này. Chính vì vậy việc phòng tránh dậy thì sớm là rất quan trọng ba mẹ nên biết.

Tổng quan về dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì sớm là khi trẻ bắt đầu phát triển các đặc tính về mặt thể chất và sinh dục sớm hơn so với tuổi bình thường. Đối với bé gái trước 8 tuổi, bé trai trước 9 tuổi.

Các dấu hiệu của dậy thì sớm bao gồm sự phát triển dương vật, tinh hoàn, kích thước vú, thay đổi giọng nói, mọc lông nách, lông mu, mọc râu, xuất tinh, có kinh nguyệt… Đặc biệt, trong giai đoạn này, chiều cao của trẻ sẽ tăng nhanh, nhưng sẽ sớm ngừng lại trước khi đạt được chiều cao tối đa theo tiềm năng di truyền.

Trẻ dậy thì sớm có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe sau này như béo phì, tiểu đường type 2, ung thư vú, buồng trứng đa nang và trầm cảm. Để phòng phòng tránh dậy thì sớm, ba mẹ cần quan tâm chăm sóc con đúng cách.

Dậy thì sớm ở trẻ là gì?

Dậy thì sớm ở trẻ là gì?

Vì sao trẻ lại bị dậy thì sớm

Trẻ bị dậy thì sớm có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Tuy nhiên, dựa vào hormone gonadotropin, dậy thì sớm ở trẻ được chia thành hai nhóm chính:

Dậy thì sớm phụ thuộc vào hormone hướng sinh dục

  • Tuổi dậy thì bắt đầu do sự giải phóng sớm của hormone gọi là gonadotropin, nguyên nhân là sự trưởng thành sớm của toàn bộ trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục (HPG).
  • Ở bé gái, dậy thì sớm có thể do sự trưởng thành sớm của vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân không thể xác định rõ ràng.

Dậy thì muộn không phụ thuộc vào hormone hướng sinh dục

  • Đây là một loại dậy thì sớm không phải do sự phóng thích sớm của các gonadotropin, được gọi là dậy thì sớm ngoại biên (Peripheral precocious puberty). 
  • Thay vào đó, nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm là do sự phóng thích nhiều hormone sinh dục bao gồm androgen và estrogen.

Trong cả hai loại trên, trong một số trường hợp hiếm gặp, nguyên nhân dậy thì sớm có thể liên quan đến các bệnh lý thực thể như khối u ở thần kinh trung ương, u buồng trứng, u tuyến thượng thận, u tinh hoàn hoặc các bất thường di truyền khác.

Cách phòng tránh dậy thì sớm.

Cách phòng tránh dậy thì sớm.

Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở trẻ?

Dậy thì sớm ở trẻ em gái có những đặc trưng sau đây:

  • Dấu hiệu đầu tiên và đặc trưng nhất của dậy thì sớm thường là vú phình to lên, ban đầu có thể chỉ là một bên.
  • Lông mu và lông nách có thể xuất hiện trước, cùng lúc hoặc ngay sau khi mô vú phình to; mùi hôi của nách thường bắt đầu cùng thời điểm xuất hiện lông mu.
  • Bắt đầu có kinh thường xảy ra muộn và thường không xảy ra cho đến 2-3 năm sau khi mô vú phình to bắt đầu.
  • Sự tăng trưởng nhanh chóng ở tuổi dậy thì thường xảy ra sớm ở nữ và thường được nhận thấy trong đánh giá ban đầu.

Dậy thì sớm ở bé trai có những đặc trưng sau đây:

  • Tinh hoàn phình to ra.
  • Dương vật và bìu thường phát triển thường xảy ra ít nhất một năm sau khi tinh hoàn phình to.
  • Giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng ở tuổi dậy thì thường xảy ra muộn hơn so với dậy thì của nữ, thường diễn ra đồng thời với các thay đổi thể chất khác được nhận thấy.

Ngăn chặn dậy thì sớm như thế nào?

Ngăn chặn dậy thì sớm như thế nào?

Xem thêm:

Phòng tránh dậy thì sớm ở trẻ như thế nào?

Để phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

Tăng thời gian vui chơi giải trí và thời gian ngủ cho trẻ

  • Tăng cường thời gian vui chơi, giải trí và ngủ ngon giúp trẻ hòa mình với thiên nhiên, giảm stress và có thể giúp giảm các rối loạn về nội tiết trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ dậy thì sớm.

Giảm thời gian xem tivi, điện thoại ở trẻ

  • Các thiết bị này thường xuyên phát ra ánh sáng xanh có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết và giấc ngủ ở trẻ, từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể của trẻ dẫn đến dậy thì sớm. 

Giảm bớt áp lực học tập cho trẻ

  • Để phòng tránh dậy thì sớm ở trẻ, việc giảm bớt áp lực học tập là rất quan trọng. Áp lực học tập quá mức có thể gây ra stress và ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của trẻ, từ đó có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển sinh lý. 

Tập thể dục thường xuyên

  • Xây dựng thói quen tập thể dục thường xuyên. Trẻ cần được khuyến khích vận động để tiêu hao năng lượng, giúp cơ thể dẻo dai, khỏe khoắn và tăng sức đề kháng. 
  • Các hoạt động thể thao như bơi lội, nhảy dây, đá cầu, bóng đá, bóng chuyền và bóng rổ được khuyến khích cho trẻ.

    Tập thể dục thường xuyên là cách phòng tránh dậy thì sớm ở trẻ.Tập thể dục thường xuyên là cách phòng tránh dậy thì sớm ở trẻ.

Kiểm soát cân nặng ở trẻ

  • Kiểm soát cân nặng của trẻ và tránh để trẻ thừa cân, béo phì. Béo phì được xem là một trong những yếu tố tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng

  • Giảm thức ăn công nghiệp, thực phẩm công nghiệp thường chứa các hóa chất và hormone sinh học có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, gây ra sự tiến sớm của quá trình dậy thì.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, phù hợp với độ tuổi của trẻ để phòng tránh dậy thì sớm. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất để phát triển cơ thể một cách toàn diện. 
  • Bố mẹ nên tăng cường sử dụng rau xanh và trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày để giúp trẻ khỏe mạnh hơn. 
  • Đồng thời, hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và các thực phẩm chứa hormone tăng trưởng.

Tránh tiếp xúc với  mỹ phẩm, thuốc hay thực phẩm chức năng

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm, mỹ phẩm, thuốc hay thực phẩm chức năng có chứa estrogen, testosterone hoặc các chất kích thích cơ thể sản sinh hormone, gây dậy thì sớm.

Khám sức khỏe định kỳ

  • Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để theo dõi sự phát triển và sức khỏe tổng thể của trẻ.

Cách chăm sóc dậy thì sớm ở trẻ như thế nào?

Khi nhận thấy dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và hỗ trợ điều trị phù hợp.

Trẻ dậy thì sớm có thể dễ bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc và tinh thần. Bố mẹ nên dành thời gian để tâm sự cùng trẻ, giúp trẻ hiểu rõ về dậy thì sớm và học cách xử lý các vấn đề cảm xúc một cách hợp lý, tránh hành động bồng bột có thể ảnh hưởng đến tương lai. Ngoài ra, trẻ cần được giáo dục về giới tính một cách đúng đắn để hiểu về giới tính, các mối quan hệ xã hội và sự tình dục.

Bà mẹ thường xuyên tâm sự chia sẻ với trẻ giúp trẻ hiểu rõ về dậy thì sớm.

Bà mẹ thường xuyên tâm sự chia sẻ với trẻ giúp trẻ hiểu rõ về dậy thì sớm.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về cách phòng tránh dậy thì sớm ở trẻ. Dù là bé trai hay bé gái ba mẹ cũng cần chú ý và quan tâm đến con nhiều hơn khi con ở trong giai đoạn dậy thì hoặc dậy thì sớm hơn các bạn cùng chăng lứa. Ngoài ra nếu như bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về dậy thì sớm ở trẻ hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả nhất nhé.

Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
51

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám